18 tháng 7, 2015

Từ năm 1927 khi gánh Nghĩa Hiệp Ban ở Saigon ra Hà Nội

Từ năm 1927 khi gánh Nghĩa Hiệp Ban ở Saigon ra Hà Nội diễn tại rạp Quảng Lạc và rạp Sán Nhiên, hát những tuồng lấy tích truyện Tàu của hai soạn giả Nguyễn Công Mạnh và Nguyễn Trọng Quyền, đoàn hát Nghĩa Hiệp Ban hát rất ăn khách nhờ cảnh trí rất lạ, y trang phục sức rất đẹp, đào kép hát diễn xuất tuy đậm hơi hướng tuồng nhưng đã có nhiều nét gần với tả chân, lời kịch nôm na dễ hiểu chớ không thuần chữ nho, bài bản thì đúng là cải lương với những bài Tứ Đại Oán, Văn Thiên Tường, vọng cổ, Nam Xuân, Nam Ai, ngâm, nói lối… Đêm nào đoàn hát cũng bắt đầu bằng cảnh chưng tableau vivant, toàn bộ đào kép hóa trang đẹp, y trang như sẽ dùng trong đêm diễn, tất cả dàn ra, trụ bộ, đồng thanh hát chào mừng khách quan theo điệu Madelon.

Các đoàn hát ở Hà Nội, Hải Phòng đều cho người học đờn và ca theo điệu nhạc tài tử Nam Kỳ. Tuy hát rất đắt khách nhưng sáu tháng sau Gánh Nghĩa Hiệp Ban phải chịu rã gánh vì các chủ rạp Quảng Lạc và Sán Nhiên ký hợp đồng với những số tiền lớn, mua chuộc đào kép giỏi của Nghĩa Hiệp Ban, họ ở lại hát cho các rạp Quảng Lạc và Sán Nhiên chớ không chịu trở về Nam Kỳ theo ông bầu Nghĩa Hiệp Ban. Từ đó, Ngọc Văn và các em lớp Đồng Ấu của rạp hát Quảng Lạc được dạy ca theo điệu cải lương Nam Kỳ.


Các đoạn viết ở trên mô tả các thay đổi lớn nhất trong lĩnh vực âm nhạc Việt Nam.  Đây là một cách rất khác để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật - nghệ thuật thành một loại thứ kinh doanh mà phải thu hút người mua vé mà coi.  Như vậy thì nghệ phải đến gần với khán giả.  Phải có văn chương như cuộc đối thoại hàng ngày, phải tả chân.

Các đoạn này được viết về Ngọc Văn 18 tháng 8 2009 trên trang web của www.rfa.org mà không trên trang web này.  Phải tìm đến cái cache trong Google:

http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:aAnHff82CYoJ:www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/Cailuong-playwright-ngoc-van-10182009091641.html/download_as_text+&cd=2&hl=en&ct=clnk&gl=us

Dưới đây có các nhận xét về Nghĩa Hiệp Ban viết năm 1927.  Sau khi gánh này biểu diễn ở Hà Nội họ để lại nhiều thiết bị và diễn viên ở Hà Nội giúp cho kịch nghệ Hà Nội được phát triển:

Mấy lời cảm tạ của M. Nguyễn Văn Đẩu chủ Nghĩa Hiệp Ban

Hanoi le 9 Décembre 1927

Trình quý ông, quý bà Hanoi

Tôi tuy tài mọn, may được liệt quý hoan nghênh mấy buổi. Bản ban diễn tại bản tỉnh các ngài chiếu cố rất đông thiệt lòng tổ rất thâm tạ.


Tình luyến ái ấy kẻ Bắc người Nam không khi nào tôi giám quên.


Vì lẽ ấy trước khi trở về Nam kỳ tôi đã ký giấu hùng cổ phần với hội Sán Nhiên Đài chấn hưng là hội hát có giá trị ở Hà thành để gọi là một chút ghi tích ở Bắc kỳ.


Bao nhiêu đồ đạc thiết dụng (quần áo v. v.) tôi đã để lại cả cho hội Sán Nhiên cả. Không những thế, tôi lại còn lựa trọn mấy vai đào kép nhất như đào Xuân tức đào Vần, kép Tư Bồ, kép Hữu, kép Phương v.v. để lại cho rạp Sán Nhiên Đài nữa.

Tuy nay tôi về Nam kỳ nhưng vẫn lưu tâm đến luôn luôn việc hát cải lương Nam kỳ ở hội Sán Nhiên Đài để mỗi ngày có một sự thay đổi mới và đào kep mới để cảm tạ lòng thịnh tình của liệt vị quý ông quý bà,

Kính tạ


Nguyễn Văn Đẩu

Directeur du troupe Nghĩa Hiệp Ban en passage à Hanoi

nguồn: Hà Thành ngọ báo 9 tháng 12 1927, 2.

Không có nhận xét nào: