25 tháng 5, 2015

Trong ánh chớp số phận (In A Flash of Destiny) - Phú Quang + Ý Nhi (1997?)

Trong ánh chớp bất ngờ của số phận
In an unexpected flash of destiny
Em đã kịp nhìn thấy anh
I saw you just in time
Trong vòng quay điên cuồng của số phận
In destiny's crazy whirl
Em đã dừng lại đúng nơi anh
I stopped and stood where you were

Và từ đó em lặng lẽ nói cười, lặng lẽ nát tan
And since then I quietly smiled, quietly fell apart
Và từ đó em thành sương thành lửa
And since then I became dew, became fire
Tình nào không một nửa là mơ!
What love isn't at least halfway a dream

Xe cấp cứu đang rú còi đó chăng?
Is there an ambulance siren wailing?
Hàng giậu ấy, hoa quỳ vàng đã nở 
On that hedge, yellow daisies have bloomed
Hay nỗi buồn xưa một thuở vẫn chưa tan?
Or a sadness of day's past, a time that still hasn't yet ended?

Em lặng lẽ cầu xin, lặng lẽ chờ mong
I quietly ask a favor, quietly wait
Lặng lẽ vỡ òa, lặng lẽ khô cạn
Quietly break into tears, quietly dry them out
Lặng lẽ hồi sinh chứa chan trong tiếng gọi thầm tên anh!
Quiet revive, overflowing in the inward calling of your name!


Bài thơ "Trong ánh chớp số phận" của Ý Nhi là "năm lời của bài hát." Làm ca khúc, Phú Quang lấy ra đầu đề và gần 75 trăm "lời của bài hát" thứ nhất của bài thơ này.  Ông cũng lấy một hình ảnh hai chữ của bộ lời thứ tư.  Lời của Ý Nhi chiếm được hơn một nửa lời bài hát này.  Phú Quang soạn thêm gần một nửa nữa.

Là một bài thơ thì nhất định phải đa nghĩa.  Tấm hiểu biết về ý nghĩa của một bài thơ của tôi sẽ khác với một kẻ khác.  Theo tôi hiểu và giải thích thì bài thơ này được viết về một phụ nữ nhìn lại qúa khứ mình và "ngắm lại chính mình của một hiện tại khác, có lẽ như mình là một con người khác."  Đây là vì một mối tình nồng nàn đã "dần tan."  Nhưng khi tình yêu ấy đến là như "ánh chớp" của "phận số."

Phú Quang viết ngược "số phận" thành "số phận" là phải.  Ông soạn một ca khúc phổ thông.  Ý Nhi thực hiện một bài thơ dài với nhiều hình ảnh, nhiều cảm xúc.  Phú Quang cũng phải tìm cách để khai thác một tỷ lệ nào đó của cái hay của bài thơ này.

Theo tôi nghĩ, trong bài ca Phú Quang mối tình nồng nàn này "vẫn chưa tan," phụ thuộc vào "một thuở vẫn chưa tan."

Trong câu đầu Phú Quang thay thế hai chữ "cuối cùng" với hai chữ "bất ngờ."  Hai chữ đều có dấu sắc - dấu huyền, nhưng tỏ ra hai nghĩa khác nhau.  Bất ngờ nghĩa là không dự định trước -- lắm lần số phận là như thế.  Từ "cuối cùng" thì phải hiểu cùng với chữ kịp trong câu sau cho ta biết rằng người đàn bà này đã có cảm giác như được cứu trong giây phút cuối.  Số phận cũng là như thế.

Rồi trong câu thứ ba Phú Quang thay thế hai chữ "không ngừng" với hai chữ "điên cuồng" để mô tả vòng quay của số phận (hai cặp chữ là đều không dấu - dấu huyền).  Điên cuồng có nghĩa là không kiềm chế được, cảm thấy như vậy đáng sợ.  Vòng quay không ngừng tỏ ra sự bao la kinh khủng của sự có thể.  Như thế cũng đáng sợ.  Không ngừng của việc vòng quay cũng phải giải thích cùng đoạn "em đã dừng lại đúng nơi anh."  Số phận quay không ngừng, nhưng vì "em" đến với "anh" em được ngừng, được dừng lại tại vì "anh."  Sự bao la kinh khủng này được hẹp lại.

Phú Quang cũng bỏ câu "Ôi thời khắc huy hoàng" mà nhà thơ Ý Nhi viết hai lần trong đoạn lời thứ nhất.  Câu này nhấn mạnh việc ánh chớp số phận đã đến kịp, như được cứu tế người đàn bà này.  "Em" nhận ra ngay và cảm thấy nỗi niềm xúc động không kiềm chế được -- cười, khóc, thành sương, thành lửa.  Như thế rất có thể là phát ra sự điên cuồng.  Một nỗi điên cuồng huy hoàng?  Đời người em này biến đổi đột xuất như thế thì có cảm giác mãnh liệt như vào cõi tạm cuồng điên.  Phú Quang không sử dụng đến câu mạnh mẽ này.

Câu "Tình nào không một nửa là mơ!" là hoàn toàn của Phú Quang.  Trong đoạn lời thứ hai của bài thơ của Ý Nhi (mà Phú Quang không trích trong bài ca này) thì bốn lần "Em mơ thấy anh..."  [Như thế như "em" được ám ảnh bởi "anh" như một niềm an ủi.  Em mơ thấy anh trong các việc đời thường - buổi đêm, khi thổi cơm, giặt, ở phố đông, khi đọc sách.]  So mỗi tình của mình với một nửa của một mơ cũng có nghĩa là mỗi tình có một nửa nữa là được thức tỉnh.

Sự thức tỉnh ấy có tiếng ồn ào của xe cấp cứu (thực hay ẩn dụ).  "Hàng giậu" với "hoa quỳ vàng đã nở" có lẽ là nơi gặp gỡ của cặp tình nhân?  Có hoa nở thì còn hy vọng, phải không?  Song câu tiếp cộng thêm "nỗi buồn xưa."  Bài thơ của Ý Nhi thiếu hai chữ "buồn" và "xưa" nhưng không phải vì thiếu ngày xưa và nỗi buồn.  Có lẽ Phú Quang viết ba câu này (xe cấp cứu, hàng giậu, nỗi buồn xưa) để thay thế cho sự ôn lại của "em" trong bài thơ gốc - "đã bao niềm vui / đã bao phiền muộn." "Mảnh trăng non trong vạt cỏ" được thành thị hóa với tiếng xe, hoàng giậu?

Người "em" trong lời ca Phú Quang cũng "vỡ lệ" nhưng giọt lệ này cũng được "khô cạn."  Có lẽ đây là như việc "ngoảnh nhìn không mặt" của mình "trong tấm gương soi" trong bài thơ gốc.  Là biết mình trải qua cái gì đó.

Kết thức bài ca, Phú Quang cũng soạn thêm một câu hoàn toàn mới - "Lặng lẽ hồi sinh chứa chan trong tiếng gọi thầm tên anh!"  Như thế thì người em còn bị vương vấn?  Chưa chắc là người em trong bài thơ gốc còn bị như thế.  "Em" không hồi sinh, không còn gọi thầm, lại xếp lại (theo tôi nghĩ) những "ngày thương mến cũ."  Việc "ngoảnh nhìn" có nghĩa là người đàn bà này vượt qua tình nồng nàn này và được học một bài học đời.  Nhân vật của Phú Quang còn bị "nát tan" vì tình yêu của một "thời vẫn chưa tan."  Như thế cũng rất phụ hợp cho một bài ca phổ thông.

Không có nhận xét nào: