24 tháng 3, 2015

Asia Electric (Asia điện tử) (1939)

nguồn: Recueil des dépôts de marques phonographiques effectués en France de 1915 à 1940: documents tirés des bulletins de l'INPI của Henri Chamoux ([Corbeil-Essones?]: H. Chamoux, [1997].)

片唱亞細亞 - Phiến xướng Á-tế-á

Disque à aiguille fabriqué par la manufacture Indochinoise de caoutchouc

307530. -- M. p. désigner des disques à aiguille, déposée le 22 août 1939, à 15 heures, au greffe du tribunal de commerce de Saïgon (no. 2349), par M. Ngo-Van-Manh, "Maison Asia", 324, quai de Choquan, Cholon (Cochinchine Française). (C.V.)

Đĩa nhọn sản xuất bởi công nghệ Đông Dương bằng cao su

3075630. -- Từ dành cho các điã nhọn, trình toà ngày 22 tháng 8 1939, 15 giờ, được chứng nhận bởi tòa án thương mại ở Sài Gòn (số 2349), do Ô. Ngô Văn Mạnh, "Nhà Á Châu", 324 bến Chợ Quán, Chợ Lớn (Nam Kỳ Pháp). (Các màu thay đổi)


Cám ơn bạn Thomas Henry cung cấp tư liệu này cho tôi.  Nhãn hiệu của hãng dĩa Asia được đăng ký ở Pháp năm 1939.

Tôi không hiểu tại sao tên tuổi ông Ngô Văn Mạnh không được ca tụng rộng rãi?  Ông là người Việt đầu tiên đứng lên lập công ty sản xuất đĩa nhạc ở Đông Dương.  Tôi không biết hãng Asia sản xuất bao nhiêu bộ đĩa, nhưng khối lượng ấy phải lên dăm ba trăm đề mục.  Cải lương và vọng cổ là món chính của hãng Asia, nhưng ông Henry cũng cho hay là hãng này cũng sản xuất các đĩa nhạc Lào.

Tôi đã biết một ít về ông Ngô Văn Mạnh và hãng Asia cho bộ sách / đĩa Longing For the Past: The 78 RPM Era in Southeast Asia, nhưng các tư liệu viết về ông rất hiếm.

21 tháng 3, 2015

Lời nói cuối cùng của cây cổ thụ (Final Words of The Ancient Trees) - Lão Luật (2015)

Ta đã sống hàng trăm năm tuổi
We've lived hundreds of years
Qua bao nhiêu trận bão giông
Through many storms
Qua bao trận bom cày đạn xới
Through many uprootings by bullets and bombings
Khểnh nhìn bao triều đại hưng vong

Indifferently watching millions of fortunes made and lost

Chân ta đã cắm sâu vào đất Mẹ
Our feet we've thrust deep into Mother Earth
Lá ta trùm bóng mát giữa lòng dân
Our leaves are cover and shade midst people's hearts
Cho con ve sầu ca khúc ca mùa hạ
Giving the cicadas their summer song
Cho Hà thành còn có những Mùa Xuân
So that Hanoi town still has its Spring
Ai cho phép các ngươi đưa ta ra trước vành móng ngựa
Who allowed people to take us before the judiciary
Rồi đơn phương tuyên án tử bất ngờ
Then unilaterally and suddenly condemn us to death
Chẳng cho ta mời luật sư bào chữa
Not even letting us call a lawyer for our defense
Lại vội vàng thi hành án thế ư?
And rushing to carry out the judgment?
Kẻ giết cây là kẻ ngu ngốc nhất
The tree murderers are the most stupid of all
Vì chẳng còn nhân cách với lương tâm
Because they no longer have dignity or conscience
Ngươi không nhớ tổ tiên đã dạy về nghiệp báo
Have no memory of what their ancestors taught about karma
Trong các loại nghiệp ác thì "Nhất phá sơn lâm".
Of every evil karmic act the "Worst is destroying the mountains and woods." 
Ta chẳng tiếc thân ta dù có chết
We're not sorry for our bodies though they're dead
Chỉ thương cho dân lành vắng bóng ta che
We're just sorry for the good folk doing without our shade
Họ sẽ ra sao khi đến mùa lụt lội
And what'll they do during the times of flooding
Và lấy ai quạt mát những đêm hè?
And who will they find to fan them on summer evenings?
Lời cuối cùng cũng là lời ta phán
Our final words are solemn words
Dừng lại ngay cái tội lỗi tày trời
Immediately stop this unprecedented crime
Lòng dân đã thét lời oán thán
Folk's feelings are shouts of complaint
Nhân quả này ngươi sẽ gặt ngay thôi
This cause and effect will be reaped right away

nguồn: Bình luận của bài Lê Chân Nhân, "Rất mong Hà Nội trả lời thỏa đáng các câu hỏi của dân," oho.vn 20 tháng 3 2015

Có câu chuyện chú ếch và nồi nước sôi.  Nhiệt độ nước lên nhanh thì chú ếch nó nhảy khỏi nước.  Song nếu nhiệt độ nước lên dần dần thì nó không nhảy và bị nấu sôi.  Trong những năm qua (nhất là trong vòng 15 năm trước đây) không khí và môi trường ở Hà Nội có bị dần dã thiệt hại.  Những người từ xa về thăm thì nhìn thấy ngay, nhưng các người sống thường xuyên ở Hà Nội hình như đã thành chú ếch ấy.  Tính báo động về các cây cổ thụ bị chặt sẵn sàng nhảy khỏi cái nồi này không?

19 tháng 3, 2015

The Fascinations - Ronald McGrath Collection (1970)






nguồn ảnh: Ronald McGrath Collection, Vietnam Center and Archive.

Một ban nhạc kích động ở cái gọi là DOOM (Danang Officer's Open Mess) tháng 7 1970.   Ban nhạc này có tên "The Fascinations."  Cái gọi là "floor show" (buổi sàn) cho các sĩ quan Mỹ được giải trí.



nguồn ảnh: U. S. Coast Guard


9 tháng 3, 2015

Trịnh Công Sơn và Dĩa Hát Việt Nam 1969

Kho tư liệu nhạc Việt rất phù du.  Đã có bao nhiêu trăm, bao nhiêu nghìn đĩa hát sản xuất ở Việt Nam. Nhưng một tỷ lệ lớn của các đĩa ấy đã thành rất hiếm hay biến mất hẳn.

Người ta nói trên mạng có tất cả di sản thông tin của nhân loại.  Qua mạng tôi được biết đến một lượt bốn đĩa của nhạc Trịnh Công Sơn của Hãng dĩa Hát Việt Nam sản xuất độ năm 1969.  Có thông tin nhưng chưa được tìm thấy hình bia.

Các đĩa gồm bốn bài ca - từng mặt đĩa có hai bài.  Thông tin này được lượm trên trang "Phố xưa" của khanhly.net

M. 3595
Mưa hồng (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
Ru em từng ngón xuân nồng (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
M. 3596
Vết lăn trầm (Trịnh Công Sơn) – Lệ Thu
Nắng thủy tinh - (Trịnh Công Sơn) – Lệ Thu

M. 3599
Tình sầu (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
Tôi ru em ngủ (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
M. 3600
Gọi tên 4 mùa (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
Lời của giòng sông (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly

M. 3601
Cát bụi (Trịnh Công Sơn) – Lệ Thu
Dấu chân địa đàng (Trịnh Công Sơn) – Lệ Thu
M. 3602
Cuối cùng cho một tình yêu (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
Cúi xuống thật gần (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly

M. 3617
Những con mắt trần gian (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
Tình xa (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
M. 3618
Tạ ơn (Trịnh Công Sơn) – Lệ Thu
Diễm xưa (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly


Nhạc đĩa là nhạc thị trường.  Các hãng đĩa làm việc với các nhạc sĩ, nhạc công, nhạc sĩ phối khí chuyên nghiệp.  Đây là những người làm nhạc để kiếm sống.  Mặc dù nhạc Trịnh được coi như là kiệt tác của nhạc Việt thế kỷ 20, nhạc Trịnh cũng thuộc vào nhạc thị trường, cũng thuộc vào hệ thống tư bản.

Có một điều khác với nhiều nhạc sĩ khác là các tác phẩm Trịnh Công Sơn không viết đặt hàng theo yêu cầu của hãng dĩa, nhà xuất bản, và ca sĩ.  Các ca khúc ở trên ra đời từ 2 đến 8 năm trước khi được thu đĩa.  Tôi hy vọng rằng tiền nhuận bút của các đĩa này đã có ích cho ông Trịnh Công Sơn lúc bấy giờ.

Hiện nay người ta kiếm được khá nhiều tiền bằng nhạc Trịnh.  Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ nhận tác quyền cao nhất trong năm 2014.  Nhạc của ông kiếm được 700,000,000 đồng - hơn 30,000 USD (xem Nguyên Minh, "Nhạc Việt 2014 ẩn dưới những con số," Thể thao và Văn hóa Cuối tuần 2/1/2015).  Như thế có nghĩa là nghệ thuật bao cấp không hẳn phải có giá trị cao hơn nghệ thuật thị trường.