Hà nội 3-9-46 -- 5 giờ chiều nay, tại nhà Hát Lớn một buổi hòa nhạc đã được tổ chức để tiếp đón thính giả ngoại quốc. Đến dự có các vị lãnh sư Anh, Mỹ, Trung hoa và hơn năm trăm võ quan và binh sĩ Pháp. Đại tá Herckel đại diện tướng Morlières và đại tá Crépin cũng đến dự.
Hanoi, September 3, 1946 -- 5 o'clock this afternoon, at the Nhà Hát Lớn a concert was organized to entertain foreign listeners. Attending were English, American, and Chinese consular representatives and more than hundred French officers and soldiers. Colonel Herckel represented General Morlières, and Colonel Crépin also attended.
...
Chương trình buổi hòa nhạc gồm ba phần. Phần thứ nhất: âm nhạc cổ điển tây phương do ban âm nhạc Trung bộ hòa. Phần thứ hai: âm nhạc Huế do mấy tài tử Huế hòa. Phần thứ ba: âm nhạc Việt Nam mới do ban âm nhạc Vệ quốc đoàn hòa.
Buổi hòa nhạc đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Tiếng vỗ tay tán thưởng luôn luôn vang dậy nhà hát. Những bản nhạc cổ điển tây phương đã được rất nhiều thính giả ngoại quốc sành nhạc khen ban âm nhạc Trung bộ hòa với một nghệ thuật điêu luyện. Mấy bản nhạc Huế đã đem lại một không khí dịu dàng. Ba bản nhạc mới: "Con thuyền không bến," "Giọt mưa thu," "Thiên thai" do cô Bùi Thị Thái hát đã làm cho mọi người say sưa và đặt nhiều tin tưởng vào tương lai âm nhạc Việt Nam.
The concert program consisted of three parts. The first part: western classical music harmonized by an ensemble from the Central region. The second part: Huế music harmonized by talented amateurs from Huế. The third part: new Vietnamese music harmonized by the National Guard ensemble.
This concert attained many excellent results. Appreciative applause always echoed through the theatre. The western classical works, many knowledgable foreign listeners praised the Central region ensemble who harmonized with artistic accomplishment. The Huế compositions brought about a soothing atmosphere. Three new pieces: "A boat without a dock," "Autumn raindrops," and Paradise," sung by Miss Bùi Thị Thái, made everyone rapturous and placed a good deal of faith in the future of Vietnamese music.
nguồn: Cứu Quốc 5 tháng 9 1946, 1+6.
Buổi hòa nhạc này là một cuộc ngoại giao. Các nhà tổ chức muốn chứng minh rằng Việt Nam là một nước có một nền văn hóa riêng. Như thế là mặc dù Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao với nước nào - Việt Nam chưa được nhận ra như một đất nước.
Họ chọn ra 3 loại nhạc buổi biểu diễn này.
1) Nhac cổ điển tây phương - Đây là nhạc mà người thực dân phải biết và tôn trọng. Họ cũng phải kính trọng những người có đủ hiểu biết để biểu diễn thể loại nhạc này. Tôi rất tò mò muốn biết ban âm nhạc Trung bộ gồm những người nghệ sĩ nào?
2) Nhạc Huế - Đây là vốn cổ nhạc để tỏ ra Việt Nam đã từng có một nền âm nhạc vừa dân gian, vừa bác học. Nếu nhạc Việt có màu sắc riêng thì nước và dân tộc Việt phải có một nền văn hóa riêng để góp cho nền văn hóa toàn cầu. Theo khái niệm hiện nay thì phải có một nền văn hóa "đậm đà bản sắc dân tộc"
3) Nhạc Việt mới - lúc bấy giờ hay gọi là nhạc cải cách. Nhạc này được thể hiện bằng ba tác phẩm - "Con thuyền không bến," "Giọt mưa thu" và "Thiên thai." Hiện nay thì loại nhạc này được gọi bằng tên gọi là nhạc tiền chiến hay nhạc trữ tình. Nhạc này chứng tỏ rằng nước và văn hóa của người Việt có khả năng phát triển và tiếp thu những nét tây phương.
Ban Âm Nhạc Vệ Quốc Đoàn được cử biểu diễn trong chương trình này. Đó là dàn nhạc kèn fanfare do Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Ban Âm Nhạc Vệ Quốc Đoàn phụ thuộc vào cơ chế Việt Minh và chắc là dàn nhạc chuyên nghiệp nhất ở Hà Nội thuở ấy. Thường lệ thì ban nhạc này biểu diễn hành khúc và nhạc ái quốc, nhạc chiến đấu.
Những người tổ chức "buổi hòa nhạc" cũng đứng trước một khủng hoảng tâm lý. Đối với dân tộc Việt thì dân tộc Việt là như thế nào? Nhưng cũng có một câu hỏi quan trọng hơn là dân tộc Việt là như thế nào, muốn thành như thế nào đối với thế giới bên ngoại?
Thế giới bên ngoại cũng có nhiều màu sắc. Thực hiện một buổi biểu diễn cho người Tây Âu thì ban tổ chức không chọn ra các hành khúc, nhạc ái quốc, nhạc cộng sản.
Tham gia chương trình này là một trong những người nghệ sĩ ca hát chuyên nghiệp đầu tiên là xướng ngôn viên Tuyết Mai. Lúc đó bà ấy là vợ tương lai của Đinh Ngọc Liên, người chỉ huy dàn nhạc Ban Âm Nhạc Vệ Quốc Đoàn.
60 năm sau có bài báo nhắc đến bà:
"Còn nữa, ngày ấy rất hiếm có ai hát với dàn nhạc kèn phục vụ công chúng. Vậy mà bà đã thể hiện rất thành công nhiều ca khúc như "Thiên thai", "Suối mơ", "Trương Chi"… với dàn nhạc kèn đệm."
nguồn: "NSND Tuyết Mai: Một thời và mãi mãi," Công An Nhân Dân online 3 tháng 3 2007.
Welcome The Parabola Group
7 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét