Trời sinh voi, trời không sinh cỏ.
Heaven gave birth to elephants, it didn't give birth to grass.
Thượng đế nghèo, thượng đế bỏ đi.
God's poor, he up and left.
Trời sinh voi, trời không còn cỏ
Heaven gave birth to elephants, it has no more grass.
Trái đất nghèo bồng bế đàn con
The planet's poor, carrying around a bunch of kids.
Ố hô, trái đất nghèo
Oh ho, the planet's sad.
Ố hô, thượng đế nghèo
Oh ho, God's poor.
Và như thế, người không manh áo, hàng trăm triệu người
And like that, people have not a scrap of clothing for hundreds of millions.
Và như thế, trẻ em đang đói, hàng trăm triệu người
And like that, young ones are hungry, hundreds of millions.
Và như thế trái đất này sẽ còn ai.
And like that, who'll be left on earth?
Còn ai nữa, để dự đám cưới hàng trăm triệu vợ chồng
Who'll be left to go to the weddings of hundreds of millions.
Còn ai nữa, để nghe tôi hát bài ca ngợi loài người
Who'll be left to listen to me sing songs praising mankind.
Loài người đang đói.
Mankind's hungry.
Loài người chém giết, loài người đang chết.
Mankind's annihilating, mankind's dying.
Thượng đế buồn, thượng đế bỏ đi
God's sad, God up and left.
Tình cho không, tình yêu vui nhỉ.
Love for free, love's fun, right?
Đứa bé nghèo ngồi mút bàn tay
A poor little one sits sucking his hand.
Tình chi không, tình yêu vui nhỉ
What love is free, love's fun, right?
Hạnh phúc nghèo hạnh phúc bỏ đi
Poor happiness, happiness up and left.
Và như thế, người không manh áo, hàng trăm triệu người
And like that, people have not a scrap of clothing for hundreds of millions.
Và như thế, trẻ em đang đói, hàng trăm triệu người
And like that, young ones are hungry, hundreds of millions.
Và như thế trái đất này sẽ còn ai.
And like that, who'll be left on earth?
Còn ai nữa, để dự đám cưới hàng trăm triệu vợ chồng
Who'll be left to go to the weddings of hundreds of millions.
Còn ai nữa, để nghe tôi hát bài ca ngợi loài người
Who'll be left to listen to me sing songs praising mankind.
Loài người đang đói.
Mankind's hungry.
Loài người chém giết, loài người đang chết.
Mankind's annihilating, mankind's dying,
Thượng đế buồn, thượng đế bỏ đi
God's sad, God up and left.
Ca khúc viết cho phong trào kế hoạch hóa gia đình không nghe oai lắm, phải không? Nhưng Trần Tiến có viết 3 ca khúc về chủ đề này - cả ba đều thứ vị là "Cô bé vô tư," "Sao em nỡ vội lấy chồng" và "Thượng đế buồn." Các bài ấy đều hay vì không có chất cổ vũ, đấu tranh. Các bài nhằm thay đổi ý thức của người nghe qua những câu chuyện nhỏ dễ đến với trí tưởng của những người bình thường.
Năm 1992 Việt Nam có lên đường đổi mới nhưng chưa được xã hội hóa nhiều. Tôi nghĩ rằng ca khúc này chưa được thu trên băng đĩa nào của thị trường âm nhạc. Nếu có được nghe bài hát này thì chắc chỉ có thể nghe qua Đài tiếng nói Việt Nam.
Một điều rất hay của bài hát này là hình như ca khúc này được viết theo quan niệm của một người đàn hát ở đám cưới - nghĩa là lúc mà cặp vợ chồng mới nghĩ kỹ đến tương lai của mình. Và cái hạnh phúc nghèo riêng cũng được coi như hạnh phục nghèo chung. Dù là hạnh phúc nghèo thì cũng được viết theo một cách hóm hỉnh với voi đói và cỏ không đầy đủ. Nhưng thượng đế bỏ đi? Có nghĩa là mọi người đều phải tự lo cho mình, là không còn bao cấp?
Mạnh Hùng hát "Thượng đế buồn" theo kiểu nhạc swing.
30 tháng 11, 2009
29 tháng 11, 2009
rạp Nga "đậm đà bản sắc"
Ông Putin đứng ở đây trông cứng và lạc loài. Nhưng ông rất giỏi và hiểu biết - theo cách xã hội chủ nghĩa, và quốc gia chủ nghĩa.
Putin ca ngợi các tay nghề rap Nga:
"I have to say that young people involved in these arts in our country give them their own Russian charm," Putin said in televised remarks Friday night. "Because rap ... is being filled with social content, discusses problems of the youth."
Tôi phải nói rằng những người trẻ tham gia các loại nghệ thuật này và đưa vào chúng cái chất đậm đà bản sắc nước Nga" Putin phát biểu trên truyền hình tối thứ sáu. "Vì rap được làm đầy với nội dung có chất xã hội, bàn đến các vấn đề của lứa thanh niên."
Quay về Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ ngày 28.11.1987 thì có những ý na ná Putin hiện nay. Tôi dịch "charm" là "đậm đà" - tôi không biết tiếng Nga để biết Putin có nói chính xác như thế nào. Nghị quyết 05 cho rằng "những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc." Và đòi hỏi "tác phẩm văn học, nghệ thuật ... đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng."
Nghĩa là không bao lâu nữa Nguyễn Minh Triết sẽ đứng trên sân khấu cùng các rapper. Trên blog của tạp chí Economist có người viết rằng "obviously, he's not thinking of rap as an American art form. Or if he is, he's taking pains to recharacterise it as a Russian one, too." [tất nhiên ông không có nghĩ tới rap như một nghệ thuật nước Mỹ. Hay nếu có ông muốn nhấn mạnh phải định rõ lại đặc điểm rap theo kiểu Nga nữa.]
Gần đây có hay nhà phê bình nhạc phổ thông, Sascha Frere-Jones và Simon Reynolds cho rằng rap / hiphop "đã chết rồi." Tôi không thể đồng ý vì khắp các phố phường ở đây thì vẫn còn đầy đủ rap. Và hiện nay có các loại rap hiphop quốc tế nữa.
Ở nhiều nước như Việt Nam chẳng hạn thì có vẻ như rap là một loại hàng "sang" một chút. Chỉ có những thanh niên khá giả và có ít nhiều học thức tham gia. Rap thuần tuý nhất ở Mỹ là của những kẻ vô loại nhất trong xã hội Mỹ.
Cuối blog của tạp chí Economist cũng viết về breakdancing của Việt Nam:
"The best breakdancing show I ever saw was a French troupe performing in West Africa, though a German guy I saw a few years ago was pretty amazing too. A couple of weeks ago I saw a Danish group, followed by a Vietnamese one. The Vietnamese were much better. But I have to qualify the point about the dissociation of hip-hop from American values, or African-American ones, anyway. There is something embedded in the physical language of breakdancing that carries a certain cocky, sarcastic, funky individualism. Cultures that already share those poses, such as Russia or Mali, assimilate that body language seamlessly, so that the national origin disappears. But watching Vietnamese teenagers move that way is an alien, electric experience. That really does look like a culture cracking open and recombining with others, with or without ideological approval."
Ông cho rằng là vừa lạ vừa thú vị. "Nhưng nhì các teen Việt chuyển động kiểu ấy là một điều xa lạ và kích động. Thế đấy rất có vẻ như một nền văn hoá rạn nứt mở ra và kết hợp lại với những nền văn hoá khác, có hay không được có sự chấp thuận về tư tưởng."
21 tháng 11, 2009
"nghe như không có cái dấu nữa"
Ngày 20 tháng 6 2009 lúc nghỉ tại một khách sạn ở Thành phố Hồ Chí Minh tôi xem truyền hình. Ở TPHCM có rất nhiều chương trình dành cho ca nhạc, nhất là nhạc trẻ.
Trên kênh VTV6 tôi có xem một chương trình rất hay có tên là "Sol Café". Một một nhóm 4 người bình luận về nhạc rap, rap Việt Nam. Trong 4 người ấy có một nhạc sĩ rapper tên tuổi là Tiến Đạt cũng gọi là Mr D. Tôi có chép lại một số nhận xét mà Tiến Đạt có phát biểu như sau:
Rap đến muộn với Việt Nam, như vậy các rapper Việt Nam nghe rap quốc tế một cách có chọn lọc, không sử dụng đến những ca từ thô tục và cố gắng sử dụng đến ca từ "có văn hóa."
Người Huế - "nghe như là không có cái dấu nữa" - ý là người rap không nhất thiết phải theo các dấu - bảo rằng có thể rap trái với dấu vì các ca từ sẽ được hiểu do văn cảnh.
Nước Việt Nam có rap đã 5 năm rồi. Rap đi cùng một trao lưu thời trang. Trong vòng 2 năm này rap được thành phổ biên.
Trên kênh VTV6 tôi có xem một chương trình rất hay có tên là "Sol Café". Một một nhóm 4 người bình luận về nhạc rap, rap Việt Nam. Trong 4 người ấy có một nhạc sĩ rapper tên tuổi là Tiến Đạt cũng gọi là Mr D. Tôi có chép lại một số nhận xét mà Tiến Đạt có phát biểu như sau:
Rap đến muộn với Việt Nam, như vậy các rapper Việt Nam nghe rap quốc tế một cách có chọn lọc, không sử dụng đến những ca từ thô tục và cố gắng sử dụng đến ca từ "có văn hóa."
Người Huế - "nghe như là không có cái dấu nữa" - ý là người rap không nhất thiết phải theo các dấu - bảo rằng có thể rap trái với dấu vì các ca từ sẽ được hiểu do văn cảnh.
Nước Việt Nam có rap đã 5 năm rồi. Rap đi cùng một trao lưu thời trang. Trong vòng 2 năm này rap được thành phổ biên.
18 tháng 11, 2009
Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ - vài suy nghĩ
Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ ngày 28.11.1987 của Đảng cộng sản Việt Nam là một tài liệu căn bản của thời đổi mới. Tài liệu này có Nguyễn Văn Linh ký tên nhưng hình như Trần Độ là tác giả. Hai người đều là nhà cách mạng lão thành. Tôi không tìm được tài liệu trên những trang chính thức như Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Nguồn tài liệu này là Hồi ký Trần Độ, một sách không được phép lưu hành ở Việt Nam.
Tôi muốn so sánh Nghị quyết 05 với Đề cương văn hóa của năm 1943. Hai văn bản đều khẳng định sự lãnh đạo của Đảng (năm 1943 là Đảng Cộng Sản Đông Dương) về lĩnh vực văn hóa. Năm 1943 Trường Chinh viết rằng "đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong." Năm 1987 thì Trần Độ viết "Trong lịch sử Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc giành được độc lập, tự do và đã mang lại quyền tự do sáng tác chân chính cho văn nghệ sĩ." Từ "phải" đến "đã."
Đề cương văn hóa được viết cho độc giả nào? Hình như là tất cả các người Việt toàn cầu? Tài liệu này không viết gì đến thù hay địch gì cả nhưng điều rõ là nó chống hai chế độ Pháp và Nhật (lúc bấy giờ cả hai đều là phát xít). ĐCVH cũng chống các thái độ phong kiến, nô dịch, thực dân, tiêu tư sản.
Nghị quyết 05 thì có thù có địch - đại khái là thành phần phản động. Phản động có ý nghĩa "phong kiến, thực dân, tư sản" - giống năm 1943. Năm 1987 rất có thể phải coi thế giới tư bản là địch. Những kẻ thù địch làm thế nào: họ "hòng biến văn hóa, văn nghệ thành phương tiện gieo rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa." Ở chỗ khác có nhắc đến vấn đề văn hóa, văn nghệ đối trụy nữa. Năm 1943 trong ĐCVH thì cái vấn đề là văn hóa bị "bảo thủ, chiết chung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm." Năm 1987 thì mặt thần bí vẫn là một vấn đề như vậy vẫn phải "Bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục."
Rất khó hiểu tại sao địch phản động đã vẫn còn đất sống - "các tổ chức, thể chế" được "xóa bỏ." Sức mạnh của địch có phép lạ. Vì thiếu đất sống thì những kẻ phản động "xâm nhập."
Tôi vẫn không rõ lắm chính ai là những kẻ có âm mưu "giao rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa"? Năm 1987 có phải là ông Ronald Reagan, bà Margaret Thatcher, và ông Pol Pot nữa? Có phải là những người Việt hải ngọai không được cải tạo tư tưởng thành con người mới, hay có phải những người bán đồ lậu (văn hóa phẩm xấu) ở các chợ đen?
Trong NQ05 có hai đoàn bắt đầu với đại từ "Chúng ta." Chúng ta có ý nghĩa là một nhóm hay một khối người nói với nhau, nói cho nhau nghe. Ở đây "chúng ta" gồm những ai? Nhất định tôi nằm ở ngoài từ "chúng ta" ấy. Nhất định trong "chúng ta" có cấp lãnh đạo. Cũng có thể "chúng ta" gồm các đảng viên và các người được thành con người mới rồi.
Gần đầu bài này có viết đến những thành công của "chúng ta": "Đã xuất hiện một số tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt, đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng." Một số thì không nhiều lắm, phải không? Trong một đoạn sau khi "nhìn thẳng vào sự thật" thì viết "cần nhận rõ chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ nói chung còn thấp, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị còn ít, tiềm năng sáng tạo chưa được phát huy đầy đủ, bệnh phô trương hình thức, công thức, sơ lược còn nặng." Ý nghĩa "nói chung" rộng rãi hơn "một số."
Tôi rất muốn ai (nhất là một con người mới) phân tích chất lượng tốt năm 1987 là thế nào? Và giá trị ít là thế nào? Tất cả các tác phẩm thuở ấy đều được bao cấp, nghĩa là được sự bảo trợ của nhà nước. Đại khái những người có độc quyền đánh giá giá trị nghệ thuật của các tác phẩm cho rằng giá trị của các văn nghệ sĩ còn kém, còn ít - nói chung.
Thời ĐCVH thì có ba yếu tố chính là "dân tộc hóa," "đại chúng hóa," và "khoa học hóa." NQ05 thì vẫn coi trọng tính dân tộc: "nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc." Tính khoa học thì có lẽ được nhấn mạnh nhiều hơn. Trong NQ05 có lẽ điều cấp thiết nhất là Việt Nam phải phát triển kịp với thế giới ở ngoại. Phải "tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật hiện đại của thế giới."
Khái niệm đại chúng thì như không còn trong NQ05. Ở đây có chữ "dân chúng" nhưng dân chúng ở đây là như khán giả, độc giả nhìn đại khái. Từ "đại chúng" nghe rất là tư tưởng Mao Trạch Đông mà không còn thịnh hành ở Việt Nam.
Nhưng trong NQ05 thì tính đại chúng được thay thế với tính quốc tế. Đó là khái niệm Lê-nin là làm cách mạng quốc tế để dân hoàn cầu đoàn kết với nhau đến cùng. Phải "phát triển quan hệ quốc tế về văn hóa nhằm tăng cường hiểu biết và làm phong phú lẫn nhau giữa các nền văn hóa." Vì tư tưởng Mao trong ĐCVH thì văn hóa bị hẹp hỏi đến mức phải chống triết ly của Kant và Descartes.
Năm 1987 thì "Hợp tác toàn diện về văn hóa, văn nghệ" với ai? Trước hết với Liên Xô (Mùa xuân từ những bàn tay / Với tấm lòng Việt Nam Liên Xô). Thứ hai với Campuchea - lúc ấy Campuchea như là nước được sự bảo hộ (protectorate) của Việt Nam (tôi nghĩ rằng Việt Nam nên được biết ơn vì có đuổi bọn Pol Pot). Thứ ba với Ấn Độ (là một nước non-aligned / không liên kết), rồi "các nước khu vực Đông Nam Á." Cuối cùng là "các nước phương Tây" (do chắc vẫn bị dị ứng với chủ nghĩa tư bản).
Người ta có nhắc đến cuộc đổi mới như là một thời của Việt Nam được phóng khoáng hơn. Có lẽ là đúng như thế, nhưng tài liệu này tôi thấy còn rất bảo thủ. "Nền văn hóa mới Việt Nam xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin." "[C]ác nhà hoạt động văn học và nghệ thuật phải là những chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, chăm lo bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin." Như tôi nói ở trên chỉ có thay thế cụ Mao bằng cụ Lê. Nhưng như thế là khá tiến bộ rồi.
Hình như lúc nào người nhớ đến NQ05 thì họ nhắc đến câu:
Tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ, để phát triển tài năng.
Ý này đẹp lắm. Nhưng tự do trong tài liệu này còn nhiều điều kiện. Tự do phải "nằm trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo và được quy định bởi trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội." Còn nữa tự do này có nghĩa là "không vi phạm pháp luật, không phản động, và không đối truỵ." Khái niệm phản động và đối trụy có những lúc phải coi như có ý nghĩa rất rộng rãi. Có những thời mà cùm từ như "anh yêu em" hay "anh buồn nhớ em," "trả lại những ngày tháng cho em" hay "xích lại gần em" bị coi là phản động hay đối trụy.
Cái điều tốt nữa là trong NQ05 coi trọng văn nghệ sĩ và trí thức. Tài liệu này chủ trương "Bảo đảm các điều kiện tinh thần, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi về vật chất cho các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật yên tâm, phấn khởi làm việc." Nhưng từ thời này thì điều kiện vật chất bắt đầu phải nhờ vào việc "khai thác các tiềm năng về kinh tế, tài chính trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ." Đây là bước đi đầu tiên của chủ trương "xã hội hóa" văn hóa. Song từ "hoạt động kinh doanh" đến "chạy theo tiền" và "khuynh hướng thương mai" có xa không?
Ngồi đọc từ liệu này năm 2009 trên mảnh đất tư bản thì những chùm từ như "cách mạng tư tưởng và văn hóa" và "sự nghệp xây dựng chủ nghĩa" nghe lạ và viển vông. Không phải tôi chống hẳn các ý này nhưng ngày tháng càng trôi qua thì mục đích này càng xa. Tôi cũng mong đến những "tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt, đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng."
Từ 1987 đến hiện nay nước Việt Nam tôi xin hỏi có tác phẩm đến các tác phẩm đáp ứng nhu cầu này không? Về âm nhạc các bài ca Trần Tiến phong cách Đối Thoại 87 được viết trước từ liệu này. Có lẽ hai bài "Lambada quê ta" và "Sói con ngơ ngác" đáp ứng nhu cầu trên? Các bài "Kiếp đỏ đen" và "Lời sám hối của người hấp hối" của Duy Mạnh (chắc không được coi là "tốt")? Một số tác phẩm của Lê Minh Sơn? Xin các bạn góp ý.
Tôi muốn so sánh Nghị quyết 05 với Đề cương văn hóa của năm 1943. Hai văn bản đều khẳng định sự lãnh đạo của Đảng (năm 1943 là Đảng Cộng Sản Đông Dương) về lĩnh vực văn hóa. Năm 1943 Trường Chinh viết rằng "đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong." Năm 1987 thì Trần Độ viết "Trong lịch sử Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc giành được độc lập, tự do và đã mang lại quyền tự do sáng tác chân chính cho văn nghệ sĩ." Từ "phải" đến "đã."
Đề cương văn hóa được viết cho độc giả nào? Hình như là tất cả các người Việt toàn cầu? Tài liệu này không viết gì đến thù hay địch gì cả nhưng điều rõ là nó chống hai chế độ Pháp và Nhật (lúc bấy giờ cả hai đều là phát xít). ĐCVH cũng chống các thái độ phong kiến, nô dịch, thực dân, tiêu tư sản.
Nghị quyết 05 thì có thù có địch - đại khái là thành phần phản động. Phản động có ý nghĩa "phong kiến, thực dân, tư sản" - giống năm 1943. Năm 1987 rất có thể phải coi thế giới tư bản là địch. Những kẻ thù địch làm thế nào: họ "hòng biến văn hóa, văn nghệ thành phương tiện gieo rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa." Ở chỗ khác có nhắc đến vấn đề văn hóa, văn nghệ đối trụy nữa. Năm 1943 trong ĐCVH thì cái vấn đề là văn hóa bị "bảo thủ, chiết chung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm." Năm 1987 thì mặt thần bí vẫn là một vấn đề như vậy vẫn phải "Bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục."
Rất khó hiểu tại sao địch phản động đã vẫn còn đất sống - "các tổ chức, thể chế" được "xóa bỏ." Sức mạnh của địch có phép lạ. Vì thiếu đất sống thì những kẻ phản động "xâm nhập."
Tôi vẫn không rõ lắm chính ai là những kẻ có âm mưu "giao rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa"? Năm 1987 có phải là ông Ronald Reagan, bà Margaret Thatcher, và ông Pol Pot nữa? Có phải là những người Việt hải ngọai không được cải tạo tư tưởng thành con người mới, hay có phải những người bán đồ lậu (văn hóa phẩm xấu) ở các chợ đen?
Trong NQ05 có hai đoàn bắt đầu với đại từ "Chúng ta." Chúng ta có ý nghĩa là một nhóm hay một khối người nói với nhau, nói cho nhau nghe. Ở đây "chúng ta" gồm những ai? Nhất định tôi nằm ở ngoài từ "chúng ta" ấy. Nhất định trong "chúng ta" có cấp lãnh đạo. Cũng có thể "chúng ta" gồm các đảng viên và các người được thành con người mới rồi.
Gần đầu bài này có viết đến những thành công của "chúng ta": "Đã xuất hiện một số tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt, đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng." Một số thì không nhiều lắm, phải không? Trong một đoạn sau khi "nhìn thẳng vào sự thật" thì viết "cần nhận rõ chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ nói chung còn thấp, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị còn ít, tiềm năng sáng tạo chưa được phát huy đầy đủ, bệnh phô trương hình thức, công thức, sơ lược còn nặng." Ý nghĩa "nói chung" rộng rãi hơn "một số."
Tôi rất muốn ai (nhất là một con người mới) phân tích chất lượng tốt năm 1987 là thế nào? Và giá trị ít là thế nào? Tất cả các tác phẩm thuở ấy đều được bao cấp, nghĩa là được sự bảo trợ của nhà nước. Đại khái những người có độc quyền đánh giá giá trị nghệ thuật của các tác phẩm cho rằng giá trị của các văn nghệ sĩ còn kém, còn ít - nói chung.
Thời ĐCVH thì có ba yếu tố chính là "dân tộc hóa," "đại chúng hóa," và "khoa học hóa." NQ05 thì vẫn coi trọng tính dân tộc: "nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc." Tính khoa học thì có lẽ được nhấn mạnh nhiều hơn. Trong NQ05 có lẽ điều cấp thiết nhất là Việt Nam phải phát triển kịp với thế giới ở ngoại. Phải "tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật hiện đại của thế giới."
Khái niệm đại chúng thì như không còn trong NQ05. Ở đây có chữ "dân chúng" nhưng dân chúng ở đây là như khán giả, độc giả nhìn đại khái. Từ "đại chúng" nghe rất là tư tưởng Mao Trạch Đông mà không còn thịnh hành ở Việt Nam.
Nhưng trong NQ05 thì tính đại chúng được thay thế với tính quốc tế. Đó là khái niệm Lê-nin là làm cách mạng quốc tế để dân hoàn cầu đoàn kết với nhau đến cùng. Phải "phát triển quan hệ quốc tế về văn hóa nhằm tăng cường hiểu biết và làm phong phú lẫn nhau giữa các nền văn hóa." Vì tư tưởng Mao trong ĐCVH thì văn hóa bị hẹp hỏi đến mức phải chống triết ly của Kant và Descartes.
Năm 1987 thì "Hợp tác toàn diện về văn hóa, văn nghệ" với ai? Trước hết với Liên Xô (Mùa xuân từ những bàn tay / Với tấm lòng Việt Nam Liên Xô). Thứ hai với Campuchea - lúc ấy Campuchea như là nước được sự bảo hộ (protectorate) của Việt Nam (tôi nghĩ rằng Việt Nam nên được biết ơn vì có đuổi bọn Pol Pot). Thứ ba với Ấn Độ (là một nước non-aligned / không liên kết), rồi "các nước khu vực Đông Nam Á." Cuối cùng là "các nước phương Tây" (do chắc vẫn bị dị ứng với chủ nghĩa tư bản).
Người ta có nhắc đến cuộc đổi mới như là một thời của Việt Nam được phóng khoáng hơn. Có lẽ là đúng như thế, nhưng tài liệu này tôi thấy còn rất bảo thủ. "Nền văn hóa mới Việt Nam xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin." "[C]ác nhà hoạt động văn học và nghệ thuật phải là những chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, chăm lo bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin." Như tôi nói ở trên chỉ có thay thế cụ Mao bằng cụ Lê. Nhưng như thế là khá tiến bộ rồi.
Hình như lúc nào người nhớ đến NQ05 thì họ nhắc đến câu:
Tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ, để phát triển tài năng.
Ý này đẹp lắm. Nhưng tự do trong tài liệu này còn nhiều điều kiện. Tự do phải "nằm trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo và được quy định bởi trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội." Còn nữa tự do này có nghĩa là "không vi phạm pháp luật, không phản động, và không đối truỵ." Khái niệm phản động và đối trụy có những lúc phải coi như có ý nghĩa rất rộng rãi. Có những thời mà cùm từ như "anh yêu em" hay "anh buồn nhớ em," "trả lại những ngày tháng cho em" hay "xích lại gần em" bị coi là phản động hay đối trụy.
Cái điều tốt nữa là trong NQ05 coi trọng văn nghệ sĩ và trí thức. Tài liệu này chủ trương "Bảo đảm các điều kiện tinh thần, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi về vật chất cho các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật yên tâm, phấn khởi làm việc." Nhưng từ thời này thì điều kiện vật chất bắt đầu phải nhờ vào việc "khai thác các tiềm năng về kinh tế, tài chính trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ." Đây là bước đi đầu tiên của chủ trương "xã hội hóa" văn hóa. Song từ "hoạt động kinh doanh" đến "chạy theo tiền" và "khuynh hướng thương mai" có xa không?
Ngồi đọc từ liệu này năm 2009 trên mảnh đất tư bản thì những chùm từ như "cách mạng tư tưởng và văn hóa" và "sự nghệp xây dựng chủ nghĩa" nghe lạ và viển vông. Không phải tôi chống hẳn các ý này nhưng ngày tháng càng trôi qua thì mục đích này càng xa. Tôi cũng mong đến những "tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt, đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng."
Từ 1987 đến hiện nay nước Việt Nam tôi xin hỏi có tác phẩm đến các tác phẩm đáp ứng nhu cầu này không? Về âm nhạc các bài ca Trần Tiến phong cách Đối Thoại 87 được viết trước từ liệu này. Có lẽ hai bài "Lambada quê ta" và "Sói con ngơ ngác" đáp ứng nhu cầu trên? Các bài "Kiếp đỏ đen" và "Lời sám hối của người hấp hối" của Duy Mạnh (chắc không được coi là "tốt")? Một số tác phẩm của Lê Minh Sơn? Xin các bạn góp ý.
16 tháng 11, 2009
Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ ngày 28.11.1987 của Đảng cộng sản Việt Nam (trích)
Jason Gibbs dịch
…
Trong hoàn cảnh mới, có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn, thử thách, hoạt động văn hóa, văn nghệ mười hai năm qua đã thu được nhiều thành tựu và những kinh nghiệm quý, đồng thời cũng bộc lộ không ít nhược điểm, khuyết điểm.
In our new circumstances having many advantages but also many difficulties and trials, the cultural and artistic activity of the past twelve years has recorded many achievements and valuable experiences, yet at the same time has revealed not a few shortcomings and defects.
Chúng ta đã nhanh chóng xóa bỏ các tổ chức, thể chế phản động của chế độ cũ trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, đấu tranh chống âm mưu và hành động phá hoại của địch, chống những quan điểm, khuynh hướng, tàn dư của văn hóa, văn nghệ phản động và đồi trụy, xây dựng và phát triển rộng khắp nền văn hóa, văn nghệ cách mạng thảo đường lối, quan điểm của Đảng.
We promptly eradicated the reactionary organizations and institutions of the old regime in the realm of culture and the arts, have opposed schemes and acts of sabotage by the enemy, opposed the outlooks, orientations and vestiges of reactionary and licentious culture and arts, and have constructed and developed everywhere revolutionary culture and arts devoted to the line and outlook of the Party.
Chúng ta đã triển khai một cách đồng bộ và cân đối hơn công tác văn hóa, văn nghệ (cả chuyên nghiệp và nghiệp dư, cả ở Trung ương và địa phương), từng bước mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu văn hóa, văn nghệ ngày càng cao và phong phú của các tầng lớp nhân dân, các lứa tuổi. Đã xuất hiện một số tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt, đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng.
We have broadened in a more coordinated and balanced way cultural and artistic work (both professional and amateur, both from the Center and regionally), each step opening wider, and diversified these activities responding to the ever higher cultural and artistic requirements of every strata of society and of every age group. A number of literary and artistic works have appeared that are of good quality, that deal in a truthful and daring manner with the burning issues of life today and have attracted the attention of the masses.
...
Chúng ta chưa thể bằng lòng với những việc đã làm được. Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, cần nhận rõ chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ nói chung còn thấp, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị còn ít, tiềm năng sáng tạo chưa được phát huy đầy đủ, bệnh phô trương hình thức, công thức, sơ lược còn nặng. Nhiều hiện tượng tiêu cực như chạy theo tiền và tình trạng hỗn loạn kéo dài về dùng băng ghi hình có nội dung xấu chưa được ngăn chập kịp thời. Cuộc đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa phản động, đồi trụy chưa tốt. Những thành tựu và những thiếu sót nói trên gắn liền với những ưu điểm và khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, công tác quản lý, công tác xây dựng đội ngũ và cả những nhận thức lý luận trong điều kiện mới.
We cannot yet be satisfied with the deeds we have done. With an attitude of looking directly at the truth, we must clearly acknowledge that the quality and results of cultural and artistic activity are generally still poor, literary and artistic works of value are few, creative potential hasn't been fully brought into play, and the disease of the cursory flaunting of formulas, formalism is still severe. Many negative phenomena like running after money and the persistence of the chaotic situation of using videotapes have bad subject matter haven't been prevented in a timely way. The fight against the invasion of reactionary and licentious culture isn't good yet. The achievements and deficiencies spoken of above are closely related to leadership, management, the building of ranks, and theoretical awareness in new conditions.
…
II.
…
Hiện nay, văn hóa là một bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa, là một động lực mạnh mẽ, đồng thời là một mục tiêu lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn hóa và văn học, nghệ thuật có tác dụng to lớn trong việc góp phần thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, có chức năng bồi dưỡng đạo đức, tình cảm và năng lực thẩm mỹ cho con người, thỏa mãn những nhu cầu văn hóa ngày càng tăng của nhân dân. Giai đoạn mới của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt là công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện hiện nay đòi hỏi văn hóa, văn nghệ nước ta phải vươn lên đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới.
Today, culture is an essential part of ideological revolution and culture as a powerful force, simultaneously it's a major goal in the work of constructing socialism. Culture and literature, the arts have a sizable effect in the contribution to realization of the revolutionary mission, maintaining an extremely important role in the construction of new socialist people, they have the function of fostering morals, sentiment and aesthetic ability for people, of satisfying the ever increasing cultural requirements of the people. The new phase of socialist revolution in our country, especially the task of profound and complete renovation, requires that culture and the arts of our country must rise up to respond in the best way to the requirements of the new revolutionary mission.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng trong hoàn cảnh cách mạng khoa học, kỹ thuật đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có trên thế giới và việc giao lưu giữa các nước và các nền văn học ngày càng mở rộng, văn hóa, văn nghệ nước ta càng phải đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm.
To realize the Party's position of renovation in the circumstances of the scientific and technological revolution that is proceeding on a scale and at a pace never seen before and of the exchange between countries and their literature that is ever widening, culture and the arts in our country must renovate even more, renovating our ways of thinking and working.
Với tinh thần cách mạng và khoa học, cần nhận thức rõ sự đa dạng, phức tạp và xu thế phát triển của tình hình trong thế giới ngày nay để giải quyết một cách đúng đắn các vấn đề dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại, tư tưởng và học thuật, trước mắt và lâu dài trong công tác văn hóa, văn nghệ. Chú trọng phát huy bản sắc của nền văn hóa dân tộc và xây dựng bản lĩnh của con người mới Việt Nam để có thể tiếp thu những yếu tố văn hóa tốt đẹp từ bên ngoài vào và chủ động, vững vàng trước mọi thử thách.
With a revolutionary and scientific spirit, we need to clearly acknowledge the diversity, complexity and the developing tendencies of today's world situation to correctly resolve the problems of the national and the international, the traditional and the contemporary, the ideological and the pedagogical, the immediate and the lasting in our cultural and artistic work. Attach importance to bringing into play the character of national culture and build the aptitude of new Vietnamese people so that they can acquire the finest cultural principals from outside and take the initiative and be steady in the face of all trials.
Nền văn hóa mới Việt Nam xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc. Nó kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp như tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đồng thời có ý thức tự bồi đắp thêm những phẩm chất đã có tiền đề trong lịch sử và đang hình thành trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta như ý thức dân chủ, tinh thần quốc tế và tinh thần khoa học. Cần kết hợp hài hòa và nâng cao tinh hoa văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em trên đất nước ta, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật hiện đại của thế giới. Có như thế văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới phát triển rực rỡ và đóng góp xứng đáng vào nền văn hóa chung của nhân loại.
New Vietnamese culture built upon the foundation of the principles of Marxism and Leninism is a socialist culture exuberant with national color. It inherits and brings into the play the finest traditions like the spirit of patriotism, altruism, revolutionary heroism, and at the same time it is conscious of consolidating the qualities that are preconditioned in history and are taking shape in the socialist revolutionary process of our people like democratic consciousness, internationalist spirit and scientific spirit. It's necessary to coordinate the harmonization and elevation of the distinctive cultural essence of our land’s brother nationalities in our land, to selectively receive the contemporary cultural, scientific, and technological accomplishments of the world. Only in that way will Vietnamese socialist culture develop brilliantly and contribute suitably to the collective culture of humanity.
Văn học, nghệ thuật là bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Literature and the arts, an especially senstive part of culture that realize people's aspirations for truth, good and beauty, have the effect of fostering the feelings, soul, personality, and aptitude of each generation of citizens, constructs moral environment in society, construct new socialist people.
…
Văn học, nghệ thuật phải không ngừng nâng cao tính đảng và tính nhân dân, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phát huy chức năng hiểu biết, khám phá, dự báo, sáng tạo, nắm bắt nhạy bén hiện thực đang diễn biến, phát hiện và biểu dương cái mới, khẳng định những mầm non đang nảy sinh trong cuộc sống, phê phán không khoan nhượng những hiện tượng tiêu cực, bảo thủ, trì trệ, tạo nên những điển hình sống động về những con người mới trung thực, dũng cảm, năng động, sáng tạo trong chiến đấu và xây dựng, những chiến sĩ của công cuộc đổi mới, xây dựng được những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, tác động sâu sắc đến việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân dân, góp phần làm cho đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng lành mạnh và phong phú. Tiếng nói của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của sự thật, của lương tri, của tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, phản ánh được nguyện vọng sâu xa của nhân dân và quyết tâm của Đảng đưa công cuộc đổi mới đến thắng lợi.
Literature and the arts must ceaselessly elevate their party character and popular character, contribute to realizing the two strategic missions of constructing and protecting the socialist Fatherland, bringing into play the function of understanding, discovering, forecasting, creating, sensitively come to grips with an unfolding reality, make known and display the new, affirm the hopes budding in live of new people who are earnest, brave, dynamic and creative in struggling and building, the warriors of renovation who can build works that have ideological value and high artistry that have a profound influence in renovating the way of thinking and living, elevate the awakening of socialism and the aesthetic level of the people, contribute to a cultural life of the people that is ever more wholesome and rich. The voice of the Vietnamese socialist-realist arts must be a voice that is responsible, sincere, and free, the voice of truth, of the conscience, of communist humanitarianism, reflecting the most profound aspirations of the people and the Party's determination to renovate toward victory.
Để văn hóa, văn nghệ có thể làm tròn được chức năng cao cả của mình, các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật phải là những chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, chăm lo bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin và nhân sinh quan cách mạng, đề cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với nhân dân, xây dựng tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, đoàn kết với nhau chân thành, sâu sắc, tôn trọng tài năng và sự cống hiến của nhau, lên án và khắc phục những biểu hiện cơ hội, bè phái, lối sống buông thả, đi sâu vào cuộc sống, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp, mạnh dạn đổi mới trong tư duy và hoạt động sáng tạo.
In order for culture and the arts to be able to fulfill its lofty function, everyone active in literature and the arts must be warriors for the Party on the cultural and artistic front, devoting themselves to fostering a Marxist-Leninist worldview and revolutionary outlook in order to elevate their responsibility toward the country and the people, to build a spirit of cooperative socialism, to sincerely, profoundly unite, respect each other's talents and contributions, condemn and surmount opportunism and factionalism, loose lifestyles, go deeply into life, ceaselessly raise their cultural and professional levels, bravely renovate their thought and creative activity.
III.
…
Sớm ban hành các chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức văn hóa, văn nghệ khai thác các tiềm năng về kinh tế, tài chính trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo được những vốn tự có để có thêm điều kiện phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ. Tiến tới thành lập quỹ văn hóa Việt Nam theo hướng huy động mọi lực lượng, mọi khả năng cả ở trong và ngoài nước. Các tổ chức văn hóa, văn nghệ được quyền tự chủ xây dựng quỹ, vốn và sử dụng quỹ, vốn đó trong hoạt động của mình. Ngoài sự tài trợ thích đáng của Nhà nước về vật tư, kinh phí, các hội ở trung ương cũng như các hội ở địa phương có quyền lập quỹ, phát triển quỹ bằng những hoạt động nghề nghiệp, được hưởng chính sách ưu đãi về kinh tế tài chính để tự trang trải các kinh phí hoạt động, bảo đảm và cải thiện điều kiện sáng tạo và đời sống của các hội viên, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật của đất nước. Các chính sách kinh tế, tài chính này phải phù hợp với từng ngành, từng loại hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Quickly promulage policies aimed at encouraging cultural and artistic organizations to exploit economic and financial potentialities in production, doing business, providing service, create private funds in order to have more opportunities to develop the cultural and artistic mission. Advance towards establishing a Vietnamese cultural fund oriented toward mobilizing every force, every capability both here and overseas. Cultural and artistic organizations have the authority to independently build funds and capital and to use those funds and capital in their activities. In addition to appropriate financing from the Government for supplies and expenses, each central organization as well as each regional association has the authority to establish funding, to develop funding through their professional activities, get the benefit of a preferential economic and financial policy to settle their debts for their operating expenses, guarantee and ameliorate their member's creative and living conditions, contribute positively to the cultural and artistic development of the country. These economic and financial policies must conform to each branch, each cultural and artistic branch and type of activity.
Bảo đảm các điều kiện tinh thần, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi về vật chất cho các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật yên tâm, phấn khởi làm việc. "Cải tiến chính sách đối với người làm công tác nghệ thuật chuyên nghiệp, đãi ngộ xứng đáng lao động nghệ thuật, động viên sáng tạo khuyến khích tài năng" (Báo cáo chính trị tại Đại hội VI của Đảng).
To guarantee spiritual conditions, strive to create favorable material conditions so that those active in culture and the arts can feel at ease, have enthusiasm for their work. "Improve the policy toward people working professionally in the arts, treat artistic labor appropriately, mobilize creation and encourage talent" (Political report of the 6th Party Congress).
…
Tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ, để phát triển tài năng. Trong lịch sử Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc giành được độc lập, tự do và đã mang lại quyền tự do sáng tác chân chính cho văn nghệ sĩ. Bản chất quyền tự do sáng tác của văn nghệ sĩ nằm trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo và được quy định bởi trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
Creative freedom is the vital condition in order to produce authentic value in culture and the arts, in order to develop talent. During the history of the Party's leadership the entire nation has achieved independence and freedom and brought genuine creative freedom to artists. The essence of creative freedom for artist lies in the revolutionary cause led by the Party and is regulated by everybody's responsibility and duty toward the Fatherland and socialism.
Tác phẩm văn nghệ không vi phạm pháp luật, không phản động (chống lại dân tộc, chống lại chủ nghĩa xã hội, phá hoại hòa bình), và không đồi trụy (truyền bá tội ác, sự sa đọa, phá hoại nhân phẩm) đều có quyền được lưu hành và đặt dưới sự đánh giá, phán xét của công luận và sự phê bình. Đảng và Nhà nước khuyến khích thảo luận, tranh luận công khai để tìm ra chân lý. Cần tạo một không khí hồ hởi trong sáng tác, khêu gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cao đẹp trong các văn nghệ sĩ.
Works of art that do not break the law, that are not reactionary (against the people, against socialism, that sabotage peace), and are not depraved (propagate criminality, debauchery, sabotage human dignity) all have permission to circulate and are placed under the evaluation and judgment of public opinion and criticism. The Party and the Government encourage open discussion and debate to seek the truth. We need to create a jovial atmosphere for creation, arouse much refined creative inspiration in each artist.
Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật, trong việc phát triển các loại hình và thể loại nghệ thuật, các hình thức biểu hiện. Tự do sáng tác đi đôi với tự do phê bình. Người sáng tác và người phê bình phải làm chủ ngòi bút của mình, không ngừng rèn luyện bản lĩnh, nâng cao trình độ, chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân về công việc của mình.
The Party encourages artists' creative exploration, encourages and demands brave and expansive experimentation in artistic creation, in the development of each type and genre of the arts, each expressive form. Creative freedom goes along with critical freedom. Creators and critics must take control of the pens, ceaselessly train their aptitudes, elevate their intellectual level, accept their responsibility before the Party and the people for the work.
Nâng cao tính lý luận, trình độ khoa học, trình độ thẩm mỹ, hiểu biết thực tế sáng tác và thực tế cuộc sống sâu sắc hơn nữa trong công tác phê bình văn học nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu, phê bình cần lắng nghe và coi trọng dư luận của quần chúng rộng rãi. Phê bình phải khách quan, trong sáng, nghiêm túc và có tính chiến đấu cao, khắc phục thói nể nang hoặc thô bạo, lối phê bình một chiều, hời hợt, hình thức, sách vở.
Elevate the theoretical character and the scientific and aesthetic level, understanding of creative and living realities more profoundly in the criticism of literature and the arts. Researchers and critics must listen carefully to and respect the opinion of the broader public. Criticism must be objective, clear and serious and have a highly combative character, overcome lazy habits of indulgence or crudity or one-sided, superficial, formalist, or bookish ways of criticism.
…
Kiên quyết đấu tranh chống những tàn dư văn hóa phong kiến, thực dân, tư sản. Ngăn chặn khuynh hướng thương mại trong hoạt động văn hóa văn nghệ, đấu tranh với các loại văn nghệ dâm ô, khích động tội ác. Làm thất bại âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch và phản động hòng biến văn hóa, văn nghệ thành phương tiện gieo rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa. Bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục.
Firmly fight against feudal, colonial or bourgeois vestiges. Block the commercial tendency in culture and the arts, fight against all kinds of arts that are obscene or incite criminality. Foil the schemes and activities of enemy and reactionary forces intending to change culture and the arts into a means of spreading pessimism and a licentious way of life. Eliminate superstition and backward customs.
Phát triển quan hệ quốc tế về văn hóa nhằm tăng cường hiểu biết và làm phong phú lẫn nhau giữa các nền văn hóa, tạo điều kiện cho văn hóa, văn nghệ nước ta có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Hợp tác toàn diện về văn hóa, văn nghệ với Liên Xô, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, mở rộng sự giao lưu văn hóa mật thiết với Ấn Độ và các nước khu vực Đông Nam Á, mở rộng sự giao lưu văn hóa với các nước đang phát triển và các nước phương Tây, làm cho nhân dân ta được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa của Việt Nam trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, thông qua các mối quan hệ nhà nước, các tổ chức văn hóa, văn nghệ nước ta cần quan tâm hơn nữa đến sinh hoạt quốc tế, tham gia tích cực hơn vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình vì quyền lợi của dân tộc, của nhân dân lao động và cuộc sống của loài người.
Develop international cultural relationships aiming to reciprocally increase the understanding and enrichment of cultures, create conditions for the culture and arts of our country to have to develop more favorably. Collaborate comprehensively with the Soviet Union, Campuchia and our brother and sister socialist countries, open up close cultural exchanges with India and the countries of Southeast Asia, open up cultural exchanges with developing countries and Western countries, enable our people to come into contact with many of the world’s cultures. Push for Vietnamese cultural activities overseas, ratify relationships of governmental, cultural and artistic organizations of our country that should pay attention to international activity, participate positively in the fight to protect peace for the benefit of the people, for laboring peoples and mankind’s way of life.
IV.
…
Cải tiến phương thức lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ phải quán triệt quan điểm của Đảng đối với trí thức xã hội chủ nghĩa và phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, văn nghệ. "Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là đảm bảo quyền tự do sáng tạo, đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho năng lực được sử dụng đúng và phát triển. Phá bỏ những quan niệm hẹp hòi, không thấy tầng lớp trí thức ngày nay là những người lao động xã hội chủ nghĩa, được Đảng giáo dục và lãnh đạo, ngày càng gắn bó chặt chẽ với công nhân, nông dân" (Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI của Đảng).
Improve procedures for leadership and management that thoroughly understand the Party’s viewpoint towards socialist intellectuals and to correspond to the uniqueness of culture and the arts. “For intellectuals, the most important thing is to guarantee creative freedom, to correctly appraise aptitude and create the conditions so that aptitude is correctly utilized and developed. Destroy narrow-mindedness, those who don’t see that intellectuals today are socialist laborers who are educated and led by the Party, who are ever more tightly connected with the workers and peasants” (Political announcement of the Party’s Sixth Congress).
Nguồn: Hồi kí của Trần Độ (1955-1996), tập II, chương 3
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3307&rb=0102
“Nghị quyết của Bộ chính trị về văn học, nghệ thuật và văn hóa,” Tuần báo Văn nghệ, số 51-52, ngày 19.12.1987.
…
Trong hoàn cảnh mới, có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn, thử thách, hoạt động văn hóa, văn nghệ mười hai năm qua đã thu được nhiều thành tựu và những kinh nghiệm quý, đồng thời cũng bộc lộ không ít nhược điểm, khuyết điểm.
In our new circumstances having many advantages but also many difficulties and trials, the cultural and artistic activity of the past twelve years has recorded many achievements and valuable experiences, yet at the same time has revealed not a few shortcomings and defects.
Chúng ta đã nhanh chóng xóa bỏ các tổ chức, thể chế phản động của chế độ cũ trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, đấu tranh chống âm mưu và hành động phá hoại của địch, chống những quan điểm, khuynh hướng, tàn dư của văn hóa, văn nghệ phản động và đồi trụy, xây dựng và phát triển rộng khắp nền văn hóa, văn nghệ cách mạng thảo đường lối, quan điểm của Đảng.
We promptly eradicated the reactionary organizations and institutions of the old regime in the realm of culture and the arts, have opposed schemes and acts of sabotage by the enemy, opposed the outlooks, orientations and vestiges of reactionary and licentious culture and arts, and have constructed and developed everywhere revolutionary culture and arts devoted to the line and outlook of the Party.
Chúng ta đã triển khai một cách đồng bộ và cân đối hơn công tác văn hóa, văn nghệ (cả chuyên nghiệp và nghiệp dư, cả ở Trung ương và địa phương), từng bước mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu văn hóa, văn nghệ ngày càng cao và phong phú của các tầng lớp nhân dân, các lứa tuổi. Đã xuất hiện một số tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt, đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng.
We have broadened in a more coordinated and balanced way cultural and artistic work (both professional and amateur, both from the Center and regionally), each step opening wider, and diversified these activities responding to the ever higher cultural and artistic requirements of every strata of society and of every age group. A number of literary and artistic works have appeared that are of good quality, that deal in a truthful and daring manner with the burning issues of life today and have attracted the attention of the masses.
...
Chúng ta chưa thể bằng lòng với những việc đã làm được. Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, cần nhận rõ chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ nói chung còn thấp, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị còn ít, tiềm năng sáng tạo chưa được phát huy đầy đủ, bệnh phô trương hình thức, công thức, sơ lược còn nặng. Nhiều hiện tượng tiêu cực như chạy theo tiền và tình trạng hỗn loạn kéo dài về dùng băng ghi hình có nội dung xấu chưa được ngăn chập kịp thời. Cuộc đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa phản động, đồi trụy chưa tốt. Những thành tựu và những thiếu sót nói trên gắn liền với những ưu điểm và khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, công tác quản lý, công tác xây dựng đội ngũ và cả những nhận thức lý luận trong điều kiện mới.
We cannot yet be satisfied with the deeds we have done. With an attitude of looking directly at the truth, we must clearly acknowledge that the quality and results of cultural and artistic activity are generally still poor, literary and artistic works of value are few, creative potential hasn't been fully brought into play, and the disease of the cursory flaunting of formulas, formalism is still severe. Many negative phenomena like running after money and the persistence of the chaotic situation of using videotapes have bad subject matter haven't been prevented in a timely way. The fight against the invasion of reactionary and licentious culture isn't good yet. The achievements and deficiencies spoken of above are closely related to leadership, management, the building of ranks, and theoretical awareness in new conditions.
…
II.
…
Hiện nay, văn hóa là một bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa, là một động lực mạnh mẽ, đồng thời là một mục tiêu lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn hóa và văn học, nghệ thuật có tác dụng to lớn trong việc góp phần thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, có chức năng bồi dưỡng đạo đức, tình cảm và năng lực thẩm mỹ cho con người, thỏa mãn những nhu cầu văn hóa ngày càng tăng của nhân dân. Giai đoạn mới của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt là công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện hiện nay đòi hỏi văn hóa, văn nghệ nước ta phải vươn lên đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới.
Today, culture is an essential part of ideological revolution and culture as a powerful force, simultaneously it's a major goal in the work of constructing socialism. Culture and literature, the arts have a sizable effect in the contribution to realization of the revolutionary mission, maintaining an extremely important role in the construction of new socialist people, they have the function of fostering morals, sentiment and aesthetic ability for people, of satisfying the ever increasing cultural requirements of the people. The new phase of socialist revolution in our country, especially the task of profound and complete renovation, requires that culture and the arts of our country must rise up to respond in the best way to the requirements of the new revolutionary mission.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng trong hoàn cảnh cách mạng khoa học, kỹ thuật đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có trên thế giới và việc giao lưu giữa các nước và các nền văn học ngày càng mở rộng, văn hóa, văn nghệ nước ta càng phải đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm.
To realize the Party's position of renovation in the circumstances of the scientific and technological revolution that is proceeding on a scale and at a pace never seen before and of the exchange between countries and their literature that is ever widening, culture and the arts in our country must renovate even more, renovating our ways of thinking and working.
Với tinh thần cách mạng và khoa học, cần nhận thức rõ sự đa dạng, phức tạp và xu thế phát triển của tình hình trong thế giới ngày nay để giải quyết một cách đúng đắn các vấn đề dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại, tư tưởng và học thuật, trước mắt và lâu dài trong công tác văn hóa, văn nghệ. Chú trọng phát huy bản sắc của nền văn hóa dân tộc và xây dựng bản lĩnh của con người mới Việt Nam để có thể tiếp thu những yếu tố văn hóa tốt đẹp từ bên ngoài vào và chủ động, vững vàng trước mọi thử thách.
With a revolutionary and scientific spirit, we need to clearly acknowledge the diversity, complexity and the developing tendencies of today's world situation to correctly resolve the problems of the national and the international, the traditional and the contemporary, the ideological and the pedagogical, the immediate and the lasting in our cultural and artistic work. Attach importance to bringing into play the character of national culture and build the aptitude of new Vietnamese people so that they can acquire the finest cultural principals from outside and take the initiative and be steady in the face of all trials.
Nền văn hóa mới Việt Nam xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc. Nó kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp như tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đồng thời có ý thức tự bồi đắp thêm những phẩm chất đã có tiền đề trong lịch sử và đang hình thành trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta như ý thức dân chủ, tinh thần quốc tế và tinh thần khoa học. Cần kết hợp hài hòa và nâng cao tinh hoa văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em trên đất nước ta, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật hiện đại của thế giới. Có như thế văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới phát triển rực rỡ và đóng góp xứng đáng vào nền văn hóa chung của nhân loại.
New Vietnamese culture built upon the foundation of the principles of Marxism and Leninism is a socialist culture exuberant with national color. It inherits and brings into the play the finest traditions like the spirit of patriotism, altruism, revolutionary heroism, and at the same time it is conscious of consolidating the qualities that are preconditioned in history and are taking shape in the socialist revolutionary process of our people like democratic consciousness, internationalist spirit and scientific spirit. It's necessary to coordinate the harmonization and elevation of the distinctive cultural essence of our land’s brother nationalities in our land, to selectively receive the contemporary cultural, scientific, and technological accomplishments of the world. Only in that way will Vietnamese socialist culture develop brilliantly and contribute suitably to the collective culture of humanity.
Văn học, nghệ thuật là bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Literature and the arts, an especially senstive part of culture that realize people's aspirations for truth, good and beauty, have the effect of fostering the feelings, soul, personality, and aptitude of each generation of citizens, constructs moral environment in society, construct new socialist people.
…
Văn học, nghệ thuật phải không ngừng nâng cao tính đảng và tính nhân dân, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phát huy chức năng hiểu biết, khám phá, dự báo, sáng tạo, nắm bắt nhạy bén hiện thực đang diễn biến, phát hiện và biểu dương cái mới, khẳng định những mầm non đang nảy sinh trong cuộc sống, phê phán không khoan nhượng những hiện tượng tiêu cực, bảo thủ, trì trệ, tạo nên những điển hình sống động về những con người mới trung thực, dũng cảm, năng động, sáng tạo trong chiến đấu và xây dựng, những chiến sĩ của công cuộc đổi mới, xây dựng được những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, tác động sâu sắc đến việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân dân, góp phần làm cho đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng lành mạnh và phong phú. Tiếng nói của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của sự thật, của lương tri, của tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, phản ánh được nguyện vọng sâu xa của nhân dân và quyết tâm của Đảng đưa công cuộc đổi mới đến thắng lợi.
Literature and the arts must ceaselessly elevate their party character and popular character, contribute to realizing the two strategic missions of constructing and protecting the socialist Fatherland, bringing into play the function of understanding, discovering, forecasting, creating, sensitively come to grips with an unfolding reality, make known and display the new, affirm the hopes budding in live of new people who are earnest, brave, dynamic and creative in struggling and building, the warriors of renovation who can build works that have ideological value and high artistry that have a profound influence in renovating the way of thinking and living, elevate the awakening of socialism and the aesthetic level of the people, contribute to a cultural life of the people that is ever more wholesome and rich. The voice of the Vietnamese socialist-realist arts must be a voice that is responsible, sincere, and free, the voice of truth, of the conscience, of communist humanitarianism, reflecting the most profound aspirations of the people and the Party's determination to renovate toward victory.
Để văn hóa, văn nghệ có thể làm tròn được chức năng cao cả của mình, các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật phải là những chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, chăm lo bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin và nhân sinh quan cách mạng, đề cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với nhân dân, xây dựng tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, đoàn kết với nhau chân thành, sâu sắc, tôn trọng tài năng và sự cống hiến của nhau, lên án và khắc phục những biểu hiện cơ hội, bè phái, lối sống buông thả, đi sâu vào cuộc sống, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp, mạnh dạn đổi mới trong tư duy và hoạt động sáng tạo.
In order for culture and the arts to be able to fulfill its lofty function, everyone active in literature and the arts must be warriors for the Party on the cultural and artistic front, devoting themselves to fostering a Marxist-Leninist worldview and revolutionary outlook in order to elevate their responsibility toward the country and the people, to build a spirit of cooperative socialism, to sincerely, profoundly unite, respect each other's talents and contributions, condemn and surmount opportunism and factionalism, loose lifestyles, go deeply into life, ceaselessly raise their cultural and professional levels, bravely renovate their thought and creative activity.
III.
…
Sớm ban hành các chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức văn hóa, văn nghệ khai thác các tiềm năng về kinh tế, tài chính trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo được những vốn tự có để có thêm điều kiện phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ. Tiến tới thành lập quỹ văn hóa Việt Nam theo hướng huy động mọi lực lượng, mọi khả năng cả ở trong và ngoài nước. Các tổ chức văn hóa, văn nghệ được quyền tự chủ xây dựng quỹ, vốn và sử dụng quỹ, vốn đó trong hoạt động của mình. Ngoài sự tài trợ thích đáng của Nhà nước về vật tư, kinh phí, các hội ở trung ương cũng như các hội ở địa phương có quyền lập quỹ, phát triển quỹ bằng những hoạt động nghề nghiệp, được hưởng chính sách ưu đãi về kinh tế tài chính để tự trang trải các kinh phí hoạt động, bảo đảm và cải thiện điều kiện sáng tạo và đời sống của các hội viên, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật của đất nước. Các chính sách kinh tế, tài chính này phải phù hợp với từng ngành, từng loại hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Quickly promulage policies aimed at encouraging cultural and artistic organizations to exploit economic and financial potentialities in production, doing business, providing service, create private funds in order to have more opportunities to develop the cultural and artistic mission. Advance towards establishing a Vietnamese cultural fund oriented toward mobilizing every force, every capability both here and overseas. Cultural and artistic organizations have the authority to independently build funds and capital and to use those funds and capital in their activities. In addition to appropriate financing from the Government for supplies and expenses, each central organization as well as each regional association has the authority to establish funding, to develop funding through their professional activities, get the benefit of a preferential economic and financial policy to settle their debts for their operating expenses, guarantee and ameliorate their member's creative and living conditions, contribute positively to the cultural and artistic development of the country. These economic and financial policies must conform to each branch, each cultural and artistic branch and type of activity.
Bảo đảm các điều kiện tinh thần, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi về vật chất cho các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật yên tâm, phấn khởi làm việc. "Cải tiến chính sách đối với người làm công tác nghệ thuật chuyên nghiệp, đãi ngộ xứng đáng lao động nghệ thuật, động viên sáng tạo khuyến khích tài năng" (Báo cáo chính trị tại Đại hội VI của Đảng).
To guarantee spiritual conditions, strive to create favorable material conditions so that those active in culture and the arts can feel at ease, have enthusiasm for their work. "Improve the policy toward people working professionally in the arts, treat artistic labor appropriately, mobilize creation and encourage talent" (Political report of the 6th Party Congress).
…
Tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ, để phát triển tài năng. Trong lịch sử Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc giành được độc lập, tự do và đã mang lại quyền tự do sáng tác chân chính cho văn nghệ sĩ. Bản chất quyền tự do sáng tác của văn nghệ sĩ nằm trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo và được quy định bởi trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
Creative freedom is the vital condition in order to produce authentic value in culture and the arts, in order to develop talent. During the history of the Party's leadership the entire nation has achieved independence and freedom and brought genuine creative freedom to artists. The essence of creative freedom for artist lies in the revolutionary cause led by the Party and is regulated by everybody's responsibility and duty toward the Fatherland and socialism.
Tác phẩm văn nghệ không vi phạm pháp luật, không phản động (chống lại dân tộc, chống lại chủ nghĩa xã hội, phá hoại hòa bình), và không đồi trụy (truyền bá tội ác, sự sa đọa, phá hoại nhân phẩm) đều có quyền được lưu hành và đặt dưới sự đánh giá, phán xét của công luận và sự phê bình. Đảng và Nhà nước khuyến khích thảo luận, tranh luận công khai để tìm ra chân lý. Cần tạo một không khí hồ hởi trong sáng tác, khêu gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cao đẹp trong các văn nghệ sĩ.
Works of art that do not break the law, that are not reactionary (against the people, against socialism, that sabotage peace), and are not depraved (propagate criminality, debauchery, sabotage human dignity) all have permission to circulate and are placed under the evaluation and judgment of public opinion and criticism. The Party and the Government encourage open discussion and debate to seek the truth. We need to create a jovial atmosphere for creation, arouse much refined creative inspiration in each artist.
Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật, trong việc phát triển các loại hình và thể loại nghệ thuật, các hình thức biểu hiện. Tự do sáng tác đi đôi với tự do phê bình. Người sáng tác và người phê bình phải làm chủ ngòi bút của mình, không ngừng rèn luyện bản lĩnh, nâng cao trình độ, chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân về công việc của mình.
The Party encourages artists' creative exploration, encourages and demands brave and expansive experimentation in artistic creation, in the development of each type and genre of the arts, each expressive form. Creative freedom goes along with critical freedom. Creators and critics must take control of the pens, ceaselessly train their aptitudes, elevate their intellectual level, accept their responsibility before the Party and the people for the work.
Nâng cao tính lý luận, trình độ khoa học, trình độ thẩm mỹ, hiểu biết thực tế sáng tác và thực tế cuộc sống sâu sắc hơn nữa trong công tác phê bình văn học nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu, phê bình cần lắng nghe và coi trọng dư luận của quần chúng rộng rãi. Phê bình phải khách quan, trong sáng, nghiêm túc và có tính chiến đấu cao, khắc phục thói nể nang hoặc thô bạo, lối phê bình một chiều, hời hợt, hình thức, sách vở.
Elevate the theoretical character and the scientific and aesthetic level, understanding of creative and living realities more profoundly in the criticism of literature and the arts. Researchers and critics must listen carefully to and respect the opinion of the broader public. Criticism must be objective, clear and serious and have a highly combative character, overcome lazy habits of indulgence or crudity or one-sided, superficial, formalist, or bookish ways of criticism.
…
Kiên quyết đấu tranh chống những tàn dư văn hóa phong kiến, thực dân, tư sản. Ngăn chặn khuynh hướng thương mại trong hoạt động văn hóa văn nghệ, đấu tranh với các loại văn nghệ dâm ô, khích động tội ác. Làm thất bại âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch và phản động hòng biến văn hóa, văn nghệ thành phương tiện gieo rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa. Bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục.
Firmly fight against feudal, colonial or bourgeois vestiges. Block the commercial tendency in culture and the arts, fight against all kinds of arts that are obscene or incite criminality. Foil the schemes and activities of enemy and reactionary forces intending to change culture and the arts into a means of spreading pessimism and a licentious way of life. Eliminate superstition and backward customs.
Phát triển quan hệ quốc tế về văn hóa nhằm tăng cường hiểu biết và làm phong phú lẫn nhau giữa các nền văn hóa, tạo điều kiện cho văn hóa, văn nghệ nước ta có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Hợp tác toàn diện về văn hóa, văn nghệ với Liên Xô, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, mở rộng sự giao lưu văn hóa mật thiết với Ấn Độ và các nước khu vực Đông Nam Á, mở rộng sự giao lưu văn hóa với các nước đang phát triển và các nước phương Tây, làm cho nhân dân ta được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa của Việt Nam trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, thông qua các mối quan hệ nhà nước, các tổ chức văn hóa, văn nghệ nước ta cần quan tâm hơn nữa đến sinh hoạt quốc tế, tham gia tích cực hơn vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình vì quyền lợi của dân tộc, của nhân dân lao động và cuộc sống của loài người.
Develop international cultural relationships aiming to reciprocally increase the understanding and enrichment of cultures, create conditions for the culture and arts of our country to have to develop more favorably. Collaborate comprehensively with the Soviet Union, Campuchia and our brother and sister socialist countries, open up close cultural exchanges with India and the countries of Southeast Asia, open up cultural exchanges with developing countries and Western countries, enable our people to come into contact with many of the world’s cultures. Push for Vietnamese cultural activities overseas, ratify relationships of governmental, cultural and artistic organizations of our country that should pay attention to international activity, participate positively in the fight to protect peace for the benefit of the people, for laboring peoples and mankind’s way of life.
IV.
…
Cải tiến phương thức lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ phải quán triệt quan điểm của Đảng đối với trí thức xã hội chủ nghĩa và phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, văn nghệ. "Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là đảm bảo quyền tự do sáng tạo, đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho năng lực được sử dụng đúng và phát triển. Phá bỏ những quan niệm hẹp hòi, không thấy tầng lớp trí thức ngày nay là những người lao động xã hội chủ nghĩa, được Đảng giáo dục và lãnh đạo, ngày càng gắn bó chặt chẽ với công nhân, nông dân" (Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI của Đảng).
Improve procedures for leadership and management that thoroughly understand the Party’s viewpoint towards socialist intellectuals and to correspond to the uniqueness of culture and the arts. “For intellectuals, the most important thing is to guarantee creative freedom, to correctly appraise aptitude and create the conditions so that aptitude is correctly utilized and developed. Destroy narrow-mindedness, those who don’t see that intellectuals today are socialist laborers who are educated and led by the Party, who are ever more tightly connected with the workers and peasants” (Political announcement of the Party’s Sixth Congress).
Nguồn: Hồi kí của Trần Độ (1955-1996), tập II, chương 3
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3307&rb=0102
“Nghị quyết của Bộ chính trị về văn học, nghệ thuật và văn hóa,” Tuần báo Văn nghệ, số 51-52, ngày 19.12.1987.
13 tháng 11, 2009
Chiến sĩ Việt Nam (Vietnam's fighters) - Văn Cao (1945)
Bao chiến sĩ anh hùng.
So many heroic fighters
Lạnh lùng vung gươm ra sa trường.
Coldly brandish their swords entering the battlefield.
Quân xung phong, nước Nam đang chờ mong tay ngươi.
An assaulting army, the Southern land awaits their hands
Hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời.
The rivers' and mountains' soul, bravery is noted for a thousand lifetimes
Ngựa phi nơi xa kia nghe súng vang bên trời điệu kèn rộn ràng.
Horses galloping afar, listen over there to gunshots echo against the sky and the animated bugle call
Là trang nam nhi.
You're a fighting man.
Quyết chiến sa trường.
Determined to fight on the battlefield.
Sống thác coi thường.
Not caring whether you live or die.
Mong xác trong da ngựa bọc thân thể trai.
Awaiting a corpse wrapped in horse's hide, the young man's body
Bừng nghe dư âm mênh mông khúc anh hùng ca reo nơi biên cương,
Rising up, the vast echo of the heroic anthem, shouted from the frontier.
Bao chiến mã lên đường
So many warhorses take to the road
Giục lòng dân quân thi can trường
Stirring the people's army to test its mettle.
Nguyền tranh đấu cho giống nòi.
Swear an oath to the race.
Hận thù bao năm căm lòng đất nước tan tác
So many year's rancor, the grudge of a country driven to ruin
Xương máu đang khơi ngòi
Blood and bones are widening the canal
Tiếng than nơi nơi
The sound of grieving everywhere
Tháng năm đần trôi.
Year and months slowly pass.
Thề phục quốc.
Swear an oath to restore our sovereignty
Tiến lên Việt Nam!
Move up Vietnam!
Lập quyền dân
Establish the people's power
Tiến lên Việt Nam!
Move up Vietnam!
Đài hạnh phúc đắp xây tự do.
A monument to happiness, building up freedom.
Việt Nam tranh đấu chống quân ngoại xâm.
Vietnam fights, resisting the foreign, invading army
So many heroic fighters
Lạnh lùng vung gươm ra sa trường.
Coldly brandish their swords entering the battlefield.
Quân xung phong, nước Nam đang chờ mong tay ngươi.
An assaulting army, the Southern land awaits their hands
Hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời.
The rivers' and mountains' soul, bravery is noted for a thousand lifetimes
Ngựa phi nơi xa kia nghe súng vang bên trời điệu kèn rộn ràng.
Horses galloping afar, listen over there to gunshots echo against the sky and the animated bugle call
Là trang nam nhi.
You're a fighting man.
Quyết chiến sa trường.
Determined to fight on the battlefield.
Sống thác coi thường.
Not caring whether you live or die.
Mong xác trong da ngựa bọc thân thể trai.
Awaiting a corpse wrapped in horse's hide, the young man's body
Bừng nghe dư âm mênh mông khúc anh hùng ca reo nơi biên cương,
Rising up, the vast echo of the heroic anthem, shouted from the frontier.
Bao chiến mã lên đường
So many warhorses take to the road
Giục lòng dân quân thi can trường
Stirring the people's army to test its mettle.
Nguyền tranh đấu cho giống nòi.
Swear an oath to the race.
Hận thù bao năm căm lòng đất nước tan tác
So many year's rancor, the grudge of a country driven to ruin
Xương máu đang khơi ngòi
Blood and bones are widening the canal
Tiếng than nơi nơi
The sound of grieving everywhere
Tháng năm đần trôi.
Year and months slowly pass.
Thề phục quốc.
Swear an oath to restore our sovereignty
Tiến lên Việt Nam!
Move up Vietnam!
Lập quyền dân
Establish the people's power
Tiến lên Việt Nam!
Move up Vietnam!
Đài hạnh phúc đắp xây tự do.
A monument to happiness, building up freedom.
Việt Nam tranh đấu chống quân ngoại xâm.
Vietnam fights, resisting the foreign, invading army
12 tháng 11, 2009
Tam quốc
Mới đây tôi đọc xong chuyện Tam quốc trong bản dịch tiếng Anh dài gần 1000 trang. Lúc tôi còn ở Hà Nội tháng 6 vừa rồi tôi phỏng vấn nhạc sĩ Văn Ký. Ông kể rằng thanh niên lứa tuổi ông thời thanh niên rất mê đọc chuyện Tam quốc và chuyện có gây ảnh hưởng lớn trong văn nghệ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Cách đây mười năm tôi dịch bài ca "Chiến sĩ Việt Nam" nhưng đến câu này tôi không hiểu nổi:
Mong xác trong da ngựa bọc thân thể trai
Bây giờ mới hiểu. Trong bản dịch Three Kingdoms:
A man worthy of the name, who takes his sustenance in the service of his lord, considers it a boon to die on the battlefield, to be sent home wrapped in horsehide.
Trong Tam quốc người ta không chiến đấu vì dân tộc, vì tổ quốc nhưng lại chiến đấu vì gia tộc - service of his lord. Nhiệm vụ chính của một người đàn ông xứng đáng là chết trên trận chiến. Như Văn Cao viết:
Là trang nam nhi. / Quyết chiến sa trường. / Sống thác coi thường.
Quả là lãng mạn. Trong Tam Quốc thì các chiến dịch có mấy vạn người tham gia, nhưng các người bộ đội không giải quyết cái gì và bị chết liên miên nữa. Các chiến dịch được giải quyết vì những vị tướng phi ngựa "vung gươm." Văn Cao rằng:
Bao chiến sĩ anh hùng. / Lạnh lùng vung gươm ra sa trường.
Tam quốc có vô số nhân vật và các tên Trung Quốc nhìn rất giống nhau -- lắm lần tôi thấy rất khó phận biệt ai là ai. Nhưng tất nhiên có một số nhân vật nổi bật. Ba nhân vật Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi đều thú vị. Ba người vừa dũng cảm, vừa tình cảm.
Lưu Bị "thương dân, lấy dân làm gốc" nghe rất tư tưởng Mao Trạch Đông. Lưu Bị cũng được sự mến mộ của những người có tài. Quan Vũ sau khi chết thì càng hay vì một con ma còn thành hiển thánh. Trương Phi thì nóng tính và khó điều khiển nhưng rất trung nghĩa.
Nhưng có lẽ nhân vật nổi bật nhất trong chuyện này là Khổng Minh.
Khổng Minh giỏi thật là hiểu biết tâm lý con người và thấu hiểu khí của mỗi tình hình. Khổng Minh luôn luôn làm việc đúng lúc, hiểu trước chiến lược của địch. Khổng Minh do áp dụng đến địa lý và khí hậu được thắng - thắng như là một cuộc chơi. Và Khổng Minh tự điều khiển cảm xúc của mình. Khổng Minh không phải là kiểu người "vung gươm." Phải coi Khổng Minh như một nhà trí thức, một nhà trí thức thanh bạch. Chẳng lẽ ông Giáp muốn chịu ảnh hưởng của Khổng Minh?
Tôi nghĩ rằng Tam quốc rất có chất chủ nghĩa cá nhân. Các vị tướng thi đua nhau "sống thác coi thường." Dù có hàng triệu người tham gia các cuộc chiến chỉ có tham vọng của vài chục người gây ra mọi sự kiện trong sách này.
Cách đây mười năm tôi dịch bài ca "Chiến sĩ Việt Nam" nhưng đến câu này tôi không hiểu nổi:
Mong xác trong da ngựa bọc thân thể trai
Bây giờ mới hiểu. Trong bản dịch Three Kingdoms:
A man worthy of the name, who takes his sustenance in the service of his lord, considers it a boon to die on the battlefield, to be sent home wrapped in horsehide.
Trong Tam quốc người ta không chiến đấu vì dân tộc, vì tổ quốc nhưng lại chiến đấu vì gia tộc - service of his lord. Nhiệm vụ chính của một người đàn ông xứng đáng là chết trên trận chiến. Như Văn Cao viết:
Là trang nam nhi. / Quyết chiến sa trường. / Sống thác coi thường.
Quả là lãng mạn. Trong Tam Quốc thì các chiến dịch có mấy vạn người tham gia, nhưng các người bộ đội không giải quyết cái gì và bị chết liên miên nữa. Các chiến dịch được giải quyết vì những vị tướng phi ngựa "vung gươm." Văn Cao rằng:
Bao chiến sĩ anh hùng. / Lạnh lùng vung gươm ra sa trường.
Tam quốc có vô số nhân vật và các tên Trung Quốc nhìn rất giống nhau -- lắm lần tôi thấy rất khó phận biệt ai là ai. Nhưng tất nhiên có một số nhân vật nổi bật. Ba nhân vật Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi đều thú vị. Ba người vừa dũng cảm, vừa tình cảm.
Lưu Bị "thương dân, lấy dân làm gốc" nghe rất tư tưởng Mao Trạch Đông. Lưu Bị cũng được sự mến mộ của những người có tài. Quan Vũ sau khi chết thì càng hay vì một con ma còn thành hiển thánh. Trương Phi thì nóng tính và khó điều khiển nhưng rất trung nghĩa.
Nhưng có lẽ nhân vật nổi bật nhất trong chuyện này là Khổng Minh.
Khổng Minh giỏi thật là hiểu biết tâm lý con người và thấu hiểu khí của mỗi tình hình. Khổng Minh luôn luôn làm việc đúng lúc, hiểu trước chiến lược của địch. Khổng Minh do áp dụng đến địa lý và khí hậu được thắng - thắng như là một cuộc chơi. Và Khổng Minh tự điều khiển cảm xúc của mình. Khổng Minh không phải là kiểu người "vung gươm." Phải coi Khổng Minh như một nhà trí thức, một nhà trí thức thanh bạch. Chẳng lẽ ông Giáp muốn chịu ảnh hưởng của Khổng Minh?
Tôi nghĩ rằng Tam quốc rất có chất chủ nghĩa cá nhân. Các vị tướng thi đua nhau "sống thác coi thường." Dù có hàng triệu người tham gia các cuộc chiến chỉ có tham vọng của vài chục người gây ra mọi sự kiện trong sách này.
7 tháng 11, 2009
Lycée Albert Sarraut - 1939
Photo de classe au lycée Albert Sarraut de Hanoï (classe de 3èmeA ; photo prise en 1939).
Lứa tuổi teen Hà Nội xưa - chắc các người trong tầm ảnh này sinh những năm 1921-3 gì đó. Albert Sarraut là một trường tư, hiện nay là Trường Trần Phú. Hình như người chàng trai bên trái là Lê Thanh Khôi. Có bạn nào nhận ra người sinh viên nào khác trong bức ảnh này?
Xem thêm bức ảnh Lycée Albert Sarraut ở đây.
5 tháng 11, 2009
Văn hóa văn nghệ nghệ thuật
7,100,000 for "văn hóa"
5,390,000 for "nghệ thuật"
3,190,000 for "văn nghệ"
8,590,000 for "văn hóa nghệ thuật"
3,440,000 for "văn hóa và nghệ thuật"
5,220,000 for "văn hóa văn nghệ"
2,180,000 for "văn hóa và văn nghệ"
5,080,000 for "văn hoá"
11,700,000 for "văn hoá nghệ thuật"
2,620,000 for "văn hoá văn nghệ"
446,000,000 for culture
86,400,000 for "the arts"
9,140,000 for "the performing arts"
22,200,000 for "literature and the arts"
58,300,000 for "culture and the arts"
4,870,000 for "arts and culture"
709,000 for "culture literature and the arts"
914 for "culture and the performing arts"
Ở trên là kết quả số trang được tìm kiếm trên google về một số chụm từ. Bằng tiếng Việt hai chụm "văn hóa nghệ thuật" / "văn hoá nghệ thuật" đều phổ biên hơn "văn hóa" / "văn hoá" và "văn nghệ thuật" tách riêng. Chùm từ "văn hóa văn nghệ" gần phổ biên bằng từ "văn nghệ." Bằng tiếng Anh hai chữ culture và "the arts" đều phổ biến hơn các chùm từ ghép chung.
Tôi đang đọc nhiều nghị quyết của chính phủ Việt Nam về văn hóa / văn nghệ / nghệ thuật và nhìn thấy rằng lắm lần văn hóa được ghép với các từ khác.
Trên số mới (tháng 11 2009) của tạp chí Harpers có một bài điểm sách Arthur Krystal viết về quyển Dancing in the Dark: A Cultural History of the Great Depression [Điệu múa bóng tối: Lịch sử văn hóa của đại khủng hoảng kinh tế] của Morris Dickstein.
Ông Krystal có một quan niệm tôi thấy hợp lý:
Culture and the arts have always had an uneasy relationship: one derives its essential quality from the general; the other from the particular. [Văn hóa và nghệ thuật luôn luôn có một mối quan hệ phức tạp; một cái có nguồn góp căn bản từ cái chung; cái khác có nguồn góp từ cái riêng].
Ông viết thêm:
The truth is that art is not simply a socialized phenomenon, not one text among a myriad of text, but a unique contribution to an ongoing discussion with other artists past and present. [Thật sự văn nghệ không đơn thuần là một hiện tượng xã hội hoá, không phải riêng một tác phẩm trong vô số tác phẩm khác, nhưng làm đóng góp trong một cuộc đối thoại không ngừng với các văn nghệ sĩ xưa và nay].
...
"The past is always being manipulated, and the recoverable past--what sticks in the minds of the populace at any one time--is often a collection of myths, popular conceptions, and fanciful images. But it is precisely these things--the stories that are repeated, the music and lyrics that play in our heads--that contribute to a sense of a nation's character; not its constitution, or its charters, or its laws." [Thời quá khứ bao giờ cũng bị điều khiển, và thời quá khứ thu hồi lại--những điều mà bám chắc trong tâm trí của quần chúng bất kỳ một thuở nào--lắm lúc là một đống các huyền thoại, các quan niệm phổ thông, các hình ảnh kỳ cục. Song chính những thứ này--các câu chuyện kể lại, các nhạc phẩm và ca từ diễn lại trong đầu chúng ta--mà đóng góc cho một ý nghĩa về tính một quốc gia; chứ phải là hiến pháp, hiên chương hay pháp luật của quốc gia].
5,390,000 for "nghệ thuật"
3,190,000 for "văn nghệ"
8,590,000 for "văn hóa nghệ thuật"
3,440,000 for "văn hóa và nghệ thuật"
5,220,000 for "văn hóa văn nghệ"
2,180,000 for "văn hóa và văn nghệ"
5,080,000 for "văn hoá"
11,700,000 for "văn hoá nghệ thuật"
2,620,000 for "văn hoá văn nghệ"
446,000,000 for culture
86,400,000 for "the arts"
9,140,000 for "the performing arts"
22,200,000 for "literature and the arts"
58,300,000 for "culture and the arts"
4,870,000 for "arts and culture"
709,000 for "culture literature and the arts"
914 for "culture and the performing arts"
Ở trên là kết quả số trang được tìm kiếm trên google về một số chụm từ. Bằng tiếng Việt hai chụm "văn hóa nghệ thuật" / "văn hoá nghệ thuật" đều phổ biên hơn "văn hóa" / "văn hoá" và "văn nghệ thuật" tách riêng. Chùm từ "văn hóa văn nghệ" gần phổ biên bằng từ "văn nghệ." Bằng tiếng Anh hai chữ culture và "the arts" đều phổ biến hơn các chùm từ ghép chung.
Tôi đang đọc nhiều nghị quyết của chính phủ Việt Nam về văn hóa / văn nghệ / nghệ thuật và nhìn thấy rằng lắm lần văn hóa được ghép với các từ khác.
Trên số mới (tháng 11 2009) của tạp chí Harpers có một bài điểm sách Arthur Krystal viết về quyển Dancing in the Dark: A Cultural History of the Great Depression [Điệu múa bóng tối: Lịch sử văn hóa của đại khủng hoảng kinh tế] của Morris Dickstein.
Ông Krystal có một quan niệm tôi thấy hợp lý:
Culture and the arts have always had an uneasy relationship: one derives its essential quality from the general; the other from the particular. [Văn hóa và nghệ thuật luôn luôn có một mối quan hệ phức tạp; một cái có nguồn góp căn bản từ cái chung; cái khác có nguồn góp từ cái riêng].
Ông viết thêm:
The truth is that art is not simply a socialized phenomenon, not one text among a myriad of text, but a unique contribution to an ongoing discussion with other artists past and present. [Thật sự văn nghệ không đơn thuần là một hiện tượng xã hội hoá, không phải riêng một tác phẩm trong vô số tác phẩm khác, nhưng làm đóng góp trong một cuộc đối thoại không ngừng với các văn nghệ sĩ xưa và nay].
...
"The past is always being manipulated, and the recoverable past--what sticks in the minds of the populace at any one time--is often a collection of myths, popular conceptions, and fanciful images. But it is precisely these things--the stories that are repeated, the music and lyrics that play in our heads--that contribute to a sense of a nation's character; not its constitution, or its charters, or its laws." [Thời quá khứ bao giờ cũng bị điều khiển, và thời quá khứ thu hồi lại--những điều mà bám chắc trong tâm trí của quần chúng bất kỳ một thuở nào--lắm lúc là một đống các huyền thoại, các quan niệm phổ thông, các hình ảnh kỳ cục. Song chính những thứ này--các câu chuyện kể lại, các nhạc phẩm và ca từ diễn lại trong đầu chúng ta--mà đóng góc cho một ý nghĩa về tính một quốc gia; chứ phải là hiến pháp, hiên chương hay pháp luật của quốc gia].
3 tháng 11, 2009
Ca dao mẹ - phân tích 2
Sau đây tôi sẽ nói về hai tư liệu âm thanh có Khánh Ly trình bày bài ca này. Trong tư liệu âm thanh thứ nhất Khánh Ly song ca với Trịnh Công Sơn (hát về đệm guitar) tại Quán Văn năm 1966-1967 gì nào đó. Tư liệu âm thanh thứ hai là băng Hát cho quê hương Việt Nam (1968).
Đàn đệm của Trịnh Công Sơn quả là đơn sơ - chỉ có một hợp âm G# thứ là một hợp âm vạch (bar chord). Kẻ trên có các nốt lúc Trịnh Công Sơn thử đàn trước khi diễn bài. Trong hợp âm không đổi này nốt G# ở trên rất kêu vang rồi G# trầm (là âm gốc) thì gần như không có.
Âm vực khi biểu diễn thấp hơn bản nhạc quãng năm giảm để hợp với giọng trầm của Khánh Ly. Giọng nam cao của Trịnh Công Sơn cũng hợp với âm vực này. Khi Trịnh Công Sơn hát chung thì tác phẩm này cũng mất chất ngũ cung (thành "thất cung" / aeolian hơn)
Lúc biểu diễn bài hát thì một nét phân biệt phiên khúc với điệp khúc của bài ca này biết mất hẳn. Đó là sự khác biệt của hai tiết tấu nốt móc có chấm và nốt móc kép với hai nốt móc đều. Lúc biểu diễn thì tôi không còn nghe loại nhịp 4/4 (bốn nốt đên trong một ô nhịp) mà lại nghe loại nhịp 6/8 (6 nốt móc trong một ô nhịp). Vì tôi ghi lại theo loại nhịp 6/8 thì số ô nhịp trong bài hát này được gấp đôi.
Các mô hình tiết tấu nốt móc có chấm (bằng 3 nốt móc kép) với một nốt móc kếp thì thành nốt đen (bằng 2 nốt móc) với một nốt móc. Tỷ lệ 3 / 1 thành tỷ lệ 2 / 1. Tỷ lệ tiết tấu 3 / 1 như Trịnh Công Sơn ghi ra trên ban nhạc thì nghe sắc, nghe khỏe khoắn. Tiết tấu như Khánh Ly và Trịnh Công Sơn hát (và như Trịnh Công Sơn đệm) thì nghe êm dịu và vừa phải. Phải nói rằng tôi chưa lẩn nào nghe ai biểu diễn tiết tấu của bài ca đúng theo nốt mà tác giả viết (nhưng xem ví dụ ở dưới đây để phân tích thêm ý kiến này). Như vậy chắc chính Trịnh Công Sơn không ghi ra đúng như ý mình.
Mà lúc đến điệp khúc thì các nốt móc đều trong bản nhạc (tỷ lệ 1/1) lúc hai người hát cũng thành ra như trên (tỷ lệ 2/1). Tiết tấu vốn có chỉ được giữ ở cuối điệp khúc lúc hát hai từ "giây bàng."
Biểu diễn theo phong cách nào giai điệu của "Ca dao mẹ" cũng đẹp, hay và dễ thuộc. Song cách phổ lời cho giai điệu trong ca khúc có một thiếu sót -- đó là cách đặt lời "võng." Người ta nói đây là do Trịnh Công Sơn là người Huế. Nhưng thả lỗi cách đặt lời này thì cũng phải thả lỗi cho nhiều nhạc sĩ trẻ hiện nay.
Khánh Ly hát ở đây không trang điểm lắm. Phải đến điệp khúc thì Khánh Ly hát thêm nốt luyến với các từ "đênh" (lênh đênh) và "quê hương." Tiết tấu của các nốt trước "lênh đênh" và "quê hương" cũng kéo dài, được hát đều hơn -- thành 2 nhịp nốt móc hai lúc hát "con tiếng hát." (Tôi có chứng minh trong phân tích 1 rằng các nốt "quê hương" (cung IV trong thang âm) thành cao điểm cảm xúc trong bài hát này).
Sau đây là bản tôi chép lại từ băng Hát cho quê hương Việt Nam.
Trong băng này thì loại nhịp vẫn là 6/8, vẫn là gam G# thứ. Đàn ghi ta bass gẩy tiết tấu không đổi (ostinato) là nốt đen với nốt móc -- lúc bắt đầu là G#-D#-G#-D#. Tiết nhịp xanh ban (cymbal) đơn giản là 6/8 -- sáu nốt móc lặp lại -- nhưng tiết nhịp của trống có dây mặt (snare drum) thì phức tạp. Nó theo các phách 2, 3 rưỡi, 5 và 6 rưỡi. Ở dưới tôi viết lại các nốt trống theo loại nhịp 2/4 để chứng minh sự đều đằn của nhịp đảo phách này. Và loại nhịp ấy đúng hơn với các tỷ lệ 3 / 1 hay 1 /1 trong bản viết của Trịnh Công Sơn. (Kiểu đảo phách rất thông dụng trong nhạc jazz - ví dụ nghe "My Favorite Things" của John Coltrane, Elvin Jones đánh trống. [Tất nhiên người đánh trống đệm cho Khánh Ly không đánh điệu luyện và tự do như Elvin Jones]).
Đại khái thì cách hát của Khánh Ly trên băng này không khác lắm với cách hát ở Quán Văn. Sự kiện khác nhất ở đây là thỉnh thoàng Khánh Ly hát đúng tiết tấu nốt móc có chấm với nốt móc kép như Trịnh Công Sơn viết cho phiên khúc -- xem các cặp từ "con mây," "tuôn cho," "hương nghe." Nhưng cùng thời cũng có những đôi nốt đều (nốt móc với nốt móc) như Trịnh Công Sơn viết cho điệp khúc -- xem các cặp từ "lạy trời," "vun lên," "tủi nhục."
Đến với điệp khúc thì vẫn có tiết tấu mốt nóc có chấm với nốt móc kép với các cặp từ "con ru," "dạy cho." Lúc hát "Mẹ ngồi ru con tiếng hát lên đênh" thì hai chữ "con tiếng" thành đều (cả hai có độ dài là nốt móc có chấm) và hai chữ "hát lênh" cũng thành đều (cả hai có độ dài là nốt móc). Khác với tiếng luyến khi hát ở Quán Văn, Khánh Ly hát câu "Mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương" với thêm một nốt E đi lên hàng xóm. Câu sau ("Mẹ nhìn con đi phút giây bàng hoàng") cũng có mô típ tiết tấu tương tự lúc hát hai chữ "giây bàng" thành hai nốt hàng xóm (thật ra nốt G# là một nốt lướt đến nốt F#).
Vì các chi tiết nhỏ được hát một cách khác thì Khánh Ly biểu diễn hay hơn ở đây (chắc do Khánh Ly có thêm kinh nghiệm, và có điều kiện hát ở phòng thu). Khánh Ly hát cách nốt luyến ở Quán Văn nghe hơi non nớt. Nhưng Khánh Ly và Trịnh Công Sơn hát ở Quán Văn nhất định có sức truyền cảm. Trên băng Hát cho quê hương Việt Nam hát có tin tưởng hơn, hấp dẫn hơn và vẫn có sức truyền cảm. Ở Quán Văn thì cây đàn ghi ta quá đơn sơ của Trịnh Công Sơn làm cho hai giọng ca được "trần trụi" một cách đầy ma lực. Trên băng Hát cho quê hương Việt Nam dù có tiết tấu khá phức tạp nhưng vẫn nghe tự nhiên.
Đàn đệm của Trịnh Công Sơn quả là đơn sơ - chỉ có một hợp âm G# thứ là một hợp âm vạch (bar chord). Kẻ trên có các nốt lúc Trịnh Công Sơn thử đàn trước khi diễn bài. Trong hợp âm không đổi này nốt G# ở trên rất kêu vang rồi G# trầm (là âm gốc) thì gần như không có.
Âm vực khi biểu diễn thấp hơn bản nhạc quãng năm giảm để hợp với giọng trầm của Khánh Ly. Giọng nam cao của Trịnh Công Sơn cũng hợp với âm vực này. Khi Trịnh Công Sơn hát chung thì tác phẩm này cũng mất chất ngũ cung (thành "thất cung" / aeolian hơn)
Lúc biểu diễn bài hát thì một nét phân biệt phiên khúc với điệp khúc của bài ca này biết mất hẳn. Đó là sự khác biệt của hai tiết tấu nốt móc có chấm và nốt móc kép với hai nốt móc đều. Lúc biểu diễn thì tôi không còn nghe loại nhịp 4/4 (bốn nốt đên trong một ô nhịp) mà lại nghe loại nhịp 6/8 (6 nốt móc trong một ô nhịp). Vì tôi ghi lại theo loại nhịp 6/8 thì số ô nhịp trong bài hát này được gấp đôi.
Các mô hình tiết tấu nốt móc có chấm (bằng 3 nốt móc kép) với một nốt móc kếp thì thành nốt đen (bằng 2 nốt móc) với một nốt móc. Tỷ lệ 3 / 1 thành tỷ lệ 2 / 1. Tỷ lệ tiết tấu 3 / 1 như Trịnh Công Sơn ghi ra trên ban nhạc thì nghe sắc, nghe khỏe khoắn. Tiết tấu như Khánh Ly và Trịnh Công Sơn hát (và như Trịnh Công Sơn đệm) thì nghe êm dịu và vừa phải. Phải nói rằng tôi chưa lẩn nào nghe ai biểu diễn tiết tấu của bài ca đúng theo nốt mà tác giả viết (nhưng xem ví dụ ở dưới đây để phân tích thêm ý kiến này). Như vậy chắc chính Trịnh Công Sơn không ghi ra đúng như ý mình.
Mà lúc đến điệp khúc thì các nốt móc đều trong bản nhạc (tỷ lệ 1/1) lúc hai người hát cũng thành ra như trên (tỷ lệ 2/1). Tiết tấu vốn có chỉ được giữ ở cuối điệp khúc lúc hát hai từ "giây bàng."
Biểu diễn theo phong cách nào giai điệu của "Ca dao mẹ" cũng đẹp, hay và dễ thuộc. Song cách phổ lời cho giai điệu trong ca khúc có một thiếu sót -- đó là cách đặt lời "võng." Người ta nói đây là do Trịnh Công Sơn là người Huế. Nhưng thả lỗi cách đặt lời này thì cũng phải thả lỗi cho nhiều nhạc sĩ trẻ hiện nay.
Khánh Ly hát ở đây không trang điểm lắm. Phải đến điệp khúc thì Khánh Ly hát thêm nốt luyến với các từ "đênh" (lênh đênh) và "quê hương." Tiết tấu của các nốt trước "lênh đênh" và "quê hương" cũng kéo dài, được hát đều hơn -- thành 2 nhịp nốt móc hai lúc hát "con tiếng hát." (Tôi có chứng minh trong phân tích 1 rằng các nốt "quê hương" (cung IV trong thang âm) thành cao điểm cảm xúc trong bài hát này).
Sau đây là bản tôi chép lại từ băng Hát cho quê hương Việt Nam.
Trong băng này thì loại nhịp vẫn là 6/8, vẫn là gam G# thứ. Đàn ghi ta bass gẩy tiết tấu không đổi (ostinato) là nốt đen với nốt móc -- lúc bắt đầu là G#-D#-G#-D#. Tiết nhịp xanh ban (cymbal) đơn giản là 6/8 -- sáu nốt móc lặp lại -- nhưng tiết nhịp của trống có dây mặt (snare drum) thì phức tạp. Nó theo các phách 2, 3 rưỡi, 5 và 6 rưỡi. Ở dưới tôi viết lại các nốt trống theo loại nhịp 2/4 để chứng minh sự đều đằn của nhịp đảo phách này. Và loại nhịp ấy đúng hơn với các tỷ lệ 3 / 1 hay 1 /1 trong bản viết của Trịnh Công Sơn. (Kiểu đảo phách rất thông dụng trong nhạc jazz - ví dụ nghe "My Favorite Things" của John Coltrane, Elvin Jones đánh trống. [Tất nhiên người đánh trống đệm cho Khánh Ly không đánh điệu luyện và tự do như Elvin Jones]).
Đại khái thì cách hát của Khánh Ly trên băng này không khác lắm với cách hát ở Quán Văn. Sự kiện khác nhất ở đây là thỉnh thoàng Khánh Ly hát đúng tiết tấu nốt móc có chấm với nốt móc kép như Trịnh Công Sơn viết cho phiên khúc -- xem các cặp từ "con mây," "tuôn cho," "hương nghe." Nhưng cùng thời cũng có những đôi nốt đều (nốt móc với nốt móc) như Trịnh Công Sơn viết cho điệp khúc -- xem các cặp từ "lạy trời," "vun lên," "tủi nhục."
Đến với điệp khúc thì vẫn có tiết tấu mốt nóc có chấm với nốt móc kép với các cặp từ "con ru," "dạy cho." Lúc hát "Mẹ ngồi ru con tiếng hát lên đênh" thì hai chữ "con tiếng" thành đều (cả hai có độ dài là nốt móc có chấm) và hai chữ "hát lênh" cũng thành đều (cả hai có độ dài là nốt móc). Khác với tiếng luyến khi hát ở Quán Văn, Khánh Ly hát câu "Mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương" với thêm một nốt E đi lên hàng xóm. Câu sau ("Mẹ nhìn con đi phút giây bàng hoàng") cũng có mô típ tiết tấu tương tự lúc hát hai chữ "giây bàng" thành hai nốt hàng xóm (thật ra nốt G# là một nốt lướt đến nốt F#).
Vì các chi tiết nhỏ được hát một cách khác thì Khánh Ly biểu diễn hay hơn ở đây (chắc do Khánh Ly có thêm kinh nghiệm, và có điều kiện hát ở phòng thu). Khánh Ly hát cách nốt luyến ở Quán Văn nghe hơi non nớt. Nhưng Khánh Ly và Trịnh Công Sơn hát ở Quán Văn nhất định có sức truyền cảm. Trên băng Hát cho quê hương Việt Nam hát có tin tưởng hơn, hấp dẫn hơn và vẫn có sức truyền cảm. Ở Quán Văn thì cây đàn ghi ta quá đơn sơ của Trịnh Công Sơn làm cho hai giọng ca được "trần trụi" một cách đầy ma lực. Trên băng Hát cho quê hương Việt Nam dù có tiết tấu khá phức tạp nhưng vẫn nghe tự nhiên.
1 tháng 11, 2009
Ca dao mẹ - phân tích 1
"Ca dao mẹ" có cấu trúc bình thường của một bài ca phổ thông - AABA. A là phiên khúc, B là điệp khúc đều có 8 ô nhịp.
Phiên khúc và điệp khúc được phân biệt về tiết tấu -- phiên khúc với nốt móc có chấm và nốt móc kép, điệp khúc với hai nốt móc đều. Mỗi đoạn nhạc hai ô nhịp có 7 nốt ngắm kết thúc với một nốt dài (nốt trắng nối với nốt kép). Mỗi đoạn bắt đầu với một quãng lên, từ một quãng ba thứ đến một quãng bảy thứ.
Kẻ 1 và 2 ở trên trong ví dụ đều phân ra theo các phân đoạn hai ô nhịp. Hai nốt tròn là các nốt đầu và cuối trong phân đoạn ấy. Các nốt đen là những nốt cao và thấp nhất khác trong phân đoạn ấy. Trong câu nhạc đầu (ô nhịp 1-8) thì các nốt D, F và A là chính và nốt C có vai trò phụ. Đầu và cuối câu này rõ là gần với hợp âm D thứ nhưng ở trong (ô nhịp 5-6) thì mô tiến đến hợp âm F trưởng. Kẻ 3 là xương cốt của câu là hợp âm D thứ với cung C là nốt hàng xóm.
Câu hai (ô nhịp 9-16 trên kẻ 2) lên âm vực cao hơn và đặt lên trụ A-D-A-D rồi D-G-D. Các nốt E và C đều là hàng xóm. Trong ô nhịp thì nốt A (trước đây là một cốt trụ) thành hàng xóm của nốt G do sự dịch quãng xuống quãng năm đúng.
Kẻ 4 thì nhạc này được xương cốt hóa thêm. Câu 1 thì rõ nốt D là chính với nốt A làm phụ trợ. Đầu câu 2 thì hai nốt A và D đổi vai trò -- A là trụ D là phụ trợ. Rồi khi dịch quãng xuống quãng năm đúng thì nốt D trở lại làm trụ và nốt G là phụ trợ. Nốt G này làm nốt quan trọng nhất trong ca khúc này, gây cao điểm về cảm xúc trong bài ca với câu "Mẹ dạy cho con tiếng hát quê hương."
Đại khái thì "Ca dao mẹ" theo thang âm thứ tư nhiên (natural minor) hay nói khác thì theo điệu thức aeolian. Nhưng bài ca này cũng có khuynh hướng ngũ cung nữa. Ô nhịp 1-2 có ngũ cung D-E-G-A-C. Ô nhịp 3-4 thì pha ngũ cung trên với ngũ cung D-F-G-A-C. Rồi trong ô nhịp 5-6 những thành phần của ngũ cung ấy (D)-F-G-A-C pha thêm với (D)-F-G-B-C (sự vắng mặt của nốt D là điều quan trọng đây). Hai nốt hàng xóm cửa cung E->F (ô nhịp 3) và Bb->A (ô nhịp) đều quan trọng vì chuyển hợp âm chủ từ D thứ lên F trưởng với kết quả thành một gam cốt là D-F-A-C. Nhưng nốt A trong hợp âm F trưởng ấy (ô nhịp 6) là nốt át đối với nốt D cuối cùng (ô nhịp 8). Câu điệp khúc thì ở đoạn đầu và cuối có ngũ cung D-E-G-A-C (ô nhịp 9-10 và ô nhịp 15-16) và ở trong có ngũ cung D-F-G-A-C.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)