30 tháng 12, 2024

Dáng xưa Đà Lạt (Đà Lạt Presence of the Past) - Nguyễn Trung Cang & Hoàng Trạo (1973)

Khi lòng nghe băng giá giáng thu về đây hồn thu ngất ngây.
When the heart's frozen over, autumn's presence returned its soul delighted.
Nhắn ai quên đường để trong lũng sương gió thông Đà Lạt buồn ru câu hát.
Sending a message to one who forgot their way, left in a misty dell, Đà Lạt's windy pines sadly lull in song.

Thôi đừng vùi say nữa khóc chi chuyện xưa để quên dấu chim
Stop, don't bury your passion any longer, why cry for the past, allow the bird's footprints to be forgotten
Mấy ai đi tìm.
That only a few seek.
Chờ mong dáng xuân kết đôi tình nhân.
Await spring's presence bringing a pair of lovers together.
Dệt câu ái ân
Weaving words of deep affection.

Nầy gió mây tháng năm còn đây.
And winds and clouds, months and years remain.
(Sao vẫn không đổi thay)
(Why yet don't they change?)
Có chăng ai say đời còn mãi hôn mê phương trời
Is there someone enchanted by a life, ever intoxicated by the horizon
Nầy người, 
And a person, 
Nầy dấu chim bôi!
And the shorebird's tracks!

Ôi tình xưa phơi phới gối chăn tuyệt vời thời gian lững quên.
Oh, the elation of past love, the delight of a shared blanket and pillow, time neglected  
Suối reo bên ghềnh
The stream burbles by the rapids
Đồi thông gió lên.
Pine hills rising winds  
Phố sương Đà Lạt
Đà Lạt's misty streets
Còn đâu dáng xưa
Where now is spring's presence?
Phố sương Đà Lạt...
Đà Lạt's misty streets...


Nguồn: Ca Khúc Nguyễn Trung Cang: Gồm 17 ca khúc nổi tiếng nhất (S: Sống?, 1974).



Elvis Phương ca bài "Dáng xưa Đà Lạt" trên băng Tiếng Hát Elvis Phương Ban Nhạc Phoàng Hượng (Nhạc Trẻ 1, 1974).

Bài hát này hay chứ? Được Elvis Phương giới thiệu năm 1974 (chắc thâu âm năm 1973) rồi sau đây gần như không ai hát nữa. Cách phối âm của ban nhạc / băng nhạc khác với thị trường nhạc trước đây. Từng thành viên biểu diễn không theo nốt nhạc, bản phổ. Các thành viên cũng hát phần giọng đệm. Lời ca hợp với vùng Đà Lạt thuở nào - nhiều hình ảnh thơ mộng, lãng mạn.

14 tháng 12, 2024

Jo Marcel số 25 (1971)


Trung Tâm Phát Hành Nhạc
JO MARCEL
Crystal Palace lầu 1 số 204, 105 Võ Tánh Sg ĐT 90,669
Đúng 8 giờ sáng ngày thứ bảy 9-1-1971
JO MARCEL hân hạnh giới thiệu tape nhạc

JO MARCEL số 25

Một Tape nhạc thật hay của Jo Marcel, với 22 nhạc khúc mới nhất và hay nhất từ trước tới nay, chưa bao giờ được thâu thanh, kể cả các Tape nhạc hiệu khác.

Một chương trình nhạc thật linh động, truyền cảm

Một Tape nhạc đầy đủ các tiết điệu, êm dịu nhưng không quá ướt át, linh động nhưng không quá ồn ào

Một Tape nhạc thật nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi, rất phù hợp cho sự thưởng thức của cả gia đình với: LỆ THU -- KHÁNH LY -- THANH LAN -- ANH KHOA -- JO MARCEL -- QUỲNH GIAO-- JULIE -- PHẠM DUY -- MỸ THỂ -- BỐN PHƯƠNG ban DREAMER'S và đôi song ca LÊ UYÊN PHƯƠNG, ĐẶC BIỆT 2 nhạc khúc mới nhất đã vang danh của Phạm Duy DẠ HÀNH do chính Phạm Duy trình bày THU CA ĐIỆU RU ĐƠN do Julie Quang diễn tả

Phát hành đúng 8 giờ sáng ngày thứ bảy 9-1-1971

JO MARCEL XUÂN 20 bài ca mừng xuân thật vui, với lời chúc Tết thật Hên của các ca sỹ. Giá Bán: 2.000$.. Các Tape nhạc Jo Marcel từ số 1 tới số 19 chỉ còn bán với giá 2.000đ (mua luôn 5 tape giá: 9.000$)

XIN GHI NHỚ Tape nhạc Jo Marcel, mở cửa từ 8 giờ sáng ngày 2 tết, tại 105 Võ Tánh, để quí vị có thể mua hay đổi tất cả các tape nhạc Jo Marcel từ số 1 tới số 25
 

nguồn: Đuốc Nhà Nam 8 tháng 1 năm 1971

15 tháng 11, 2024

phòng thâu Saigon (1969)


nguồn: Cover Nhạc Việt [blog]

Đây là lần đầu tiên tôi được xem một hình ảnh trong một phòng thâu âm thời Việt Nam Cộng Hòa. Không biết đây là phòng thâu Asia hay phòng thâu Việt Nam? Đứng phía trước có hai nhạc sĩ điêu luyện của thế kỷ 20 là Năm Cơ và Văn Vĩ.

9 tháng 11, 2024

Công bố cấm lưu hành ấn phẩm của các nhà xuất bản và tác giả phản động (1975)

Vừa qua, Ty Thông tin văn hóa đã họp với các ngành để phổ biến chủ trương về “Đợt đấu tranh quét xuất bản phẩm phản động, đồi trụy và loại trừ xuất bản phẩm lạc hậu.”

Tại cuộc họp, đồng chí Trần Hoàn, Trưởng Ty thông tin văn hóa đá công bố tên các nhà xuất bản, tác giả, tác phẩm thuộc diện cấm do Bộ Thông tin văn hóa lâm thời Chính phủ cách mạng cộng hòa miền Nam Việt Nam qui định.  Những xuất bản phẩm đó đều thuộc loại phản động, đồi trụy (bao gồm các sách văn nghệ, biên khảo, dịch…

Cấm toàn bộ ấn loát phẩm dưới chế độ Mỹ — Thiệu của các cơ sở xuất bản sau đây:

— Bộ thông tin và chiêu hồi.
— Các bộ khác và nha, sở, trường, viện trực thuộc
— Các đảng phái, hội đoàn phản động.
— Các cơ quan ngụy quyền, tỉnh, quận…
— Cơ sở xuất bản học việc quốc gia hành chánh.
— Bộ quốc phòng.
— Bộ tổng tham mưu.
— Tổng cục chiến tranh chính trị.
— Tổng cụ quân huấn.
— Cục tâm lý chiến
— Các cục, phòng, nha, sở, các quân binh chủng của Mỹ — ngụy.

Bộ Thông tin văn hóa cũng quyết định cấm lưu hành các loại sách bằng tranh của 19 nhà xuất bản; các loại sách của những cây bút phản động, đồi trụy dưới chế độ cũ.

Kết thúc buổi họp, đồng chí Trưởng ta đã phân phát cho các đại biểu đến họp bản văn “5 điều kỷ luật tuyên truyền” của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam.

P.V.

Recently, the Information and Culture Bureau met with each branch to propagate the position of the "Round of fighting to sweep away reactionary obscene publications and eliminate backwards publications."

At the meeting, comrade Trần Hoàn, bureau chief for information and culture promulgated the names of publishers, creators and works that are forbidden by the Ministry of information and culture of the government of provisional revolutionary republic of South Vietnam's regulations. These publication are of a reactionary, obscene kind (including artistic books, research, translation...

Forbid every printed work under the Mỹ and Thiệu regimes from each organization after this:

-- The Ministry of information and open arms.
-- Each ministry and subordinate office, department, school, institute
-- Each reactionary faction, council
-- Puppet government organization, provincial, district
-- Organizations publishing for national administrative apprenticeships
-- Defense ministry
-- General staff
-- Head office for political warfare
-- Military training office
-- Psychological warfare office
-- Office, room, bureau, organization, service branch of the Americans and puppets

The Ministry of information and culture has also decided to forbid the distribution of picture booksf rom 19 publishers; every kind of book by reactionary, obscene writers of the old regime.

At the conclusion of the meeting, the comrade Director distributed to each representative the brochure "5 rules of propaganda discipline" by the Provisional revolutionary government of the republic of South Vietnam.

nguồn: Thừa Thiên Huế 15 tháng 12 1975, tr. 1.

4 tháng 11, 2024

Làm nhiều phân bón (Make A Lot of Fertilizer) - Thủy Nguyên (1959)

Cơm ăn một bát sao no
Rice, eating one bowl won't fill you
Lúa mà bón ít phân gio lúa cằn
Rice stalks with so little fertilizer 
Người muốn thêm thức ăn
People want more to eat
Lúa phải tăng chất bón
Rice stalks, must increase the fertilization
Em về thôn xóm
I've come back to the hamlet
Vận động nhân dân
Campaigning with the people
Tích cực làm phân
To actively make fertilizer
Thêm màu cho lúa
More blood for the rice
Dự trữ sẵn sàng
Stored at the ready
Lúa ngả màu vàng
The stalks are turning yellow
Đem phân bón thúc
Bring another layer
Bùn ao em xúc
Pond mud, I scoop
Ủ với lá xanh
Envelop with green leaves
Trâu mua để dành
Water buffalos as a reserve
Làm phân rất tốt
Make very good fertilizer
Em còn đi hót
I then go remove
Phân bò, phân trâu
Cow and buffalo manure
Rơi vãi ở đâu
Scattered anywhere
Là em nhặt hết
A sort it all
Em chẳng sợ nhớp
I've no fear of a sticky mess
Em chẳng ngại hôi
I've no worries about the stink
Phân có nhiều rồi
Fertilizer, we've a lot now
Lúa tăng năng suất.
Rice stalks grow more productive.
Bây giờ tích cực
Now with enthusiasm
Tìm một gánh phân
I find a carrying pole
Ngày mai thêm cân
Tomorrow a few more kilos
Thóc vàng nặng hạt
Golden paddy, plump kernels
Em vui em hát
Happy, I see
Thắng lợi vụ mùa
A victorious harvest
Em quyết thi đua
I'm determined to compete
Làm nhiều phân bón
And make a lot of fertilizer
Hỏi ai có dám
I ask - does anybody dare
Thi với em không?
Vie with me?
Kỷ lục làm phân
To set a record for fertilizer
Ai người sẽ được?
Who will be the winner?

nguồn: Hải Phòng kiến thiết 17 tháng 7 1959 

Em là thế hệ trẻ về từ thành phố lớn được hưởng nền giáo dục khoa học nông nghiệp. Nhưng khoa học này hình như nông dân đời đời đã biết rồi. Vai trò của thế lệ trẻ là đem tinh thần "thi đua" về làng. Làm phân bón là việc nhọc nhằn và khó chịu - nhưng "Em chẳng sợ nhớp, Em chẳng ngại hôi." Bài thơ này không nói đến đất nước, không kêu gọi tính ái quốc của dân. Người nông dân lý trí nên nghĩ đến sự lựa chọn - ăn một bát cơm no hay chưa no.

18 tháng 10, 2024

Réception de "L'Etoile de Giadinh" à bord du "Teucer" (Lễ tân của đội "Ngôi sao Gia Định" trên thuyền "Teucer") (1925)

A la suite des matches des 12 et 13 courant, l'équipe anglaise du Teucer avait invité les membres de l'Etoile de Giadinh à aller prendre un verre de ginger ale à bord de leur bateau.
...
Les Anglais restaient debout pour laisser les sièges à la disposition de leurs hôtes. Des conversation cordiales commencèrent, en français et en anglais, quelques joueurs de l'Etoile de Giadinh, parlant assez bien cette dernière langue. Puis la musique anglaise et ensuite la musique annamite mêlèrent leurs accents à a petite fête. A des chanson anglais se succèderent des chanson annamites.

Les sujets du Roi Georges appréciaient beaucoup nos Binh-ban, Hanh-vân et Kiêm-tiên. Le petit Qui Thomas, chef d'orchestre, fut vivement félicité.
...
Cigarettes anglaises, gâteaux, limonade, bière noire, vin, ginger ale, étaient servis à profusion.
...

Sau các trận đấu vòng 12 và 13, đội Teucer của Anh quốc đã mời các thành viên của đội Ngôi sao Gia Định đi uống một ly nước giải khát bia gừng trên thuyền của họ. 
... 
Người Anh Quốc đứng để nhường ghế cho khách của họ. Những cuộc trò chuyện thân mật bắt đầu, bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, với một vài cầu thủ của đội Ngôi sao Giadinh, những người nói ngôn ngữ thứ hai khá tốt. Sau các bài hát âm nhạc Anh và tiếp theo âm nhạc An Nam hòa trộn giọng của họ trong bữa tiệc nhỏ này. Các bài hát Anh được kế tiếp các bài hát An Nam. 

Thần dân của vua George đánh giá rất cao các bài Bình-bán, Hành-vân và Kim-tiền của ta. Nhạc trưởng bé Qui Thomas đã được chúc mừng nồng nhiệt. 
... 
Thuốc lá, bánh ngọt, nước chanh, bia đen, rượu vang, nước giải khát bia gừng được cung cấp một cách nhiệt tình.

nguồn: L'Écho Annamite 15 tháng 4 1925

Anh Việt đề huề. Bóng đá, thuốc lá, và âm nhạc bia đều là ngôn ngữ toàn cầu. 

4 tháng 10, 2024

C'EST LA MUSIQUE! Allez chez Rama (Thế mới là âm nhạc! Hãy tới Rama) (1924)


33, Rue Duranton
Saigon
Orchestre Jazz-Band pour Soirée
Bal, Mariage, etc...
Leçon à prix modéré:
MANDOLINE, MANDOL
GUITARE, VIOLON

nguồn: L'Écho Annamite 18 juin 1924

Rue Duranton hiện nay là đường Bùi Thị Xuân. Người da đen trong bức tranh này là "tây đen" tức là người Ấn Độ.  Xứ Việt từng có nhạc jazz từ những năm 1920. Lúc bấy giờ dân chơi thích khiêu vũ kiểu jazz trong các bửa tiệc đám cưới. Những nhạc công người Ấn Độ cũng dạy các đàn măng đô lin, ghi ta, vĩ cầm. L'Êcho Annamite là một nhật báo tiếng Pháp dành cho độc giả Việt.

18 tháng 9, 2024

Gánh hát Phước Cương "Hát kim thời" mới về (The Phước Cương troupe "modern singing" has just returned) - (1926)

Tối thứ sáu 13 août 1926
Sẽ hát tại rạp Quảng Đông mới, đường Testard Cholon.
Có thêm nhiều tuồng lạ, và đào kếp đông.

Friday evening August 13, 1926
Performing at the new Canton Theater, Teston Street, Cholon
With many new and unusual plays and many actors and actresses

Công luận báo (16 tháng 4 1926), 5.


1926 là năm thành lập của gánh Phước Cương. Rue Testard hiện nay là đường Võ Vân Tần.

16 tháng 9, 2024

Đây là một mẫu mức sinh sống (This Is A Model Of Living) - Hoàng Tố Nguyên (1959)


"Nữu Ước Thời Báo" của Mỹ đề cao Ngô Đình Diệm: Đây là một mẫu mực sinh sống đã được xây dựng ở khu vực này (miền Nam Việt Nam)

America's New York Times accuses Ngô Đình Diệm: This is the living model being constructed in this region (the south of Vietnam)

 nguồn: Độc Lập 7 tháng 11 1959

Tôi xem các tờ báo New York Times thuở ấy. Chỉ có một bài báo viết "Ngo urges Vietnam to build industries" đăng ngày 26 tháng 10 năm 1959 nói đến việc xây dựng. "Ngô thúc giục Việt Nam xây dựng các ngành công nghiệp." Thông tin này không liên quan gì đến bức tranh này.

Nếu tin tranh tuyên truyền thì Ngô Tổng Thống là vua tuýp.

20 tháng 8, 2024

đời tôi cô đơn (my life's lonely) - nguyễn hoàng nam (1991)

sáng bạn dậy người nhà có mở đài 18 đang video nhạc tuấn vũ?
morning you arose did a family member turn on channel 18 playing tuấn vũ's music video?
trưa trưa bên nhà hàng xóm có vọng qua nhạc tuấn vũ?
every noon at the neighboring restaurant why does tuấn vũ's music echo?
đi lòng vòng ngoài Phước Lộc Thọ có ồn ào nhạc tuấn vũ?
wandering around outside Phước Lộc Thọ why so noisy with tuấn vũ's music?
không có, rất tiếc tôi không muốn nghe nhạc tuấn vũ.
not at all, it's a shame that i don't want to listen to tuấn vũ's music

bạn ra quán cà phê có người hát Karaoke nhạc tuấn vũ?
you came out of a café, did any one sing Karaoke of tuấn vũ's music?
trong xe thằng bạn có bật nhạc tuấn vũ?
in the car did your friend turn on tuấn vũ's music?
tối đi vũ trường có phải nhảy đầm nhạc tuấn vũ?
at night at the ballroom did you have to dance to tuấn vũ's music?
không được, tôi không thể nghe nhạc tuấn vũ.
it's no good, i cannot listen to tuấn vũ's music.

tô phở tái bạn ăn ở Bolsa có đệm bằng nhạc tuấn vũ?
the bowl of rare beef phở eaten on Bolsa, was it accompanied by tuấn vũ's music?
sinh nhật bạn bè có tặng nhạc tuấn vũ?
at your friend's birthday, were they gifted tuấn vũ's music?
đi kiếm NHẠC GÌ MỚI có được chủ tiệm mời mua nhạc tuấn vũ?
looking for ANY NEW MUSIC did the shopkeeper invite you to listen to tuấn vũ's music?
không, tôi chưa gặp mặt bắt tay tuân vũ
no, i've never met or shaken tuấn vũ's hand
tôi không ghét tuấn vũ
i don't hate tuấn vũ
nhưng trời ơi mấy người hỡi khổ quá lại nhạc tuấn vũ.
but, heavens you all it's too painful with tuấn vũ's music once again.

nguồn: Thế Kỷ 21 #35 4/1991


Tuấn Vũ ca "Người yêu cô đơn" của nhạc sĩ Đài Phương Trang.

Bình luận Youtube:

Đẳng cấp. Không ca sĩ nào hát được như Tuấn vũ. Giọng vang hay ngọt ngào và truyền cảm. Thật là tuyệt vời.
thật tuyệt vời với giọng ca ngọt ngào ấm áp Tuấn Vũ đưa mọi người đến cảm xúc thăng hoa cảm ơn Tuấn Vũ
Ngày nào cũng nghe Tuấn Vũ hát, nghiện giọng hát Tuấn Vũ lắm lắm!
Tuấn vũ hát bài này tuyệt hay - Hay muốn khóc !
Huyền thoại rồi. Mặc dù mỗi người thể hiện có những nét riêng nhưng để sâu lắng như này chắc chưa tìm ra ca sĩ nào cả.

17 tháng 8, 2024

le directeur fit chanter à ses petits Annamites (hiệu trưởng bắt các em An Nam của mình hát) (1892)

Le 26 juin [1892], à la distribution des prix aux élèves des écoles de Hanoi, le directeur, M. Nordemann, fit chanter à ses petits Annamites le choeur des Conspirateurs de La Fille de Mme Angot, un choeur de Fra Diavolo et un choeur de Faust. Les avis furent partagés au sujet de cette curieuse initiative. 

[Les avis sont encore partagés cinquante ans plus tard. Quand des Annamite s'essaient à la musique vocale européenne, ils en modifient radicalement la substance intime. Leur sens prodigieux de l'imitation se trouve ici en gave défaut.]

Claude Bourrin, Le vieux Tonkin 1890-1894 (Hanoi: Imprimerie d'Extrême-Orient, 1941)

Ngày 26 tháng 6 [năm1892], lúc buổi phát giải cho học sinh trường Hà Nội, ông hiệu trưởng Nordemann bắt các em An Nam của mình hát Hợp xướng Những Kẻ Âm mưu của Con gái Bà Angot, bài hợp xướng của Anh Quỷ và bài hợp xướng của Faust. Dư luận ​​​​đã được chia rẽ về sáng kiến ​​kỳ lạ này.

[Dư luận ​​vẫn còn bị chia rẽ năm mươi năm sau. Khi người An Nam thử hát thanh nhạc châu Âu, họ thay đổi hoàn toàn nội dung sâu sắc của nó. Khả năng bắt chước phi thường của họ đang thiếu trầm trọng trong lãnh vực này.]


La Fille de Madame Angot: Chœur des Conspirateurs của Charles Lecocq.

26 tháng 7, 2024

Mùa đông của anh (My Winter) - Trần Thiện Thanh (1970)

Ngày nào anh yêu em?
When did I love you?
Em đã quên trong cay đắng tuyệt vời.
You have forgotten it within the wonderful pain.
Ngày nào em yêu anh?
When did you love me?
Em hãy quên với trời hạnh phúc mới.
You often forgot it with new happier skies
Em ơi đông lại về từ trăm năm lạnh giá, tim anh như ngừng thở từ sau ân tình đó
My dear, winter came back from a hundred frozen years, my heart seemed to cease breathing after that benevolance
Em nghe không? Mùa đông! Mùa đông!
Did you feel it? Winter! Winter!

Ngày nào ta xa nhau?
What day did we become far apart? 
Anh bước sâu trong vũng tối nhạt nhòa.
I've stepped deeply into a dim darkness.
Từng mùa đông theo qua.
Each winter follows past.
Anh đã quên với đỉnh đời băng giá.
I've forgotten life's snowy peaks.
Xưa, hôn em một lần rồi đau thương tràn lấp
Long ago, I kissed you once then came a permeating pain
Anh yêu em một ngày và xa em trọn kiếp nên em yêu mùa đông nên anh yêu mùa đông ôi mùa Đông của anh
I loved you for a day and am far from you in this life, you love winter so I love winter, oh, my Winter.

Anh chỉ là người điên trong vườn hoa tình ái!
I'm just a madman in love's garden
Anh chỉ là người say bên đường anh nhìn thấy
I'm just a drunkard along the road I see
"Anh đi đi, người điên không biết nhớ và người say không biết buồn"
"Move along, a madman cannot remember and drunkard cannot know sadness."

Những cuộc tình dương gian muôn đời không nghĩa lý
Loves of this world across a many thousand lives are meaningless
Nhưng người vẫn tìm nhau trong vòng tay tình ý
But people still seek each other in intentional embraces
Như đôi ta niềm yêu xưa chỉ còn một vì sao em lẻ loi
Just like we two, love was only a solitary star

Trời lập đông chưa em? cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ vùi.
Has heaven set up winter yet? so colonies of bats buried in slumber
Để mặc anh lang thang ôm giá băng ngỡ thầm người yêu tới
Spite me wandering sickly cold, inwardly imagining that my lover is coming
Đêm chia ly anh về đường khuya em bật khóc anh xa em thật rồi
On the night of separation, I came home on the midnight road, you burst into tears, I'm truly far from you
Làm sao quên mùi tóc?
How can I forget your hair's fragrance?
Em hỡi em
Oh, my dear
"Có phải tình băng giá là tình đẹp trên thế gian?"
"Could it be that frost is the beautiful love of this world?"

nguồn: Trần Thiện Thanh, "Mùa đông của anh" (Sài Gòn: Tiếng Hát Đôi Mươi, 1970)


13 tháng 7, 2024

Lính 33 ("33" Soldiers) - Anh Việt Thanh (1970)

agogo

Lính thích Bam ba
Soldiers like 33
Như thích đi hành quân
Like they like to march
Đời lính vui buồn ai nào biết, theo ngày tháng kiếp sống âm thầm một mai
A soldier's life, happy, sad--noone knows, day after day existing quietly for one day

Uống nốt đi anh
Drink it all brother
Vô hết trăm phần trăm
One hundred percent down the hatch
Mình uống quên buồn vui đời lính, lâu gặp quá uống chung ly này mừng nhau.
Drinking we forget the ups and downs of a soldier's life, it's been so long meeting to share this glass of celebration

Thành đô những chiều dập dìu tôi ước mơ nhiều mà đời nào cho bấy nhiêu
The city, lively eventings, I dream but life never gave that much
Đi lính lâu rồi cuộc đời còn tay trắng tay vì nghèo người yêu cách xa vì đời vô tư
Soldiering for so long, empty handed through life cause I'm poor, my lover far away because of life's indifference

Càng say càng uống cho vơi niềm sầu.
The more drunk, the more I drive to empty out this sadness
Vô hết trăm phần trăm.
Down it goes, one hundred percent.
Trời đất quay cuồng ta càng uống, men rượu đắng giúp ta quên sầu người ơi!
The earth spins madly, we keep on drinking, bitter booze helps us forget human sadness!

Lính thích Bam ba.
Soldiers like "33."



nguồn: "Lính 33" (Sài Gòn: Nhạc Tuyển, 1970).

Lính thích uống bia như thích đi hành quân có nghĩa là lính hăng hái hành quân. Các binh sĩ vẽ trên bìa bản nhạc "Lính 33" trông say bét hơn hăng say. Vừa nghèo vừa xa người yêu, đời vô tư nữa. Như thế hợp triết ly uống.

Nhịp "a-gogo" vui nhộn, song định nghĩa nhịp "a-gogo" rất khó.  Chắc nó phụ thuộc vào kiểu nhảy gọi là "go-go." Theo Oxford English Dictionary "a-go-go" có nghĩa "Fashionable, modish, up to date" (hợp thời trang, đúng thời đại). Nghĩa thứ hai là "fashionable and lively nightclub, discotheque... one in which erotic dancers are employed... designating a style of dancing or a dancer in such an establishment" (một hộp đêm hoặc vũ trường quay đĩa hợp thời trang và sôi động... cái mà thuê vũ công khiêu dâm... chỉ định một kiểu nhảy hay một vũ công trong một cơ sở như thế). Biết đến bối cảnh "a-gogo" không giải thích được nhịp "a-gogo."

Theo bản nhạc "Lính 33" thì Hùng Cường đã hát bài hát này trên đĩa của hãng Dư Âm sản xuất, nhạc sĩ Văn Phụng phối âm. Tôi không thấy đĩa này xuất hiện trên mạng - như vậy đĩa này không được xuất bản hoặc đĩa này bị mất luôn.

Hình như "Lính 33" thực sự được giới thiệu qua giọng hát của Mai Lệ Huyền qua một băng cát xét nào đó trước 1975.


Mai Lệ Huyền ca "Lính 33."

30 tháng 6, 2024

"Để sáng tác bản nhạc 'Hành quân trong mưa'" (1975)

nguồn: Quân Đội Nhân Dân 18 tháng 1 1975

Một tranh vui in vài tuần trước tổng tấn công 1975. Các nghệ sĩ chủ nghĩa xã hội phải đi thực tế. Đây là một chuyến đi thực tế mà không thực tế.

22 tháng 6, 2024

Gần đây... Hỏi đáp (Recently... Questions and Answers) - Nguyễn Cầu (1952)

HỎI: Gần đây, có nhiều người chơi hát máy ủy mị huê tình. Chánh phủ co cấm việc này không?

ĐÁP: Nói chung, chánh phủ ta không cấm đoán bằng mệnh lệnh những việc thưởng thực văn nghệ của nhân dân bất cứ là văn nghệ gì. Trừ những trường hợp do bọn phản động làm tay sai cho giặc bày trò tổ chức những thứ văn nghệ khiêu khích, văn nghệ mật thám, văn nghệ phòng nhì của giặc, cốt phá hoại sự đoàn kết, sản xuất và giết giặc của nhân dân ta, mưu phá rối chánh quyền dân chủ nhân dân của ta. Những trường hợp này sẽ có pháp luật can thiệp. Chánh phủ tin tưởng vào sự tự giác, tự nguyện của đồng bào, tin rằng đồng bào sẽ tự mình xa lánh các thứ văn nghệ có hại cho việc đoàn kết, sản xuất, giết giặc, cho nên chánh phủ không cấm đoán việc chơi dĩa hát cũ.

QUESTION: Recently, may people have been playing maudlin romantic records. Does the government ban this?

ANSWER: In general, our government does not ban through dictates the people's enjoyment of the arts of any kind. Except in the cases of reactionaries or the lackeys inventing provocative arts, surveilling arts, 2ème bureau arts of the enemy intended to destroy our people's solidarity, production and killing enemies, scheming to harass our people's democratic administration. These circumstances will have the law to intervene. The government believes in the consciousness, voluntarism of our compatriots, believes that our compatriots will take it upon themselves to keep a distance from arts causing harm to solidarity, production, enemy killing, therefore the government does not ban the playing of old records. 

nguồn: Văn nghệ miền nam số 1 1 tháng 8 1952

14 tháng 6, 2024

Hai sân khấu biểu diễn (1931)

Répresentation Théâtrale dans l'Hôtel du Vice-Amiral Bonard [Một buổi biểu diễn sân khấu ở khách sạn của Phó đô đốc Bonard

In lại trong quyển Indochine Française - La Cochinchine (Exposition Coloniale Internationale, Paris 1931). (Saigon: P. Gastaldy, 1931).

nguồn: L'Illustration: Journal Universel 13 juin 1863
Salle de spectacle annamite [Phòng biểu diễn người An Nam]

nguồn: Indochine Française - La Cochinchine (Exposition Coloniale Internationale, Paris 1931). (Saigon: P. Gastaldy, 1931).

25 tháng 5, 2024

18 giờ 06 chương trình tấu dương cầm do Bà Phạm thị Lạc Nhân thực hiện (1970)

(Kỷ niệm 200 năm sinh nhật của Nhạc sĩ Bethoven [sic] 16-12-1970)
-- Sonatine do Phạm thanh Thủy độc tấu.
-- Danse Villageoise do Đào Bích Vân độc tấu.
-- Rondo do Trần thị Thu Oanh độc tấu.
-- 1 ère Bagatelle do Nguyễn Quỳnh Chi độc tấu.
-- 2 ère Bagatelle do Phạm Thị Thanh Mỹ độc tấu.
-- Ecoszaisas [sic] do Nguyễn Phúc Vĩnh Nghiêm độc tấu.
-- Manasi [sic] do Yên Chi và Diễm Chi trình tấu 4 tay.
-- Menuet do Vũ Đình Phúc độc tấu.
-- Sonate en la B Mal do Lê Thị Phương Dung độc tấu
-- Sonate en Fa Mal do Từ Muối Muối độc tấu
-- Sonate A Thérèse do Hồ Thị Thế Vân độc tấu.
-- Sonate clair do luneg [sic] do Nguyễn Diễm Phương độc tấu

nguồn: Đuốc Nhà Nam 16 tháng 12 1970

Chương trình này kết thức lúc 18:50 rồi Thời sự quốc tế bắt đầu.

Ludwig van Beethoven sinh 16 tháng 12 1770, như vậy chương trình được thể hiện đúng là sinh nhật 200 của ông nhạc sĩ này. Chương trình được trình diễn qua làn sóng vô tuyến truyền hình Việt Nam Cộng Hòa cho toàn quốc xem. Các nghệ sĩ là học sinh của giáo sư Phan Thị Lạc Nhân dạy dương cầm ở trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn.

Lúc bấy giờ miền Nam Việt Nam, nước Việt Nam Cộng Hòa, chỉ có hai kênh vô tuyến truyền hình. Một kênh hoàn toàn là chương trình Mỹ bằng tiếng Anh. Như vậy kênh vô tuyến truyền hình duy nhất phát thanh bằng tiếng Việt đã dành 44 phút cho 13 học sinh dương cầm làm kỷ niệm cho Ludwig van Beethoven một nhạc sĩ Đức thế kỷ 19 rất là đặc biệt.

24 tháng 5, 2024

École de Vinhlong (Trường Vĩnh Long) - Ph. Nadal (1931)

bẩm vào ảnh để làm to hơn

nguồn: Indochine Française - La Cochinchine (Exposition Coloniale Internationale, Paris 1931) (Saigon: P. Gastaldy, 1931).

Đây là thế hệ của Lưu Hữu Phước (sinh năm 1921) lớn lên ở Cần Thơ (không phải là Vĩnh Long). Năm 2024 có trường nào ở Việt Nam mở lớp dạy các nhạc cụ này?

12 tháng 5, 2024

Statuts de la Société Philharmonique de Hanoi (Điều lệ của Hội Nhạc kịch Hà Nội) (1926)

Statuts de la Société Philharmonique de Hanoi (Hanoi: 1926)

Article Premier

L'Association fondée, en 1889, sous le nom de Société Philharmonque de Hanoi, est destinée à répandre et à cultiver le goût de la musique.

Elle a son siège à Hanoi, boulevard Francis-Garnier, sa durée est illimitée.

Article 2

Les principaux moyens d'actions qu'elle emploie sont:

L'acquisition, l'étude et la vulgarisation d'oeuvres musicales et artistiques;
L'organisation d'auditions musicales, de concerts, de soirées artistiques ou choréographiques...

Article 3

La Société est placée sous le haut patronage des Chefs civils et militaires de la Colonie, auxquels est décerné le titre e Président d'Honneur: le Gouverneur général, le Général commandant en chef, le Résident supérieur.

Article 4

L'Association comprend:

1o des membres bienfaiteuers;
2o des membres sociétaires;
3o des membres participants;
4o des membres exécutants.

...
Les membres exécutants sont ceux qui, sociétaires ou non, sont agréés par le Conseil d'administratin, sur l'avis de la Commission d'études, après avoir justifié devant elle de connaissances musicales ou artistiques suffisantes, ils sont dispensés du droit d'entrée et du payement de la cotisation. Ils peuvent recevoir des indemnities.



Điều lệ của Hội Nhạc kịch Hà Nội (Hà Nội: 1926)

Điều khoản thứ nhật

Hiệp hội được thành lập năm 1889 với tên Hội Giao hưởng Hà Nội nhằm mục đích truyền bá và trau dồi sở thích về âm nhạc.

Nó có trụ sở chính tại Hà Nội, đại lộ Francis-Garnier, thời hạn hoạt động không giới hạn.

Điều khoản thứ hai

Các phương tiện hành động chính sử dụng đến là:

Việc mua, nghiên cứu và phổ biến các tác phẩm âm nhạc và nghệ thuật;
Việc tổ chức các buổi nghe âm nhạc, buổi hòa nhạc, buổi tối nghệ thuật hayvũ đạo...


Điều khoản thứ ba

Hiệp hội được đặt dưới sự bảo trợ cao của các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của Thuộc địa, những người được trao danh hiệu Chủ tịch danh dự: Toàn quyền, Tổng tư lệnh, Thượng nghị sĩ.

Điều khoản thứ tư

Hiệp hội bao gồm:

1o thành viên ân nhân;
2o thành viên liên kết;
3o thành viên tham gia;
4o thành viên điều hành.

...
Thành viên biểu diễn là những người dù là thành viên hay không được Hội đồng quản trị chấp thuận theo lời khuyên của Ủy ban nghiên cứu, sau khi chứng tỏ được đầy đủ kiến ​​thức về âm nhạc hoặc nghệ thuật, họ được miễn quyền tham gia và thanh toán phí tham gia biểu diễn. Họ có thể nhận được tiền bồi thường.

5 tháng 5, 2024

Đại-hội Ca-nhạc (Hà Nội, 1953)


Đúng 9 giờ rưỡi sáng ngày 5-7-53
Tại nhà HÁT LỚN thành-phố
do hội Bảo-Trợ Học-sinh nghèo và đài Phát-thanh Hà-nội tổ chức

Ngày đua tài quyết liệt của những ca-sĩ nam-nữ thanh-thiếu-niên đầy hứu hẹn cho cự phát-triển của âm-nhạc mới VIệt-Nam, lựa chọn trong số gần 200 tài-tử đã dự cuộc thi hát tại đài Phát-thanh Hà-nội.

Một ngày đáng ghi trong lịch trinh tiến-hóa của nền âm-nhạc nước nhà mà tất cả Hà-thành thanh-lịch cùng tha-thiết với văn-hóa không thể bỏ qua.

Giá vé từ 10$ đến 40$.

nguồn: Tia Sáng 27 tháng 6 1953, 2.


Nguyễn Trương Quý viết về sự kiện này trong quyển Một thời Hà Nội hát: Tìm cũng không ngờ làm nên lời ca (2018).

4 tháng 4, 2024

Canh còng rau đắng (Crab Soup With Bitter Greens) - Ngọc Sơn (ca. 1990-1994)

Đường về thôn tre nghiêng che mái tranh
The road back to the hamlet, a length of bamboo shelters the homes
qua bến sông nghèo ai hát ru buồn
going past the poor river dock, who sings a sad lullaby
lời tình quê đong đưa tiếng võng trưa
words of love for home rock with the creaking of a hammock at noon
lối xưa ta về, tìm bóng quê nhà
I return on the old path, looking for an image of home

Xuồng ba lá nằm cong trên bến sông
A three plank boat sits arched at the river dock
man mác điệu ca dao như tiếng mẹ
an obscure folk lyric sounds like my mother
tiếng mẹ ru bên sông, xuôi nhớ về tuổi thơ
Her lullaby at the river, flows down remembering my youth
qua mấy nhịp cầu tre, thương nhớ lại chung lòng
Past a few bamboo bridges, longing again for a shared heart

Mẹ là ngọn gió quê hương
Mother is the breeze of my homeland
mẹ lưng còng khuôn mặt trầm ngâm
She bore crabs on her back, face lost in thought
bên bếp cá đang kho
At the stove, fish stewing
canh còng rau đắng, đắng như lời mẹ
Crab soup with bitter greens, bitter like her words
một nắng hai sương
For any sunlight, there was twice the dew
mẹ gom trăng, tránh sang gáo quay tròn
She gathered the moon, 
chờ con, chờ con
Wait for me, wait for me
Mẹ ơi! Con xót lòng thương mẹ
Oh mother! My heart is broken with love for you
xót lòng tha phương
It was broken because I've gone away
nhớ quê nhớ mẹ, nhớ điệu ca dao
Yearning for home, for mother, for that folk lyric.


Phi Nhung ca "Canh còng rau đắng."

2 tháng 4, 2024

báo phỏng vấn ông Vũ Thành Vinh, CEO Khang Media (2016)

Điều giúp các chương trình của chúng tôi được thị trường đón nhận là sự quen thuộc. Giống như một người ra nước ngoài ăn sơn hào hải vị hay ngập trong bơ sữa suốt một thời gian dài, nhìn thấy tô phở, khán giả hẳn sẽ ngấu nghiến nó.

Hiện tại, truyền hình Việt Nam đang bị “ngoại hóa”. Mảng chương trình thì bị Âu hóa, phim truyện thì toàn phim Hàn Quốc, Trung Quốc...

Ban đầu, khán giả sẽ hồ hởi đón nhận nhưng xem mãi cũng nhàm. Tất cả các chương trình do Khang Media sản xuất đều do chúng tôi nghiên cứu và tự lên ý tưởng, xây dựng format và tổ chức sản xuất... Chúng tôi hướng đến tính “thuần Việt” và bám sát đời sống của phần lớn khán giả đại chúng.

Thường thì những sân chơi truyền hình của Khang Media hướng đến tính đại chúng. Như Solo cùng bolero chẳng hạn, chúng tôi tìm đến những người bình dân, có khả năng hát lên những ca khúc từng bị xem là “sến” nhưng lại quen thuộc và gần gũi với đại đa số người dân.

Nhờ vậy, dù không có “sao” nhưng chương trình vẫn được đón nhận. Tôi nghĩ, đây không phải là bí quyết lớn lao gì cả, chỉ là tách mình ra khỏi đám đông.

What helps our programs to be well received by the market is familiarity. Like a person who goes abroad to eat delicious dishes or who soaks in butter for a long time, upon seeing a bowl of phở, the audience will probably devour it.

Currently, Vietnamese television is being "made foreign". Programs are Westernized, feature films are all Korean and Chinese...

At first, audiences will welcome it enthusiastically, but watching it forever will get boring. All programs produced by Khang Media are researched and conceived by us, creating formats and organizing production... We aim to be "purely Vietnamese" and closely follow the lives of the majority of the mass audience.

Usually, Khang Media's television playing field is aimed at mass audiences. Like Solo With Bolero, for example, we look for ordinary people, capable of singing songs that were once considered "cheesy" but are familiar and intimate for the majority of people.

Thanks to that, even though there are no "stars", the programs are still well received. I think, this is not a big secret, we just set ourselves apart from the crowd.

"CEO Khang Media: Tôi thích câu nói "Khác biệt hay là chết?"," Doanh Nhân Sài Gòn Online (31 tháng 3 2016)


27 tháng 3, 2024

xóm rạp hát (Theatre district) - Hoàng Lập Ngôn (1955)

Họa sĩ Hoàng Lập Ngôn vẽ bìa tạp chí Nghệ thuật thứ bảy


các sinh hoạt văn nghệ đầu năm 1955 ở Hà Nội. Có rạp Kim Phụng, rạp Kim Chung, tóc thơm Thôn, Sầm Sơn.

nguồn: Nghệ Thuật Thứ Bảy số 2 ngày 9-4-1955

25 tháng 3, 2024

Tuồng chi cái giống "cao bồi"... (1962)


Tuồng chi cái giống "cao bồi"
Pháo Xuân dùng để ghẹo người chơi Xuân

What kind of playacting for that race of "cowboys"
Spring fireworks used to taunt people enjoying Spring.
 
nguồn: Hải Phòng kiến thiết 11 tháng 2 1962

17 tháng 3, 2024

"Một buổi sáng văn hóa" (A Cultured Morning) - Vĩnh Anh (1976)


Ba bốn chục năm trước, thực dân Pháp muốn ru ngủ dan ta bằng giọng ca Tino Rissi [tức Rossi] qua bài “J’ai deux Amours” (Tôi có hai tình yêu) để dạy thanh niên các thuộc địa Pháp biết yêu thủ đô Par-ri mẫu quốc hơn Tổ quốc của mình. Rồi những ngày mới đây, hằng chục nghìn quán rượu được dựng lên để phục vụ cho năm trăm nghìn lính Mỹ và chư hầu. Những quán rượu này là hỏa ngục nhồi nặn thanh niên nam nữ để quằn quại, gào thét những lời ca, tiếng nhạc cuồng loạn mua vui cho bọn xâm lược. Mỹ-ngụy lại cho du nhập những thứ văn hóa kinh tởm qua các nhạc bản đó. Chẳng hạn bản Hey Jude quái đằn ca ngợi về xúi dục tệ đoan ma túy và nhục dục “Remember to let her under you skin, the you ll [tức will] bigin [tức begin] to make it better” (nhớ “chính” nó vào dưới da và bạn sẽ bắt đầu làm tình một cách khoái trá hơn).

Thirty or forty years ago, French colonizers wanted to lull our people with Tina Rossi's voice through the song "J'ai deux amours" in order to teach the youth of French colonies to love Paris the capitol of the motherland more than their fatherland. Then more recently, tens of thousands of bars were built to serve hundreds of thousands of American soldiers and their vassals. Those bars were a hell that manipulated young men and women so they writhe and scream out song lyrics, crazed music to entertain the invaders. American and its puppets imported their horrible cultural objects through that music. For example the obtuse song "Hey Jude" that praises the instigation and corruption of narcotics and carnality, "hãy cho nàng choán hết tâm trí bạn, rồi bạn sẽ làm cho tốt đẹp hơn" (remembering that it's "her" that is under your skin and you'll begin to make love in a more satisfying way.


nguồn:  Vĩnh Anh, "Một buổi sáng văn hóa," Giải phóng #146 (6 tháng 1 1976), tr. 3.


Tinh Rossi không hát "J'ai deux amours." Đó là bài ca do Josephine Baker làm nổi tiếng. Paul McCartney viết về hân vật "Jude" là con trai trẻ của John Lennon.

17 tháng 2, 2024

Le théâtre au secours du foot-ball (Kịch trường cứu trợ bóng đá) (1925)


Jeudi 19 mars 1925, à 20 h. 30, au Modern-Cinéma, rue d'Espagne, aura lieu une soirée théâtrale organisée par le Comité de la Société Sportive l'Étoile de Giadinh avec le concours de la troupe Phuoc-Xuong, et dont les recettes seront affectées à l'aménagement du terrain de foot-ball de L'Étoile de Giadinh.

Hôm thứ năm 19 tháng 3 1925, lúc 20 giờ 30 tại rạp Modern-Cinéma, đường d'Espagne (Lê Thánh Tôn), sẽ có một buổi biểu diễn bằng đêm của Hiệp Hội Thể Thao Ngôi Sao Gia Định với sự tham gia của gánh Phước Xương, về tiền thu sẽ được sử dụng với việc sắp xếp sân bóng đá của Ngôi Sao Gia Định.
 
Nguồn: L'Écho Annamite 17 tháng 3 1925

Cách đây gần 100 năm nhạc truyền thống nuôi bóng đá. Hiện nay bóng đá có nuôi nhạc truyền thống không?

12 tháng 2, 2024

Đồng chí (Comrade) - Chính Hữu (1948)

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Your home village, brackish water, acidic fields
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
My poor village, ploughed earth turns over pebbles
Anh với tôi đôi người xa lạ
You and I were like strangers
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
From unappointed corners of the sky we get to know each other
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Guns side by side, adjoining heads
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Frosty nights under a shared blanket we became bosom friends
Đồng chí!
Comrade!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Terrace fields you sent a bosom friend to plow
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
A vacant house indifferent to the unsteady wind

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
The well, the banyan root remembering the person who went soldiering
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
You and I know shivering cold
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Fevers make us quiver, foreheads moistened with sweat.

Áo anh rách vai
Your shirt is frayed at the shoulder
Quần tôi có vài mảnh vá
My pants have a few patches
Miệng cười buốt giá
Smiling through the cutting frost
Chân không giày
Feet lacking shoes
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Fond of one another arm in arm!

Đêm nay rừng hoang sương muối
This evening the wild woods are in salty mist
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Standing next to each other we wait for the enemy to come
Đầu súng trăng treo.
At the gun's barrel a hanging moon.

nguồn: thivien.net, lấy từ Chính Hữu, Đầu súng trăng treo (NXB Văn học, Hà Nội, 1972).



7 tháng 2, 2024

Mùa xuân từ những giếng dầu - Phạm Minh Tuấn (1984)

Nhanh - Phấn Khởi - Quickly, Enthusiastically

Hu hú hu, Hà ha há ha Hu Hú hu Hà ha há ha
Mùa xuân đến từ những giếng dầu.
Spring is coming from those oil wells.
Mùa xuân đến từ những nụ hoa thắm màu.
Spring is coming from colorful blossoms.
Mùa xuân đến rạo rực lòng ta.
Spring comes thrilling our hearts.
Mùa xuân đến làm đẹp bài ca.
Spring comes beautify our songs.

Mùa xuân từ những giàn khoan.
Spring from those drills.
Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ.
On the high seas, thousands of breaking waves.
Mùa xuân từ những bàn tay với tấm lòng Việt Nam Liên Xô.
Spring from those arms with heart-felt feeling of Vietnam, Soviet Union

Mùa xuân từ những giàn khoan.
Spring from those drills.
Hỏi biển sâu ở đâu mỏ quý.
Ask the deep sea where the precious mines are
Mùa xuân hạnh phúc tình yêu, em hãy cười để mùa xuân thêm xuân.
Happy spring of love, laugh my dear so that spring is more spring-like.

nguồn: 50 năm miền Nam ca hát (TPHCM: Nxb Văn Nghệ TPHCM, 2003)

Bài ca "Mùa xuân từ những giếng dầu" không có trong tập nhạc Ca khúc Phạm Minh Tuấn (TPHCM: Nxb Văn Nghệ TPHCM, 2004) gồm 113 bài ca của nhạc sĩ. Có vẻ như ông không muốn đề cao bài hãt này. Dù Phạm Minh Tuấn không soạn ca khúc này theo tiết khiêu vũ này, các tác giả của quyển Âm nhạc mới Việt Nam: Tiến trình và thành tựu (Hà Nội: Viện Âm nhạc, 2000) viết đến bài ca này trong những chương về thanh nhạc sau 1975 xếp và bài ca này theo tiết tấu disco. "[T]iết tấu này đều đặn, nhưng ở tốc độ nhanh, sôi nổi rộn rã."

Nước Việt Nam Cộng Hòa không được tồn tại đến giai đoạn thịnh hạnh của nhạc disco. Thực ra nhạc disco đến với Việt Nam chủ yếu qua nhạc estrada của Liên Xô. Như vậy cái "tấm lòng Việt Nam Liên Xô" đã cho tiết tấu disco thâm nhập vào xứ Việt. Năm 1981 thì disco vẫn bị coi như có chất độc, đến 1984 thì nó phụ thuộc vào nhạc nhẹ.


Ca sĩ Mỹ Lan hát "Mùa xuân từ những giếng dầu." Mỹ Lan có tham gia văn nghệ Việt Nam Cộng Hòa khi còn trẻ và một thời là người vợ không hôn thư của Trần Thiện Thanh.

27 tháng 1, 2024

Hitachi Radio Cassette (1969)


3 bands -- 11 transistors
xài: Piles lớn UM1 x 4 cục
và Điện 110v / 200v

SCT-1150

Đã có bán tại các tiệm radio lớn trong toàn quốc

Solid-State superheterodyne

Dùng nhiều giờ không hoa Piles âm thanh Hi-Fi 

nguồn: Đuốc Nhà Nam 8 tháng 5 1969

Pile tiếng Pháp là nguồn của chữ "pin." UM1 là pin 1.5 V cỡ "D" bên Mỹ. Superheterodyne có nghĩa thu thanh đổi tần. Có 4 pin ở trong thì đem máy này bất cứ đâu để nghe - ở nông thôn (lúc chăn trâu - thay thế cây sáo) hay ở cao tít miền núi. Không cần xác điện.


Cái nút màu đỏ ở trên là nút ghi. Đây là một máy để nghe và một máy ghi âm. Không biết có micro nhưng chắc chắn máy này được ghi âm thanh làn sóng đài phát thanh.

Các máy này xuất hiện và được nhanh chóng phổ biên làm một cuộc cách mạng trong thương mại âm nhạc toàn cầu.

24 tháng 1, 2024

trích "Ảnh hưởng văn chương Pháp trong văn chương Việt Nam" (The Influence of French Literature on Vietnamese Literature) - Lê Thanh (1941)

Một người dù bi quan đến đâu cũng phải công nhận rằng trong khoảng vài mươi năm nay văn chương Việt Nam ta đã tiến một cách mau chúng lạ thường.

Như vậy là vì văn chương ta sau khi gây được một cái nền hoàn toàn Á đông đã được chịu một cách sâu xa cái ảnh hưởng của văn chương tây phương, đúng hơn, văn chương Pháp.

Nay ta thử soát lại xem văn chương ta đã thâu nhận được của văn chương Pháp những gì.

...

Cũng như văn Tàu, cái tinh thần đặc dị của văn ta là cái tinh thần chính thống.

Đối với quốc gia, ta chỉ thấy văn gia biểu lộ cái lòng trung quân, ca tụng một cách trực tiếp hay gián tiếp những hành động, những chiến công của nhà vua; một việc chính của nhà văn.

Đối với gia đình, tinh thần gia tộc rất mạnh, người ta trước hết sống cho vua, sau đến gia đình, cuối cùng đến mình.

Vì vậy trong văn chương ít trữ tình.

Nói đến tình cảm, đến những sự yêu đương của mình làm sao, giữa một nơi mà chính cái thân mình cũng không đáng kể.

Một con đường văn chương đã vạch sẵn.

Cái kết quả tự nhiên là cái thành kiến nô lệ. Các văn gia thi sĩ người nọ bắt chước người kia. Trải bao năm người ta vẫn theo nhau vịnh sông, núi, thẳng bồ nhìn, chị hằng nga, chén rượu, thu, đông...

...

Một điều đáng chú ý là nhà văn ít khi nhận đến những cái tỉ mỉ. Nhìn đối tượng bao giờ cũng nhìn một cách tổng hợp.

...

Dưới ảnh hưởng của văn Pháp, ta đã thêm được lối văn tả chân. Nhiều đoạn nhà văn, nhiều quyển tiểu thuyết của ta ngày nay nếu được dịch ra pháp văn chắc cũng không kém gì văn tây mấy, mà lại có nhiều chỗ tương tự với văn chương Pháp.

Bắt chước nhà văn âu châu, ta đã bỏ hàng ngũ của ta, đi sâu vào xã hội để quan sát. Ta đi làm quen với mọi lớp người của xã hội, nghĩ với họ, ước vọng với họ, sống cái đời hoàn toàn của họ.

...

Sẽ còn lại cho ta cái gì, một nền văn chương không Tàu như trước không Tây như một số nhà văn bây giờ. Nghĩa là một nền văn chương đã nẩy nở dưới sự dung hòa của hai ảnh hưởng văn chương Trung hoa và ảnh hương văn phương Pháp.


nguồn: Tri Tân tạp chí số 27 ngày 12 tháng 12 1941


No matter how pessimistic someone is, they must admit that over the past few decades our Vietnamese literature has advanced in an unusually rapid manner.

It's because our literature, after establishing a completely Asian foundation, has been deeply influenced by Western literature, or more specifically, French literature.

Now let's try to review what we have received from French literature.

...

As with Chinese literature, the unique spirit of our literature is the one of orthodoxy.

Regarding the nation, we only see writers who show loyalty, directly or indirectly praising the king's actions and victories; that's the writer's main job.

As for families, the familial spirit is very strong, people first live for the king, then for their family, and finally for themselves.

Therefore, there is little lyricism in literature.

Speaking of feelings, about one's loves, in a place where one's own body is insignificant.

A literary path has been laid out.

The natural result is slavish prejudice. Writers and poets imitate others. Over the years, with the experience of year People have followed each other along bays, rivers, mountains, directly at puppets, the moon, a cup of wine, autumn, winter...

...

One thing to pay attention to is that writers rarely acknowledge small details. Looking at an object is always seeing it in a synthetic way.

...

Under the influence of French literature, we have added a descriptive writing style. Many writers' passages of writers and many of our novels today, if they were translated into French, would certainly not be much worse than Western literature and have many passages similar to French literature.

Imitating European writers, we leave our own ranks and go deeply into society to observe. We have gotten to know every class of people in society, think with them, aspire with them, and completely live their lives.

...

What will be left for us, a literature that is no longer Chinese like before and not Western like some writers today. Meaning a literature has flourishes under the compromise of the two influences of Chinese literature and French literature.

17 tháng 1, 2024

Nhạc sĩ động viên vợ trong lúc lao động (The Musician Encourages His Wife In Her Labors) (1962)


nguồn: Hải Phòng kiến thiết 18 tháng 3 1962

Tranh này có thông điệp đơn giản. Đàn ông lười, đàn bà vất vả. Nhưng chú chồng này hát lên một bài ca vui vẻ, cũng có thể là một bài ca phấn khởi mà thực sự cố ý động viên người lao động. Chú ấy chứ hát nhạc buồn ru ngủ. Chú nhạc sĩ này theo nhiệm vụ của nước Dân Chủ Cộng Hòa Việt Nam là động viên việc lao động và sản xuất. Mối quan hệ giữa nghệ sĩ với nhân dân có phải như thế không?

14 tháng 1, 2024

trích Croquis tonkinois (Phác họa Đông Kinh) - L. Yann (1889)



A un signe du maître, quatre danseuses viennent se placer sur une natte; les musiciens accroupis grattent leurs guitares, les gongs ronflent, les castagnettes crépitent pendant que le chef de ce singulier orchestre frappe sur des bambous la mesure de cette abominable musique.

Theo dấu hiệu của một thầy, bốn vũ nữ đến để xếp mình trên một tấm thảm; các nhạc sĩ ngồi xổm gảy cây đàn, tiếng cồng kêu, tiếng cặp kè réo rắt trong khi nhạc trưởng của dàn nhạc nhỏ này đánh phách theo nhịp của nhạc ghê tởm này.



Les jeunes filles sont charmantes bien qu'embarrassées par la présence des barbares; l'émotion rose imperceptiblement le safran de leurs joues; sous l'arc délié de leurs sourcils. Leurs paupières veloutées s'abaissent et ne laissent voir que le trait noir des longs cils soyeux obliquant vers les tempes. Elles se tiennent immobiles, les bras collés au corps dans une attitude hiératique ; des lanternes attachées à leurs cous montent de chaque côté de leur tête comme des antennes lumineuses; mais malgré les encouragements que nous leur prodiguons dans un annamite de circonstance elles n'osent remuer.

Các cô gái duyên dáng mặc dù có vẻ xấu hổ vì sự hiện diện của những kẻ man rợ; cảm xúc vô tình làm hồng đôi má nghệ tây của họ; dưới vòng mở của mày họ. Mí mắt mượt mà của chúng buông xuống và chỉ để cho hàng mi đen dài mượt mà xiên về phía thái dương. Họ đứng bất động, hai cánh tay sát thân mình với thái độ uy nghi; đèn lồng gắn vào cổ họ mọc lên ở hai bên đầu như rau bướm sáng; nhưng bất chấp những lời khích lệ mà chúng tôi dành cho họ trong một tình huống không rõ họ không dám khuấy động.

Enfin la prima-donna se dévoue ; sa voix chevrotante soutient une note aiguë qui brusquement tombe, grave et prolongée; ses bras tendus semblent repousser le baiser d'un amant et ses mains frémissantes font sonner les bracelets d'or qui brillent à ses poignets. Peu à peu toutes entrent en mouvement; dans les ondulations souples des corps, les péplums envolés montrent l'arc-en-ciel de leurs doublures, le satin des cai-quan luit sur la rondeur des cuisses. Elles se croisent, nouent et dénouent leurs mains, forment des figures de quadrille, bizarres et compliquées. Le préposé aux applaudissements résume l'approbation des spectateurs par un coup de tam-tam qu'il assène de loin en loin. En somme, c'est prodigieusement ennuyeux.

Cuối cùng, vũ nữ chính tự hiến mình; giọng hát khàn khàn của nàng giữ lại một nốt thấm thía đột ngột rơi xuống, sâu và kéo dài. Cánh tay duỗi ra của nàng dường như từ khước nụ hôn của người yêu và đôi tay run rẩy của nàng làm vang ra tiếng các vòng vàng tỏa sáng trên cổ tay. Từ từ tất cả bắt đầu chuyển động; trong những gợn sóng mềm mại của thân mình, những áo xiêm bay cho thấy cầu vồng của lớp lót của họ, vải nguyễn cái-quan tỏa sáng trên vòng tròn của đùi. Các cô bắt chèo, nối và mở bàn tay mình, tạo thành những hình điệu cađri, kỳ quái và phức tạp. Người động viên vỗ tay đã tóm tắt sự tán thành của khán giả bằng âm thanh tiếng chiếng mà thỉnh thoảng anh ấy đánh. Nói tóm lại, nó hết sức nhàm chán.



Que chantent-elles? De vieux poèmes populaires en langue mandarine peu intelligible; des psaumes religieux, peut-être des fragments de ce livre de la Musique si admirable au dire de Confucius; quel quefois elles daubent sur le public...

Các cô hát về cái gì vậy? Những bài thơ dân gian trong ngôn ngữ quan lại khó hiểu; văn thánh vịnh tôn giáo, có lẽ là những ca khúc ngắn từ một tập âm nhạc rất đáng phục theo châm ngôn Khổng Tử; đôi khi họ chê giễu cái công chúng...

nguồn: Yann, L. "Croquis tonkinois," [Phác họa Đông Kinh] L'Avenir du Tonkin (19 tháng 5 1889) đã in thành sách Croquis Tonkinois (Hanoi: Imprimerie Typo-Lithographique F.-H. Schneider, 1889) với minh họa của hai ông G. Léofanti và Vognier.

11 tháng 1, 2024

Công ty TNHH MTV Dĩa hát Viêtnam (2023)

 Vết tích cuối cuối cùng của Hãng dĩa Việt Nam. Ảnh chụp 30 tháng 8 2023.

Lê Văn Tài mở cơ sở Maison Vĩnh Thời Sang tại đây năm 1926 - 82 rue Georges Guynemer - bán máy và đĩa hát.

Công ty TNHH MTV Dĩa hát Viêtnam

Vietnam Audio-Video Co. Ltd.

82 Hồ Tùng Mậu - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh * ĐT: 38 223 754