10 tháng 8, 2016

Nắng chiều (Afternoon Sunlight) - Lê Trọng Nguyễn (1953)

Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
Passing the dock of long ago, flowers and leaves of afternoon
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa.
Soft cold accompanies the thin sunlight
Khi đến cuối thôn chân bước không hồn.
Arriving at village's end, feet step lifelessly
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ!
I miss, how I miss him of younger days!

Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy.
Do you recall before when my figure was thin.
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh.
Gracefully looking at you with a pair of sparkling eyes.
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm.
You remember my steps as sunlight spilled on the verandah
Má em màu ngà tóc thề nhẹ vương.
Cheeks of ivory, hair spilling lightly over my shoulder.

Nay anh về qua sân nắng; chạnh nhớ câu thề tim tái tê; chẳng biết bây giờ người em gái duyên ghé về đâu?
Now you come back to the sunny yard; touched with longing of the vow of a racing heart; not knowing from where the fated girl has gone to
Nay anh về, nương dâu úa, giọng hát câu hò thôi hết đưa hình dáng yêu kiều, kề hoa tím, biết đâu mà tìm!
Now you return, the mulberry garden dried out, the heave-ho song's done, accompanying a graceful figure beside a purple flower, who knows where to find her!

Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà.
You long painfully beneath ponderous bamboo
Gợn buồn nhìn anh, em nói em nói: "Mến anh"
Ripples sadly regard you, I say, I say: "I'm fond of you"
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi.
Trailing clouds as the sunlight gets stuck on the hill.
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi.
Longing for me, gentle, graceful, the afternoon sunlight ceases its drifting


nguồn: Lê Trọng Nguyễn, "Nắng chiều," (Saigon: [Tác giả], 1964) [ấn hành lần thứ bảy]


Trong đời có riêng một ngày (hay một đêm).  Một ngày rất đặc biệt và đầy ý nghĩa - "không ngày nào hơn."  Ngày đó là như một cuốn phim được chiếu đi chiếu lại trong kỷ niệm để từng chi tiết được tinh luyện, được tinh vi hơn.

Kỷ niệm đó thuộc về một cuộc tình không thành.  Còn giữ hình dáng của người tình với "đôi mắt long lanh"và "tóc thề nhẹ vương" trong ký ức. Lòng còn nhắc những lời tâm sự - "nhớ câu thề tim tái tê."

Không khí trong bài hát cũng đầy cảm giác.  "Bến nước" (chỗ để ra đi), hoa (nhắc đến người đẹp), "về chiều" và sự lạnh của "nắng lưa thưa" (không chỉ một ngày tàn mà là cái ngày này).  "Nương dâu úa" cũng là sự tàn ra."

Dịch bài hát này tôi thấy hơi khó.  Tác giả là một người đàn ông, người hát lắm lần là một người phụ nữ.  Người "anh" đến nơi này đầy kỷ niệm, nhưng "em" là  "tác nhân."  Lần đầu tôi dịch như "anh" là ngôi thứ nhất bị "em" ám ảnh.  Nhưng nếu nữ ca sĩ hát như là ngôi thứ nhất thì người "em" nhớ đến một thời xưa (khi "dáng em gầy gầy" và "má em màu ngà tóc thề nhẹ vương"), thời xuân thì của mình thuở mà "anh" nhìn em và yêu em mặn mà.


Trong một bài báo nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho rằng bài hát "Nắng chiều" là bài bolero Việt đầu tiên.  Cũng có thể đúng như vậy, nhưng tôi chưa thấy đủ bằng chứng để xác nhận điều đó.  Lê Trọng Nguyễn cho biết là bài ca này được soạn năm 1953.  Năm 1956 nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam in bài hát này (tôi nghĩ rằng đó là lần in đầu tiên, nhưng tôi chưa nhìn thấy bản in ấy).  Ông Vũ Đức Sao Biển viết "Ca khúc được thu thanh lần đầu tiên năm 1953 bằng đĩa than 33 tours do Hãng đĩa Việt Nam (Sài Gòn) sản xuất với tiếng hát của danh ca Minh Trang."  Tôi không được biết đến đĩa ấy.

"Nắng Chiều" được phát hành trên đĩa Tân Thanh 7-362 chung một đĩa với ba bài ca khác là "Lá Thư Miền Trung (của Lam Phương sáng tác độ 1959, Tuyết Nhung ca), "Thuyền Trăng (một bài ca bolero của Nhật Bằng được in 1958, Linh Sơn ca) và Kiếp Nghèo (của Lam Phương sáng tác năm 1955, xuất bản năm 1959 Hùng Cường ca).  Như vậy tôi nghĩ Minh Trang không thu bài ca "Nắng chiều" trước 1959.  Còn đây là thời gian hoàng kim của mambo / rumba trong nền tân nhạc miền Nam Việt Nam.  Khi nghe đĩa của Minh Trang hát ở trên thì "Nắng chiều" được nghe như một bài "rumba bolero" như ông Biển nói, chưa phải là bolero Việt thuần khiết của những năm sau.

Dù thế nữa, giai điệu của "Nắng chiều" rất dễ nghe và dễ nhớ.  Các hợp âm rải cũng gợi lại cho tôi nhạc hạ uy di và tiếng ghi ta hạ uy di.  Nhờ sức quyến rũ của giai điệu này, "Nắng chiều" cũng được phổ biên ở các nước Châu Á khác.

1 nhận xét:

cậu ấm thơ ngây nói...

Cảm ơn Tây Bụi. Mình thì rất thích bản Nắng chiều trong phim Xích lô ạ.
https://www.youtube.com/watch?v=rIJ7gZEGxbI