Nguyễn Ngu Í (hỏi) - Bạn trẻ thích các bài hát của anh, chắc anh cũng hiểu vì sao chớ?
Trúc Phương (đắp) - Tôi có hỏi một số bạn trẻ thích nhạc tôi, nên tôi biết điều đó. Tôi sáng tác, lấy nguồn cảm hứng ở chính những vui buồn, lo, nghĩ của mình, hoặc bị cảm xúc bởi những nỗi niềm của người đồng lứa. Tôi cố sao chân thành trong khi sáng tác, và nét nhạc của tôi lúc nào cũng phảng phất hồn cổ nhạc. Và tôi nghĩ rằng ta chỉ nên mượn kĩ thuật của Tây phương thôi, còn tâm tình phải là của người Việt ở thế hệ mình, mà muốn diễn tả cho đúng, muốn cảm được người nghe -- người Việt -- thì không thể bỏ qua cái vốn âm hưởng mà người Việt mình đã nghe từ mấy ngàn năm, ăn sâu vào tiềm thức... Cho nên, Tân nhạc được sống mạnh thời hậu chiến, là từ khi các nhạc sĩ đã đem những giọng hò, giọng ngâm quen thuộc của người dân mình vào sáng tác của họ một cách phải chăng là khéo léo.
Question - Our young friends like your songs, probably you understand why?
Answer - I've asked a few young friends who like my music, so I know that. I compose, take inspiration exactly in my own joys and sadness, worries, thoughts, or I'm moved by the feelings of people of my age. I try to find a way to be sincere when I compose, and my music always bears a small resemblance to traditional music. And I think we should only borrow the technique of the West, but the sentiments must be of the Vietnamese of our generation, and if one is to correctly depict this and wants to be able to move listeners -- Vietnamese people -- then one can't omit the musical legacy that we Vietnamese have heard for thousands of years, that is deeply rooted in our subconscious... Therefore, Modern music is able to thrive in the post-war period, and it's been since composers have brought the familiar sounds of work-songs, recitations of our folk into their compositions in a manner that it must be said is skillful.
nguồn: "Bách-Khoa phỏng vấn giới nhạc sĩ - XIII: Trúc Phương," Bách Khoa 163 (15 tháng 10 1963), tr. 103.
Lắm trí thức Việt Nam lo đến chuyện "dân tộc tính" trong nhạc Việt. Hình như chỉ có nhạc sĩ Trúc Phương giải thích một cách trực tiếp và đơn giản. Mượn kỹ thuật Tây phương, lấy vốn âm nhạc quen thuộc, viết lời phản ánh cảm tình của người xung quanh mình.
Cảm nghĩ của Trúc Phương không cách xa ý của Nguyễn Văn Thinh phát biểu về "quốc nhạc" là "nghệ thuật cấu tạo âm thanh để diễn tả tình cảm, chí hướng của dân tộc." Song hình như ông Thinh tin rằng "tình cảm, chí hướng" đó luôn luôn sẵn có. Trúc Phương thì biết rằng mình phải đi "thực tế" - nghĩa là tìm hiểu đến tình cảnh của con người xung quanh mình, tức những người ("bạn trẻ") sẽ đón nghe các tác phẩm của mình. Trúc Phương cũng tâm sự:
Từ chỗ được tự do sáng tác đến chỗ sáng tác theo một vài đường lối, người nghệ sĩ nào lúc đầu lại chẳng thấy khó chịu, lúng túng vì cảm thấy mình bị ràng buộc. Nhưng mà trong giai đoạn đặc biệt, thì chúng tôi phải chịu và lại lâu rồi chắc cũng sẽ quen đi, nhưng lúc đầu thì thật là lúng túng bực bội (tr. 104).Nếu toàn bộ tác phẩm của Trúc Phương có một thiếu sót, thiếu sót đó thuộc vào thời cuộc. Cái "vui buồn, lo nghĩ" của thế hệ ông dựa vào một "giai đoạn đặc biệt" nghĩa là dựa vào một cuộc nội chiến kéo 30 năm.
Toàn thể các nhạc phẩm của Trúc Phương bị cấm phổ biên ở Việt Nam 17 năm từ 1975 đến 1992. Đến bây giờ chưa đến một nửa các tác phẩm Trúc Phương được cấp phép. Cuối đời người nhạc sĩ này sống trong cảnh nghèo khó. Nhưng các ca khúc của ông có một sức sống rất đáng lưu ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét