30 tháng 8, 2009

Praised Saudi Training

Đó là dịch thuật của Google. Tôi có tìm và đọc một bài rất thú vị của Vương Trí Nhàn với chủ đề "Ca tụng ả đào." Tôi thấy tiếc rằng tôi không biết đến bài này lúc soạn bài "Tradition and Continuities in Vietnamese Social Music Making."

Google dịch "Ca tụng ả đào" thành "Praised Saudi Training."

20 tháng 8, 2009

Sáng và tối - Small Fire (2005?)

Một ngày rong chơi trên con đường đầy nắng vàng
Hoa đẹp lắm
Bướm lượn bay
Một ngày rong chơi trên con đường đầy gió thoảng
Sau trườn cát
Cát lượn sóng

Biết… Đâu khi nắng sớm khu rừng hoa
Biết… Đâu khi bóng tối đang dần buông

Trong rừng hoa đã thành gai…vì đêm
Trong rừng bướm hóa loài dơi… vì đêm
Cát vàng nay hóa bùn đen… vì đêm
Chim vàng anh nay hóa quạ đen… vì đêm
Mặt trời trong tim nâng niu nụ cười bé dại khi trời tối chỉ còn xa


Light and Darkness - Small Fire

One day I wander on streets brimming with golden sunlight
Very lovely flowers
Butterflies circle in flight
One day I wander on streets brimming with shooting breezes
I stretch out on the sand
Sands circle in waves

Not knowing... Is there morning sunlight in the floral forest?
Not knowing... Do shadows slowly descend?

In the forest, flowers become thorns... because of night
In the forest, butterflies change into bats... because of night
Golden sand now it changes into black mud... because of night
The golden oriole now it changes into a black crow... because of night
The sun in my heart indulges a childlike smile when dark skies are still far

Nghe "Sáng và tối"


Trích Rock Hà Nội và rumba Cửu Long (Nguyễn Trương Quý dịch)

Ban nhạc Small Fire [Ngọn lửa nhỏ] tự đưa ra cách xếp mình thuộc dòng “nu-metal,” một phong cách trộn giữa heavy metal với dáng vẻ của những thể loại phổ thông đương đại khác như rap hay grunge. “Sáng và tối” (xem ví dụ) là một tác phẩm đầy không khí chứa đựng sự tương phản trong bố cục, âm sắc giọng hát, và cấp độ sôi động để phản ánh sự thay đổi từ ánh sáng sang bóng tối.



Đoạn mở đầu, ca sĩ dùng giọng mũi, đóng, chủ ý gợi nhớ một phong cách hát nói truyền thống là hát ả đào tức ca trù. Cách chuyển này có giai điệu tương tự với khuôn thức âm nhạc hát nói cổ truyền có chùm ba nốt thứ, nhằm nhấn mạnh độ chênh cao của một quãng bốn. Mặc dù tiết điệu vẫn chạy, dàn nhạc đệm được tải mỏng ra, với các thanh la của bộ trống gây âm thanh nổi bật nhất. Thứ âm nhạc huyền ảo của ánh sáng này nhanh chóng tương phản với giai điệu gam âm nguyên thông thường tiếp theo, được thể hiện bằng tiếng guitar méo nặng và những âm tiết thỉnh thoảng được hét, tất cả nhấn mạnh bóng tối của màn đêm. Ca từ liên quan đến những thay đổi về góc nhận thức tùy theo mình nhìn từ phía ánh sáng hoặc phía bóng tối.

18 tháng 8, 2009

Bittersweet Symphony (Khúc giao hưởng ngọt đắng) - The Verve (1997)

Cause it's a bitter sweet symphony this life
Vì đây là khúc giao hưởng ngọt đắng đời này
Try to make ends meet, you're a slave to the money then you die.
Cố mưu sinh là nô lệ của tiền rồi bạn sẽ chết
I'll take you down the only road I've ever been down
Tôi sẽ đưa bạn xuống đường duy nhất tôi có bao giờ đi
You know the one that takes you to the places where all the things meet, yeah.
Bạn biết thế là đường đưa bạn đến chốn tất cả các thứ gặp gỡ

No change, I can change, I can change, I can change,
Không thay đổi, tôi có thể thay đổi, tôi có thể thay đổi
But I'm here in my mould , I am here in my mould.
Nhưng tôi nằm đây trong khuôn tôi, nằm đây trong khuôn tôi
But I'm a million different people from one day to the next
Nhưng tôi là triệu người khác nhau từ ngày nọ sang ngày kia
I can't change my mould, no, no, no, no, no, no, no
Tôi không thể đổi khuôn tôi, không, không

Well I've never prayed,
Này, tôi chưa bao cầu nguyện
But tonight I'm on my knees, yeah.
Nhưng đêm nay tôi đang qùy gối, vâng
I need to hear some sounds that recognise the pain in me, yeah.
Tôi rất cần nghe những âm thanh mà nhận hiểu nỗi đau trong lòng tôi
I let the melody shine, let it cleanse my mind, I feel free now.
Tôi để giai điệu ấy tỏa sáng, để nó rửa tâm trí tôi, nay tôi thấy được giải thoát
But the airwaves are clean and there's nobody singing to me now.
Nhưng các làn sóng được quét sạch và hiện nay không còn ai hát cho tôi nghe

Have you ever been down?
Bạn có bao giờ nản lòng?
I can change, I can change
Tôi có thế thay đổi...

We've got ya sex and violence melody and silence
Chúng ta có tình dục, bao lực, giai điệu và sự lặng thinh

(bài ca này không được embed - hãy nhìn Bittersweet Symphony ở đây)


Tôi (nhân vật trong bài hát) nhận ra mình có bị buộc ở trong một khuôn hẹp - kiếm ăn, sống vì tiền đến lúc nín thở. Rồi tôi kêu lên tôi có thể thay đổi tình hình tôi. Dù chỉ biết đường này cả đời, mình cũng là một con người đa dạng (là triệu người trong một). Nhưng dù sống trong cảnh hẹp hỏi thì cũng được giải thóat trong âm thanh, trong một khúc giao hưởng ngọt đắng. Song làn sóng ấy không còn phát (bị quét sạch) vậy không còn tiếng hát nào để cứu mình.

Chúng tôi sống trong một vũ trụ có đầy đủ vật chật, tiện nghi nhưng vẫn thấy rằng trong đời chúng tôi chưa có đủ. Dù thấy khó chịu thì cứ đi theo một đường lối duy nhất mà mình có biết. Chúng tôi tự nhủ rằng mình có thể đi một lối khác, nhưng thực sự không bao giờ dám thay đổi.

Khuôn ấy có thể gọi là "comfort zone" (vùng tiện nghi) là "situation or position in which a person feels secure, comfortable, or in control" (là trạng thái hoặc vị trí mà ở trong một con người cảm thấy bảo đảm, thoái mái, hay có sức điều khiển).

Tôi mới đọc trong quyển Sources of the Self (Những nguồn của cái tôi) của Charles Taylor's về những con người cuối (last men) của Nietzsche mong mỏi một đời với "pitiable comfort" (erbärmliches Behagen / tiện nghi đánh khinh - từ Also Sprach Zarathustra). Và như Max Weber mà viết đến xã hội như một "iron cage" (lồng sắt) (như mould khuôn hẹp trong bài ca này). Charles Taylor tiếp: "The atomistic focus on our individual goals dissolves community and divides us from each other" (trang 500-1) (Sự tập trung vụn vặt về những mục đích cá nhân tan ra cái cộng chúng và chia tách ra người với người).

Nhân vật trong bài ca này đang băn khoăn về chuyện đó - không muốn bị ép vào trạng thái ấy nhưng cũng e rằng chuyện ấy đã xảy ra rồi. Vậy không thay đổi.

Video này cũng thú vị. Các việc đời hằng ngày đang xảy ra như thường rồi có chàng ca sĩ đi dạo trên đường như không có ý thức gì về đời xung quanh. Thật sự tất cả mọi người cũng như thế - cũng thiếu ý thức về con người, xã hội, môi trừơng xuanh quanh. Nói một cách khác là thiếu đoàn kết. Người viết ca khúc này nhìn nhận tình hình này, nhưng không đề cập đến cách giải quyết nào ngoài một khúc giao hưởng ngọt đắng, và lắm lúc "không còn ai hát cho tôi nghe." Nhưng làm sao mà mong đợi nhiều quá ở một ca khúc.

Nhạc đàn dây và tiếng chuông trong ca khúc này nghe rất hay, rất lạc quan - có lẽ đây là cái vị ngọt của bài ca.

16 tháng 8, 2009

hát chèo 78 tua

Nhiều người Mỹ có những thú chơi riêng, và trong đó có những người thích sưu tầm các đồ vật. Một điều may là trong những người đó có những người sưu tầm đĩa cổ.

Blog Haji Maji (Scratchy Old Records You've Never Heard) có giới thiệu và up một vài đĩa của nhạc truyền thống Việt Nam.

Đĩa Victor 40027-A có đào Nhã hát "Tả cảnh cô đầu thu bạc." Vì gọi là "chèo cải lương" thì tôi cũng nghĩ rằng đây là đoàn của họa sĩ Trần Phềnh. Họ biểu diễn tại tại Rạp Cải Lương Hí Viện (hiện nay là rạp Chuông Vàng ở Hàng Bạc).

8 tháng 8, 2009

2 bài lính chiến của Phạm Thế Mỹ

Trăng tàn trên hè phố (The Moon Sets Over The Roadside) - Phạm Thế Mỹ (1965)

Tôi lại gặp anh
I met you again
Người trai nơi chiến tuyến
A man at the front
Súng trên vai bước lê qua đường phố
Gun over your shoulder dragging your feet across the street
Tôi lại gặp anh
I met you again
Giờ đây nơi quán nhỏ
This time in a small tavern
Tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ
30 years old but I'd think you were still a youngster
Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường
What do you miss from our school days long past
Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường
What do you miss from the days you happily hit the road
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
The narrow path back home is fragrant with poinciana
Màu xanh áo người thương
The blue of a lover's blouse
Nắng chiều đẹp quê hương
A beautiful afternoon back home
Hay nhạc buồn đêm sương
Or sad music on a dewy night?

Tôi lại gặp anh
I met you again
Trời đêm nay sáng quá
The night sky was so bright
Ánh trăng như hé tươi sau ngàn lá
It was like the moonlight flooded forth behind a thousand leaves
Tôi lại gặp anh
I met you again
Đường khuya vui bước nhỏ
On a midnight road happy, small footsteps
Kể nhau nghe chuyện cũ bao ngày qua
We told each other old stories of so many days past
Lối gầy về nhà anh hoa vẫn nở
On the narrow path back home flowers still bloom
Kỷ niệm từ ngày xưa chưa xóa mờ
The memories of days past have yet to fade
Ánh đèn vàng ngoài ô vẫn còn đó
The golden lights of the suburbs are still there
Bạn anh vẫn còn đây
Your friends are still there
Sống cuộc đời hôm nay
Living today's life
Với bọn mình đêm nay
We two guys tonight

Anh sống đời trai giữa núi đồi
You live a man's life midst hills, mountains
Tôi viết bài ca xây đời mới
I write a song to build a new life
Bờ tre quê hương
The bamboo hedge of home
Tay súng anh gìn giữ
The gun that you hold
Tôi hát vang giữa đời để người vui
I sing, resounding into life to leave people happiness

Thôi mình chia tay
So now we must part
Cầu mong anh chiến thắng
I pray that you'll be victorious
Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố
Midnight, the moon is about to set over the roadside
Thôi mình chia tay
So now we must part
Rồi mai đây có về
And tomorrow you'll come home
Quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ
As a gift, remember to write down a poem
Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ
Dawn's light is waiting to break forth
Nỗi buồn vui biệt ly chưa xóa mờ
The happy and sad of party hasn't yet faded
Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó
Enemy guns from the deep jungles are still there
Đừng lưu luyến gì đây
Don't linger around here
Thôi bọn mình chia tay
So we two guys say good bye
Thôi bọn mình chia tay
So we two guys good bye


Những ngày xưa thân ái (Those Beloved Days of Old) - Phạm Thế Mỹ (1966)

Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai
Who will you[1] send those beloved days of old
Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa
Peaceful spring breezes stir the scattered trees
Anh cùng tôi bước nhỏ, áo quần nhăn giấc ngủ
You[1] and I taking small steps, our clothes wrinkled from sleep
Đi tìm chim sáo nở, ôi bây giờ anh còn nhớ?
Searching for the magpie's outburst, can you[1] still remember?

Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho ai
Those beloved days of old, please send them to someone
Trăng mùa thu lên cao, khóm dừa xanh lao xao
The autumn moon rose high, clusters of green coconut leaves rustled
Anh cùng tôi trốn ngủ, ra ngồi hiên lá đổ
You[1] and I, escaping sleep, went out to sit on the porch midst falling leaves
Trông bầy chim trắng hiện mơ một nàng tiên dịu hiền
Watched the flock of birds appear, dreamt of a gentle fairy

Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ, anh còn nhắc tên tôi?
Night after night, hearing guns burst in the midnight jungle, pouring waterfalls, do you[1] recall my name?
Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở, cuộc đời anh có vui?
Night after night as moonlight illumines white flowers in bloom on the hillside, are you[1] happy in that life?

Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu
The days passed quickly, where can I find you[1]
Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già
I returned to the old hamlet, the ferry boat has aged
Nghe tin anh gục ngã
Heard the news that you've[1] fallen
Dừng chân quán năm xưa
Resting my feat at that stall of long ago
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương
Is it coconut milk I drink of, or tears for my native land?

Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao
Those lanes and byways of days past, how could I ever forget them?
Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh
Let me call your[1] name again midst the glittering heavens
Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ
Now you're[1] peacefully at rest as I lie listening to guns burst
Như lời anh nhắc nhở, ôi căm hờn dâng ngập lối
Like the words you[1] recalled, oh hatred floods the path

Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Those beloved days of old, please bind them to the future
Anh còn gì cho tôi, tôi còn gì cho em
What have you[1] left for me, what have I left for you[2]
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù
Only hands on small guns midst jungles deep killing the enemy
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em
Those beloved days of old, I ask to give them to you[2]


Tôi có viết vài câu lúc biết nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ qua đời. Ông ấy để lại một sự nghiệp khó phân loại. Ông là một nhạc sĩ của Việt Nam Cộng Hòa nhưng cũng là một người cộng sản. Rồi khi cộng sản đến thì phong cách sáng tác của ông không phù hợp với thời thế mới cho lắm.

Cách đây dăm ba tháng Nguyễn Đắc Xuân có viết một thư cho Phạm Tuyên bênh vực nhạc của Phạm Duy. Ông Xuân rất đúng về một điều là những người phê phán đó không dự vào sự "thẩm định đúng giá trị thật những đóng góp của nhạc sỹ" vì sự thẩm định ấy không có. Ông Xuân kể tiếp là chưa có thẩm định nào của Trịnh Công Sơn trong giới chuyên môn, rồi nói về Phạm Thế Mỹ:

Thế các anh có biết nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ở Quận 4 TP HCM không? Thưa thật với anh, tôi là người ngoại đạo, nếu có nói sai mong anh và các bạn của anh đại xá: Ở các đô thị miền Nam trước năm 1975, khó tim được một nhạc sĩ tài năng, yêu nước, can đảm, cách mạng như Phạm Thế Mỹ. Theo những thông tin của những người gần gũi với Phạm Thế Mỹ thì hình như Hội nhạc sĩ VN chưa quan tâm đên Phạm Thế Mỹ. Để các anh có dịp trao đổi với Hội Nhạc sĩ VN, tôi gởi kèm theo dưới đây bản liệt kê những gì tôi biết về người nhạc sĩ sống rất vinh quang và chết trong trong âm thầm ấy.

Ở trên tôi có tạm dịch hai bài ca của Phạm Thế Mỹ viết nam 1965 và 1966. Điều thứ nhất phải nói là hai bài ca được phổ biến trong những năm không kiểm duyệt chặt chẽ như trước 1964. Đó cũng là những năm mới có những ca khúc phản chiến.

Hai bài ca ấy đã được phát thanh nhiều. Ở Hà Nội đã có những người nghe trộm hai bài hát này, chép lại và hát cho nhau nghe. Làm như thế là trái pháp luật và có những người bị hỏi cung, có những người bị tù. Có một người kể chuyện là quan tòa hỏi "Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó" - súng thù là của ai? - thì người chơi nhạc nói là của cộng sản. Nhưng vì lời ca ấy là do Phạm Thế Mỹ soạn thì tôi nghĩ rằng không thể trả lời đơn giản như thế.

Bạn Hiếu [hieutn1979] có viết một bài blog cho Yahoo 360 tên là "Tình anh lính chiến." Theo tôi hiểu quan điểm của Hiếu là trong những bài ca gọi là nhạc vàng có những bài ca có chất "tình đồng chí" nếu nhìn lại thời hòa bình thì có thể bị coi là phức tạp về giới tính. [Đây là một đề tài thú vị và tôi hy vọng Hiếu và các bạn khác sẽ viết thêm].

Hai bài ca trên của Phạm Thế Mỹ không có tính chất "tình đồng đội" vì cái người "tôi" chưa đi lính. Chắc phải gọi là tình đồng hương. Hai người tôi và anh có những tâm sự thân thiết trong một khung cảnh lãng mạn và khó quên -- như hai người tình. "Bạn anh vẫn còn đây / Sống cuộc đời hôm nay" - nhưng các bạn thì tiêu biểu cho ở đây, cho quê nhà, nơi "hoa vẫn nở." "Sống cuộc đời hôm nay" là sống thời chiến tranh liên miên.

Tôi có nghe rằng những bạn bè Hà Nội thời chiến tranh có hát bài "Trăng tàn trên hè phố" với nhau để tiễn một bạn sắp đi vào đường Trường Sơn. Thực sự "súng thù từ rừng sâu" là của ai? Rồi trong "Những ngày xưa thân ái" có đoạn: "Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ / Như lời anh nhắc nhở, ôi căm hờn dâng ngập lối." Tôi đọc hai câu này và nghĩ rằng Phạm Thế Mỹ muốn biểu lộ ý kiến phản chiến. Người bạn của người kể chuyện chết, cho người kể chuyện kế tiếp vai trò của người bạn đã chết. "Căm hờn" không phải là của cá nhân với cá nhân, hay chế độ với chế độ, nhưng là tình trạng căm hờn chung đang phá hoại những điều đẹp trong đời (những ngày xưa thân ái).

Tôi nghĩ rằng bài "Những ngày xưa thân ái" rất khó dịch và mặt đại từ. Theo tôi hiểu "tôi" là một đàn ông, "anh" là một người bạn và "em" là một người bạn (nam) khác. Tôi tạm dịch anh là "you[1]" và em là "you[2]." Chắc coi "em" là người yêu thì hợp lý ít nhiều. Nhưng vai trò của người em này trong bài thì cũng nhỏ. Tôi nghĩ rằng người em này cũng sẽ là một người lính kế tiếp: "anh nằm nghe súng nổ" rồi "tôi nằm nghe súng nổ" rồi cuối cùng sẽ có "em nằm nghe súng nổ." Thế là phản chiến.

Trong hai bà ca thì chữ "còn" có vai trò không khác nhau lắm. Bài "Trăng tàn trên hè phố" thì các cái "còn" thì là cụ thể - "ánh đèn vàng ngoài ô" của nơi quê, và "bạn anh" ở nơi quê để đối chiếu với sự còn lại của "súng thù từ rừng sâu." Trong "Những ngày xưa thân ái" thì cái miền "còn" là miền của kỷ niệm - "anh còn nhớ," "anh còn nhắc," rồi "anh còn gì," "tôi còn gì." Cuối cùng "chỉ còn tay súng."

"Tôi viết bài ca xây đời mới" là một câu ca khó giải nghĩa. "Xây đời mới" có mùi chủ nghĩa. Nhưng như tôi viết ở trên hai bài ca hướng về phía "còn" và không nói gì về từ "sẽ." Và về tương lai thì thuộc về ngày xưa: "những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai." Nếu ngày xưa buộc vào tương lai thì tôi hy vọng rằng cả ngày xưa và tương lai sẽ có những "lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm," những "Màu xanh áo người thương," những "nắng chiều đẹp quê hương," và những "nhạc buồn đêm sương." Lúc xây một đời mới nhất định phải có khúc ca buồn.

5 tháng 8, 2009

Nguyễn Tuân vừa hát đi hát lại bài hát rất buồn

Nguyễn Tuân nhớ gần đó có làng Quậy – rượu Quậy rất ngon – quê một đào hát ông đã quen rất lâu. Họ bèn đến hỏi thăm thì được biết cô đào ấy đã thắt cổ tự tử rồi vì bị quy là phản động gì đó trong cải cách ruộng đất. Buồn quá! Họ uống rượu, rượu rất ngon, đúng là rượu Quậy. Nguyễn Tuân vừa uống vừa khóc, vừa hát đi hát lại bài hát rất buồn của Đặng Thế Phong: “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi...” (Nguyễn Đăng Mạnh. Hồi ký. Hà Nội, 2008, tr. 205).

Tôi chưa đọc hết hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh nhưng tôi thấy trong quyển này có nhiều nhận xét và ký ức rất hay. Đoạn này thì cũng chứng minh một mặt khác của thân phận của nghệ thuật hát ả đào. Một điều tôi đâu có ngờ là một người kiểu "cổ" như Nguyễn Tuân có thuộc tân nhạc và tân nhạc có vai trò trong đời sống tinh thần của ông ấy.

3 tháng 8, 2009

Hát ả đầu (Songs of the Songstresses) - Đào Viên (1957)

Hôm nọ tôi dạo phố
The other day walking down the street
Đi gần đến Hàng Đào,
I went near Peach Lane,
Qua một căn nhà rộng,
Past a roomy dwelling
Trong có tiếng ồn ào.
With quite a din inside.
Tôi chạy đến bên cửa
I ran up to the door’s edge
Dừng chân đứng trông vào,
Stopped and stood looking in at
Nào chiếu hoa, sập gụ,
Here flower mats, beds carved from ebony,
Nào đàn nguyệt, trống chầu,
There moon lutes and ritual drums.
Khá đông khách tham gia
Quite a number of guests took part
Ghế ngồi chen chúc nhau
At chairs seated jostling one another.
Có người ra giới thiệu,
Someone got up to introduce,
Giải thich một hồi lâu,
Explaining for a long interval
Rằng vốn cũ dân tộc
That this old treasure of the race
Cần phải đươc nâng cao.
Needs to be elevated.
Rồi các người ra mắt
Then each person came before our eyes
Lần lượt đứng lên chào:
In succession they stood and greeted us
Anh kép gảy đàn nguyệt
One fellow to pluck the moon lute
Đóng hệt như người mù;
Costumed identically to a blind man
Hai chị em phụ nữ
Two women, one younger, one older
Chóp chép miệng nhai trầu,
Noisily chew mouthfuls of betel
Chuỗi cườm thòng về trước,
Chains of glass beads dangle in front
Đuôi gà lòi ra sau,
Hair in a topknot juts out in back
Sênh phách đủ bộ tịch,
Castanets of all correct attitude
Dáng dấp như ả đầu;
In the manner of a songstress
Một quan viên đứng tuổi
An official of mature age
Mép đã có chòm râu,
A tuft of whiskers at the edge of
Miệng toát ra nụ cười,
A mouth radiating a smile
Tay cầm sẵn roi chầu.
His hand holding a drum mallet at the ready
Ai nấy ngồi xong xuôi,
When whoever sat there was finished
Tiết mục diễn bắt đầu.
The program began

Anh kép dạo đàn trước,
The lutenist played an introduction before
Ả đầu cất giọng sau,
The songstress raised her voice afterward
Tiếng hát lúc cao thấp,
A voice at times high and low
Đường tơ khi nhặt mau.
The silk strings were at times rapid
Nào “trời đất gió bụi”
Sometimes “heaven and earth, wind and dust”
Chinh phụ nhớ chinh phu,
The warrior misses his warrior wife
Nào “chữ tài, chữ mệnh”
Sometimes “the word talent, the word fate”
Thương phận bạc nghìn thu,
Pity the sad fate of a thousand autumns
Nào “Hồng Hồng, Tuyết Tuyết”
Sometimes “Miss Rose, Miss Snow”
Tiếc xuân khi bạc đầu,
Regret spring when ones hair has grayed
Nào “non sông không thấy”
Sometimes “rivers, mountains I cannot see”
Mượn chén cứ tiêu sâu!
Borrowing a goblet to dispel sorrow!
Ca như khóc, như oán,
Singing like crying, like injured
Lòng thêm buồn, thêm đau,
Hearts sadder, more pained
Liên hệ dến thân phận,
Connected with destiny
Cô hát thường cúi đầu;
The girl kept her head bowed
Lệ rơi đá chẳng thậm,
Falling tears that weren’t extreme
Máu chảy ruồi cứ bâu,
Blood flows, flies will cluster
Quan viên như đắc ý,
The official as if self satisfied
Tom chát rền nhịp chầu.
Boom-clack the ritual drum rolls
Bao tình tiết lãng mạn
And such a romantic state of affairs
Được tán thưởng cùng nhau!
Are praised together
Bao tâm hồn trụy lạc
How many debauched souls
Được khuyến khích nêu cao!
Are stimulated and elevated!
Vốn cũ chi mà thế?
Our old treasure amounts to this?
Ai ơi nghĩ thử nào!
Does anybody think like this!

Trông vào đám khán giả
Looking at the audience
Thái độ cũng khác nhau:
Their attitudes are all different
Có người thấy vô vị,
Some people feel uninspired
Chuồn ngay từ lúc đầu;
Sneaking out from the opening moments;
Có người rất thích thú,
There are people who really like it,
Mải miết nghe từng câu,
Engrossed with each phrase
Tay đôi lúc đập nhẹ,
A couple of times their hands lightly tap
Đùi có khi rung mau,
There are times when the mallets vibrate quickly
Như cá được gặp nước,
Like a fish meeting the water
Như cung vừa ứng cầu;
Like the tone has met with the right word
Có người rốn ngồi xem,
There are people who sit too long watching
Để tìm hiểu nông sâu,
To understand deeply or superficially
Nhưng cũng vẻ khó chịu,
But they look like they’re having a bad time
Thường mặt ủ, mày chân;
Often with long faces, wrinkled brows
Mấy chị em bạn gái
The couple of girlfriends
Tâm sự đầy một bầu,
Who have confided to us quite a load
Coi như bị vụ nhục,
It seems as if from shame
Máu nóng bốc lên đầu,
Hot blood boils up to the head
Để tỏ nỗi chán ghét,
In order to express loathing
Nói ồn lên mấy câu;
Spoken noisily in a couple of lines
“Thật là trò quái gở,
“It’s really an appalling game
Xem chẳng ích gỉ đâu,”
You’ll see it’s of no use”
Giắt nhau cùng đứng lên
Leading each other to stand up
Lách mình ra cửa sau
Slip out the back door
Người xem chuồn hầu hết,
The viewers have all snuck out
Toi không tiện đứng lâu,
And I don’t feel like standing here long
Đi về gần đến nhà
Returning almost all the way home
Tai còn nghe tiếng chầu!
My ears still ring with the sound of the drum
Vừa đi vừa nghĩ ngợi,
Walking and pondering
Nên bài thơ tám câu.
I make an eight line poem.

Thơ rằng:
It goes:
Quen thói trăng hoa xóm Ả đầu,
Coming to know the moon and flowers of the songstress district
Đồi phong bại tục ấy từ đâu?
Where have these depraved customs come from?
Quan viên thích ý tay chầu nhặt,
Officials who like it and have the idea to pick up the drum
Ca nữ thương thân tiếng hát sầu.
Sing-song girls self-pityingly singing of sorrow
Hoa rụng chẳng mong gì đất sạch,
The falling flower cannot hope for clean earth
Hương phai càng được lắm ruồi bâu.
The fading fragrance has more and more flies swarming
Ai ơi vốn cũ chi mà thế,
Anyone, is that what there is of this old treasure
Xin chớ lừa nhau, mơn trớn nhau!
Let’s not deceive ourselves, not coddle ourselves

Xin chớ lừa nhau, mơn trớn nhau!
Let’s not deceive ourselves, not coddle ourselves
Những điều trông thấy nghĩ mà đau.
Things I’ve seen, thinking of them is painful
Tên rằng vốn cũ, rằng văn nghệ,
Called an old treasure, sometimes an art
Cảnh vẫn quan viên, vẫn ả đầu.
The scene is still officials, still songstresses
Đã biết trò xưa không đẹp nữa,
Knowing this game isn’t attractive any longer
Thi mang lốt mới có hay đâu.
Poetry in a new skin has nothing good to it.
Khâm Thiên tuồng ấy xin đừng diễn,
Khâm Thiên, this play, don’t perform it
Bại tục đồi phong lại ngóc đầu!
These depraved customs don’t advance things!

Trong cuốn nhật ký nhà văn hôm 16 tháng 1 1958 Trần Dần viễt "... trên báo Nhân Dân có một bài thơ chửi xỏ một cụ tư sản ở phố Hàng Đào, có cái lối chơi "ả đào". Tên ký là Đào Viên. Vậy Đào Viên là ai?" (xem Ghi, 1954-1960. Paris: td mémoire; Westminster, CA: Văn Nghệ, 2001, tr. 210).

Bài thơ "Hát ả đầu" in trên báo Nhân Dân ngày 1 tháng 12 1957. Tác giả là "Đào Viên" - đào viên nghĩa là người khu phố Hàng Đào?

Cách đây vài năm tôi có viết:

Sau 1954 những người cộng sản chiến thắng đã có lệnh cấm tuy không chính thức việc hát ả đào, dẫn đến việc xem nó như là một thứ tàn dư phong kiến và tiêu biểu cho lối sống suy đồi. Chính phủ Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu và phát huy nhiều loại hình âm nhạc truyền thống, nhưng hát ả đào tương đối bị bỏ quên bởi cái môi trường xã hội mà nó đã xuất thân. (Nguyễn Trương Quý, Hà Vũ Trọng dịch)

Hiện nay nhiều người đang chịu khó bảo tồn và phục hội hát ả đào. Xưa thì thái độ chính thức (phải gọi là chính thức do Nhân Dân là tờ báo của nhà nước) là "Bao tâm hồn trụy lạc / Được khuyến khích nêu cao! / Vốn cũ chi mà thế? /Ai ơi nghĩ thử nào!" Quan niệm phi vật thể không có. "Đã biết trò xưa không đẹp nữa."

Theo quan điểm hiện đại (modernism) của chủ nghĩa cộng sản thì phải xây chế độ xã hội và văn hóa mới. Quan điểm hiện đại của thế giới tư bản và của cơ chế thị trường cũng phá nhiều - nhưng một cách không chủ tâm. Các vốn cũ rất khó phát triển và tồn tại.

2 tháng 8, 2009

Ra ngõ mà yêu (Out The Lane, Loving) - Trần Tiến (1999?)

Yêu nhau, ra ngõ trông chờ, xa mờ xa mờ áo nâu
In love, out the lane waiting, far off dimly seen, a brown blouse
Yêu nhau, bão tố mưa nguồn, vui buồn vui buồn có nhau
In love, through tempests and mountain rain, in happiness and sadness having each other
Trao nhau khăn mới vừa thêu.
We give each other newly embroidered shawls
Thương nhau trao nhau hơi ấm đầu tiên
Loving, we give each other our first warm breaths
Cho trăng tròn hoa nở tình đầu.
So the moon’s circle forms, flowers bloom a first love

Xa nhau, ra ngõ một mình, lá rụng sân đình vắng tênh
Far apart, out the lane alone, leaves rustle in the empty temple yard.
Xa nhau, lửa cháy than hồng, cho người đứng ngồi ngóng trông
Far apart, fires burn, rosy coals, standing, sitting alone looking for him/her
Xa nhau ruợu đắng gừng cay.
Far apart, wine’s bitter, ginger’s hot
Xa nhau trao nhau áo cũ cỏ may
Far apart give each other an old jacket, blades of grass clinging
Cho vơi đày thương nhớ, đợi chờ
To fully long and wait.

Chia tay, ngả nón qua cầu, thôi đành duyên nợ kiếp sau
Separated, tipping our hats as we pass crossing the bridge, accepting that we can only be together next life
Chia tay, chẳng nói nên lời,
Separated, unable to even say a word
Tiễn người bèo dạt mây trôi
Seeing him/her off duckweed piles up, clouds fly along.
Chia tay đỏ mắt bầm môi.
Separated, eyes red, bruised lips
Đưa nhau sang sông duyên lỡ đành thôi
Leading each other across the bridge, love unrequited nothing more
Ta soi đèn cho tỏ lối người về
I’ll shine the light to show you the way home.


Sao mà ca khúc Trần Tiến hay thế? Tất nhiên ông mượn nhiều nét dân gian sẵn có. Ca khúc này cũng sống trong một bối cảnh xã hội không biết còn hay không? Ông cũng sử dụng đến một đề tài có thể bị coi là thông thường là chuyện tình yêu dở dàng. Hai người nên lấy nhau, không được lấy nhau; để an ủi nhau họ sẽ nuối tiếc đến kiếp sau. Để làm cho càng khổ hai người ấy phải gặp mặt nhau hằng ngày trong vũ trụ nhỏ của một thôn quê. Và phải làm lơ như hai người không có cảm tình nào với nhau.

Phong cảnh của ca từ này rất là Kinh Bắc, nhưng nói đại khái hơn ca từ này là rất là ca dao. Có bao nhiêu chúm bốn từ - một số từ dân gian ra (ruợu đắng gừng cay, bèo dạt mây trôi). Có lẽ hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn nhất là là bốn từ cuối: "tỏ lối người về."

Nghe nhạc ở đây
.