24 tháng 1, 2024

trích "Ảnh hưởng văn chương Pháp trong văn chương Việt Nam" (The Influence of French Literature on Vietnamese Literature) - Lê Thanh (1941)

Một người dù bi quan đến đâu cũng phải công nhận rằng trong khoảng vài mươi năm nay văn chương Việt Nam ta đã tiến một cách mau chúng lạ thường.

Như vậy là vì văn chương ta sau khi gây được một cái nền hoàn toàn Á đông đã được chịu một cách sâu xa cái ảnh hưởng của văn chương tây phương, đúng hơn, văn chương Pháp.

Nay ta thử soát lại xem văn chương ta đã thâu nhận được của văn chương Pháp những gì.

...

Cũng như văn Tàu, cái tinh thần đặc dị của văn ta là cái tinh thần chính thống.

Đối với quốc gia, ta chỉ thấy văn gia biểu lộ cái lòng trung quân, ca tụng một cách trực tiếp hay gián tiếp những hành động, những chiến công của nhà vua; một việc chính của nhà văn.

Đối với gia đình, tinh thần gia tộc rất mạnh, người ta trước hết sống cho vua, sau đến gia đình, cuối cùng đến mình.

Vì vậy trong văn chương ít trữ tình.

Nói đến tình cảm, đến những sự yêu đương của mình làm sao, giữa một nơi mà chính cái thân mình cũng không đáng kể.

Một con đường văn chương đã vạch sẵn.

Cái kết quả tự nhiên là cái thành kiến nô lệ. Các văn gia thi sĩ người nọ bắt chước người kia. Trải bao năm người ta vẫn theo nhau vịnh sông, núi, thẳng bồ nhìn, chị hằng nga, chén rượu, thu, đông...

...

Một điều đáng chú ý là nhà văn ít khi nhận đến những cái tỉ mỉ. Nhìn đối tượng bao giờ cũng nhìn một cách tổng hợp.

...

Dưới ảnh hưởng của văn Pháp, ta đã thêm được lối văn tả chân. Nhiều đoạn nhà văn, nhiều quyển tiểu thuyết của ta ngày nay nếu được dịch ra pháp văn chắc cũng không kém gì văn tây mấy, mà lại có nhiều chỗ tương tự với văn chương Pháp.

Bắt chước nhà văn âu châu, ta đã bỏ hàng ngũ của ta, đi sâu vào xã hội để quan sát. Ta đi làm quen với mọi lớp người của xã hội, nghĩ với họ, ước vọng với họ, sống cái đời hoàn toàn của họ.

...

Sẽ còn lại cho ta cái gì, một nền văn chương không Tàu như trước không Tây như một số nhà văn bây giờ. Nghĩa là một nền văn chương đã nẩy nở dưới sự dung hòa của hai ảnh hưởng văn chương Trung hoa và ảnh hương văn phương Pháp.


nguồn: Tri Tân tạp chí số 27 ngày 12 tháng 12 1941


No matter how pessimistic someone is, they must admit that over the past few decades our Vietnamese literature has advanced in an unusually rapid manner.

It's because our literature, after establishing a completely Asian foundation, has been deeply influenced by Western literature, or more specifically, French literature.

Now let's try to review what we have received from French literature.

...

As with Chinese literature, the unique spirit of our literature is the one of orthodoxy.

Regarding the nation, we only see writers who show loyalty, directly or indirectly praising the king's actions and victories; that's the writer's main job.

As for families, the familial spirit is very strong, people first live for the king, then for their family, and finally for themselves.

Therefore, there is little lyricism in literature.

Speaking of feelings, about one's loves, in a place where one's own body is insignificant.

A literary path has been laid out.

The natural result is slavish prejudice. Writers and poets imitate others. Over the years, with the experience of year People have followed each other along bays, rivers, mountains, directly at puppets, the moon, a cup of wine, autumn, winter...

...

One thing to pay attention to is that writers rarely acknowledge small details. Looking at an object is always seeing it in a synthetic way.

...

Under the influence of French literature, we have added a descriptive writing style. Many writers' passages of writers and many of our novels today, if they were translated into French, would certainly not be much worse than Western literature and have many passages similar to French literature.

Imitating European writers, we leave our own ranks and go deeply into society to observe. We have gotten to know every class of people in society, think with them, aspire with them, and completely live their lives.

...

What will be left for us, a literature that is no longer Chinese like before and not Western like some writers today. Meaning a literature has flourishes under the compromise of the two influences of Chinese literature and French literature.

Không có nhận xét nào: