9 tháng 3, 2015

Trịnh Công Sơn và Dĩa Hát Việt Nam 1969

Kho tư liệu nhạc Việt rất phù du.  Đã có bao nhiêu trăm, bao nhiêu nghìn đĩa hát sản xuất ở Việt Nam. Nhưng một tỷ lệ lớn của các đĩa ấy đã thành rất hiếm hay biến mất hẳn.

Người ta nói trên mạng có tất cả di sản thông tin của nhân loại.  Qua mạng tôi được biết đến một lượt bốn đĩa của nhạc Trịnh Công Sơn của Hãng dĩa Hát Việt Nam sản xuất độ năm 1969.  Có thông tin nhưng chưa được tìm thấy hình bia.

Các đĩa gồm bốn bài ca - từng mặt đĩa có hai bài.  Thông tin này được lượm trên trang "Phố xưa" của khanhly.net

M. 3595
Mưa hồng (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
Ru em từng ngón xuân nồng (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
M. 3596
Vết lăn trầm (Trịnh Công Sơn) – Lệ Thu
Nắng thủy tinh - (Trịnh Công Sơn) – Lệ Thu

M. 3599
Tình sầu (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
Tôi ru em ngủ (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
M. 3600
Gọi tên 4 mùa (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
Lời của giòng sông (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly

M. 3601
Cát bụi (Trịnh Công Sơn) – Lệ Thu
Dấu chân địa đàng (Trịnh Công Sơn) – Lệ Thu
M. 3602
Cuối cùng cho một tình yêu (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
Cúi xuống thật gần (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly

M. 3617
Những con mắt trần gian (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
Tình xa (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly
M. 3618
Tạ ơn (Trịnh Công Sơn) – Lệ Thu
Diễm xưa (Trịnh Công Sơn) – Khánh Ly


Nhạc đĩa là nhạc thị trường.  Các hãng đĩa làm việc với các nhạc sĩ, nhạc công, nhạc sĩ phối khí chuyên nghiệp.  Đây là những người làm nhạc để kiếm sống.  Mặc dù nhạc Trịnh được coi như là kiệt tác của nhạc Việt thế kỷ 20, nhạc Trịnh cũng thuộc vào nhạc thị trường, cũng thuộc vào hệ thống tư bản.

Có một điều khác với nhiều nhạc sĩ khác là các tác phẩm Trịnh Công Sơn không viết đặt hàng theo yêu cầu của hãng dĩa, nhà xuất bản, và ca sĩ.  Các ca khúc ở trên ra đời từ 2 đến 8 năm trước khi được thu đĩa.  Tôi hy vọng rằng tiền nhuận bút của các đĩa này đã có ích cho ông Trịnh Công Sơn lúc bấy giờ.

Hiện nay người ta kiếm được khá nhiều tiền bằng nhạc Trịnh.  Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ nhận tác quyền cao nhất trong năm 2014.  Nhạc của ông kiếm được 700,000,000 đồng - hơn 30,000 USD (xem Nguyên Minh, "Nhạc Việt 2014 ẩn dưới những con số," Thể thao và Văn hóa Cuối tuần 2/1/2015).  Như thế có nghĩa là nghệ thuật bao cấp không hẳn phải có giá trị cao hơn nghệ thuật thị trường.

Không có nhận xét nào: