29 tháng 8, 2016

mục lục Chanh Bolero của Phương Thanh (2007)


1) Người đi ngoài phố [tức Người ngoài phố] - Anh Việt Thu - sáng tác 1970 - cấp phép 21 tháng 10 2013

2) Sầu tím thiệp hồng - Hoài Linh [tức Minh Kỳ + Hoài Linh] - sáng tác 1965 - cấp phép 21 tháng 10 2013

3) Nhớ người yêu - Vinh Sử [trên bản nhạc - Hoàng Hoa + Thảo Trang, tức Vinh Sử + Giao Tiên] - sáng tác 1970 - 12 tháng 10 2007

4) Bạc trắng lửa hồng - Thy Linh [tức Trương Hoàng Xuân] - sáng tác 1971 - cấp phép 25 tháng 2 2011 [Cục Nghệ thuật biểu diễn có thông tin nhầm là cho rằng bài ca này là của Khánh Băng]

5) Cây cầu dừa - Hàn Châu - sáng tác 1998?

6) Giọt lệ đài trang - Hàn Châu [tác giả là Châu Kỳ không phải là Hàn Châu] - sáng tác 1970 - 8 tháng 1 2010

7) Lan và Ðiệp [tức Truyện tình Lan và Điệp, Ca khúc 1] - Mạc Phong Linh + Mai Thiết Lĩnh [tức Lê Minh Bằng] - 1965 - 21 tháng 10 2013

8) Mất nhau rồi - Ngân Trang [tức Giao Tiên] - 1971 - cấp phép 12 tháng 10 2007

9) Liên khúc Ðêm cưới / Giận hờn - Ngọc Sơn - 1996 / 1992

Có nhiều điều chưa ổn về mục lục đĩa này.  Hai bài ca bị gọi bằng tên sai - "Người ngoài phố" và "Truyện tình Lan và Điệp."  Bài "Sầu tím thiệp hồng" là của hai nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh; "Giọt lệ đài trang" là của Châu Kỳ; tác giả của "Mất nhau rồi" là Ngân Trang, một tên bút của Giao (Dương Tiến Thụ và Diễm Nhi là ai vậy?).  Nhà sản xuất và công ty đĩa đàng hoàng phải đăng thông tin đúng mới quý trọng các tác giả và tác phẩm.

Điều lạ nhất là điều kiện kiểm duyệt của album này.  Nó có dấu của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn, như vậy có nghĩa là được Cục kiểm tra phải không?  Trên đĩa có hai tác phẩm sáng tác sau 1975 như vậy không thuộc vào "Danh mục các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến."  Album Chanh Bolero mới được xuất hiện năm 2007, nhưng 3 trong 9 bài của album này mới được cấp phép vào ngày 21 tháng 10 2016, còn một bài nữa được cấp phép ngày 8 tháng 1 2010.  Tôi nghĩ rằng hai bài ca còn lại được cấp phép đúng lúc album này được xuất bản là 12 tháng 10 2007.  Việc phải "cấp phép" hát các bài tình ca thật lố bịch rồi. Nhưng bỏ qua quy luật này cũng lố lăng.

Nhiều ngộ nhận xây ra vì cả một trào lưu âm nhạc Việt bị chôn vùi hơn 15 năm.  Tư liệu bị tịch thu và đốt. Thông tin đúng đâu phải là dễ tìm lắm. Nói vậy không có nghĩa là không thể được tìm.

25 tháng 8, 2016

Sao chẳng nói (Why Won't You Talk) - Tuấn Khanh (1962)

boléro

Sao chẳng nói khi ta ngồi gần nhau.
Why won't you talk when we're sit close together?
Sao chẳng nói nghe câu chuyện ngày sau.
Why don't you talk and listen about days to come?
Lúc phố vắng khuya không người thức giấc đêm canh dài
Deserted midnight streets, not a single person, wide awake the long night watch
Nằm nghe mưa rơi tí tách rớt bên song
Lying down, hearing the rain drop by drop at the windowsill

Sao chẳng nói đôi câu đẹp lòng ai.
Why won't you say a few nice words to someone
Sao chẳng nói cô đơn khi chiều phai.
Why won't you speak of loneliness as the afternoon fades
Nói hết nỗi vui hay buồn lúc chiến đấu nơi sa trường và tình thương thắm thiết dâng về phố phường.
Speak of happiness or sorrow as you fight on the battlefield and your ardent love offered back to the neighborhood.

Đêm nay quê nhà biết rằng em mong chờ nhưng nợ nước lòng không ơ thờ dù rằng lìa xa em lòng bao lưu luyến.
Tonight the homeland knows that I wait expectantly, but your debt to country is not lukewarm, though we're separated my heart has so much affection

Anh ơi, đêm về vắng lạnh bên đèn vàng
My love, night returns, I'm cold and deserted next to the golden lamplight
Em ngồi viết gửi về anh đôi hàng chuyện tình se kết đang chờ chiến công anh
I sit and write sending you few sentences of love to become closer while awaiting your feats in battle

Sao chẳng nói êm như một bài thơ
Why won't you speak softly like a poem
Sao chẳng nói nghe câu chuyện mộng mơ
Why won't you speak and listen to dreamy conversation
Gió cuốn lá khô bên thềm nhớ mái tóc, đôi vai mềm kỷ niệm xưa thắm thiết trong chiều êm đềm
The wind blows around dry leaves in the yard longing for someone's tresses, soft shoulders, fervent memories of long ago of a calm evening

nguồn: Tuấn Khanh, "Sao Chẳng Nói," (Saigon: Tinh Hoa Miền Nam, 1962).


Tôi mới tìm đến cụm chữ "hậu chấn tâm lý" trên mạng.  Lắm lần người lính chiến không thể kể đến những sự việc chết chốc ở chiến trường.  Người tình, người vợ trẻ của một người bị vậy cũng gặp khó khăn - cảm thấy như sẽ không còn được khăng khít với người mình thương.

Trong bài ca "Sao chẳng nói" người "em" này cũng sống trong cô đơn vì người tình, người chồng của mình phải đi ở chiến trường xa (đêm về vắng lạnh bên đèn vàng).  Nhưng lúc về, "anh" không tâm sự với "em," kể cả "chẳng nói đôi câu đẹp lòng ai."

Không phải tại anh, không phải tại em - như thế phải của chiến tranh.  Nhưng đừng trách chiến tranh. - hai người nhận "nợ nước" và hai "lòng không ơ thờ."  Và "quê nhà biết rằng em mong chờ" - Nói thế là rất kiềm chế.  Các ý này được hát khi giọng D thứ đổi thành giọng D trưởng.

Không biết sự có mặt của bài ca này đã giúp làm thúc đẩy đôi tình nhân, cặp vợ chồng nào được tìm cách để vượt qua tâm trạng này?  Cũng có thể đoán rằng bài ca làm một niềm an ủi cũng những ai bị lâm vào tâm trạng này nữa.
Hoàng Oanh ca kéo dài chữ "nói" nghe cũng năn nỉ.

23 tháng 8, 2016

phỏng vấn Trúc Phương năm 1963


Nguyễn Ngu Í (hỏi) - Bạn trẻ thích các bài hát của anh, chắc anh cũng hiểu vì sao chớ?

Trúc Phương (đắp) - Tôi có hỏi một số bạn trẻ thích nhạc tôi, nên tôi biết điều đó.  Tôi sáng tác, lấy nguồn cảm hứng ở chính những vui buồn, lo, nghĩ của mình, hoặc bị cảm xúc bởi những nỗi niềm của người đồng lứa.  Tôi cố sao chân thành trong khi sáng tác, và nét nhạc của tôi lúc nào cũng phảng phất hồn cổ nhạc.  Và tôi nghĩ rằng ta chỉ nên mượn kĩ thuật của Tây phương thôi, còn tâm tình phải là của người Việt ở thế hệ mình, mà muốn diễn tả cho đúng, muốn cảm được người nghe -- người Việt -- thì không thể bỏ qua cái vốn âm hưởng mà người Việt mình đã nghe từ mấy ngàn năm, ăn sâu vào tiềm thức...  Cho nên, Tân nhạc được sống mạnh thời hậu chiến, là từ khi các nhạc sĩ đã đem những giọng hò, giọng ngâm quen thuộc của người dân mình vào sáng tác của họ một cách phải chăng là khéo léo.

Question - Our young friends like your songs, probably you understand why?

Answer - I've asked a few young friends who like my music, so I know that.  I compose, take inspiration exactly in my own joys and sadness, worries, thoughts, or I'm moved by the feelings of people of my age.  I try to find a way to be sincere when I compose, and my music always bears a small resemblance to traditional music.  And I think we should only borrow the technique of the West, but the sentiments must be of the Vietnamese of our generation, and if one is to correctly depict this and wants to be able to move listeners -- Vietnamese people -- then one can't omit the musical legacy that we Vietnamese have heard for thousands of years, that is deeply rooted in our subconscious...  Therefore, Modern music is able to thrive in the post-war period, and it's been since composers have brought the familiar sounds of work-songs, recitations of our folk into their compositions in a manner that it must be said is skillful.


nguồn: "Bách-Khoa phỏng vấn giới nhạc sĩ - XIII: Trúc Phương," Bách Khoa 163 (15 tháng 10 1963), tr. 103.


Lắm trí thức Việt Nam lo đến chuyện "dân tộc tính" trong nhạc Việt.  Hình như chỉ có nhạc sĩ Trúc Phương giải thích một cách trực tiếp và đơn giản.  Mượn kỹ thuật Tây phương, lấy vốn âm nhạc quen thuộc, viết lời phản ánh cảm tình của người xung quanh mình.

Cảm nghĩ của Trúc Phương không cách xa ý của Nguyễn Văn Thinh phát biểu về "quốc nhạc" là "nghệ thuật cấu tạo âm thanh để diễn tả tình cảm, chí hướng của dân tộc."  Song hình như ông Thinh tin rằng "tình cảm, chí hướng" đó luôn luôn sẵn có.  Trúc Phương thì biết rằng mình phải đi "thực tế" - nghĩa là tìm hiểu đến tình cảnh của con người xung quanh mình, tức những người ("bạn trẻ") sẽ đón nghe các tác phẩm của mình.  Trúc Phương cũng tâm sự:
Từ chỗ được tự do sáng tác đến chỗ sáng tác theo một vài đường lối, người nghệ sĩ nào lúc đầu lại chẳng thấy khó chịu, lúng túng vì cảm thấy mình bị ràng buộc.  Nhưng mà trong giai đoạn đặc biệt, thì chúng tôi phải chịu và lại lâu rồi chắc cũng sẽ quen đi, nhưng lúc đầu thì thật là lúng túng bực bội (tr. 104).
Nếu toàn bộ tác phẩm của Trúc Phương có một thiếu sót, thiếu sót đó thuộc vào thời cuộc.  Cái "vui buồn, lo nghĩ" của thế hệ ông dựa vào một "giai đoạn đặc biệt" nghĩa là dựa vào một cuộc nội chiến kéo 30 năm.

Toàn thể các nhạc phẩm của Trúc Phương bị cấm phổ biên ở Việt Nam 17 năm từ 1975 đến 1992.  Đến bây giờ chưa đến một nửa các tác phẩm Trúc Phương được cấp phép.  Cuối đời người nhạc sĩ này sống trong cảnh nghèo khó.  Nhưng các ca khúc của ông có một sức sống rất đáng lưu ý.

22 tháng 8, 2016

Éditions Thẩm-Oánh (1943)


nguồn: Thẩm Oánh, Nhạc lòng: 4 bản đàn kỷ niệm Hội chợ Hanoi 1941 (Hà Nội: Tác giả, 1941).

Năm 1963 nhạc sĩ Thẩm Oánh viết: "Di cư vào Nam, con người nhạc sĩ của Hà Nội hôm qua đã quá ngỡ ngàng trước luồng sóng nhạc cuồng nhiệt, vang dội lên tiết điệu hăng nồng của loại khiêu vũ giật gân."  Cái thực tế là nhạc cải cách của hai mươi mấy năm trước cũng tựa vào nhạc khiêu vũ.

Theo phân tích của Hoàng Thi Thơ thì nhịp valse và marche đều phụ thuộc vào loại "khiêu vũ cổ điển."  Tango và slow-fox là hai kiểu "khiêu vũ tân thời."  Hiện nay nhạc tango được coi như là nhạc cổ điển hay bán cổ điển, nhưng khi mới xuất hiện tango là nhịp khiêu vũ của nhà thổ.  Foxtrot xuất pháp trong cộng đồng Mỹ da đen là nhịp của nhạc ragtime.  Hai nhịp ấy rất được thịnh hành trong những năm 1920 và 1930.

21 tháng 8, 2016

trích Tô Vũ "Nhạc vàng là gì"

Nếu như trong cuộc sống bình thường của con người, nhạc vàng đã có tác động hại đáng kể vì nó gieo rắc bi quan và làm tiêu mòn ý chí, thì đặc biệt trong hoàn cản hoàn cảnh phấn đấu khôi phục lại đất nước sau chiến tranh, xây dựng cuộc sống tươi vui trong chế độ mới, một hoàn cảnh đòi hỏi cao độ sự nhiệt tình và lòng hăng say, sự nỗ lực và ý chí chiến đấu, nhất là trong thế hệ thanh niên, thì nhạc vàng, mà đối tượng chủ yếu của nó lại là thanh niên, lại càng có tác hại lớn vì hiệu quả tiêu cực của nó.

Nhưng tác hại của nhạc vàng không phải chỉ ở chính cái hiệu quả tiêu cực của nó, mà e là còn ở phương thức tác động của nó.  Nó không thuộc loại những bài hát phản động chính trị lộ liễu như những bài hát chống Cộng để làm người ta cảnh giác.  Nó không thuộc loại nhạc bệnh họan điên loạn như những ban nhạc giật gân, kích động hoặc dâm tục đồi trụy để người ta phản ứng tức thời.  Nó đi len lén vào tâm hồn như những bóng đêm ru ngủ cảnh giác vì cái bề ngoài có vẻ hiền lành, ngọt lịm của nó.  Nó không kêu gào, đập phá, mà lại gậm nhấm, ăn mòn.  Để nói đên một giọng đàn ảo não, ngày xưa có nhà thơ đã viết:
"Ôi thuốc độc êm đềm, giọng đàn kiều mỵ"
Nhạc vàng chính là thứ thuốc độc êm đềm đó.

nguồn: Tô Vũ, "Nhạc vàng là gì," trong Sức sống của Nền Âm nhạc Truyền thống Việt nam (Hà nội: Nhà xuất bản Âm nhạc, 1996), tr. 305-312 [in lần đầu trên trang tạp chí Văn hóa Nghệ thuật tháng 5 năm 1976]
 .

Năm 1975 nhạc miền Nam Việt Nam Cộng Hòa đã thành thắng lợi phẩm mà hành quân ra Bắc đi cùng các bộ đội Cụ Hồ.  Tô Vũ viết bài này để báo cho dân và lãnh đạo miền Bắc về sự nguy hại của nền văn hóa này.  Nhưng cũng phải nói rằng Tô Vũ mà trong những năm 1950 đã từng bị phê phán vì viết những tác phẩm với "cái bề ngoại có vẻ hiền lành, ngọt lịm."

Quan niệm nhạc vàng vốn là quan niệm của chế độ Mao Trạch Đông, nhưng quan niệm này cũng rất phù hợp với thế giới quan nhà nho.  Người nghe nhạc buồn sẽ thành người vô lực.  Nhạc bóng đêm.

Đây chỉ là lời ngoa dụ.  Nếu nhạc màu vàng này thực sự là "thuốc độc êm đềm" thì người Việt ở bốn phương năm châu đã bị tuyệt chủng.  Quảng thời gian mà nhạc vàng bị cấm thì kinh tế của Việt Nam suy sụp.  Còn nữa dân số người Việt trong nước hiện nay đông hơn bao giờ.  Phải coi nhạc vàng như một liếu thuộc bổ.

16 tháng 8, 2016

rumba - samba - mambo - bolero - trích Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông


7o) RUMBA Rumba là loại nhạc khiêu vũ tân thời có 1 nhịp điệu đặc biệt với nhịp 4/4 hoặc 2/4.  Nhưng dù sao, Rumba cũng phải thực hành với 4 thì.  Rumba, khi tấu lên, cho chúng ta 1 cảm giác âm u, lâng lâng, nhưng không kém phần kích thích về nhịp điêu.  Ở nước núng ta, điệu nhạc nhủn nhảy lồng bóng cũng là 1 thứ rumba vậy.

8o) SAMBA: Samba 1 loại nhạc khiêu vũ tân thời viết với 2 thì, nhịp 2/4 hoặc cut time.

9o) MAMBO: Mambo là 1 loại nhạc khiêu vũ tân thời viết với 4 thì, nhịp 4/4.  Thì thứ tư chia làm 2 phần nhỏ và "dật" rất mạnh.

10o) BOLERO: Boléro là 1 loại nhạc khiêu vũ tân thời viết với 4 thì, với nhịp 2/4 hoặc 4/4.  Boléro cũng hơi giống như Rumba.  Nhưng nhịp điệu trong Boléro chậm hơn trong Rumba.


nguồn: Hoàng Thi Thơ, Để Sáng tác Một Bài Nhạc Phổ thông (Sài Gòn: Mỹ Tín xuất bản, 1955), tr. 363.

Trong sách học của ông, Hoàng Thi Thơ phân biệt nhạc khiêu vũ cổ điển với nhạc khiêu vũ tân thời.  Khiêu vũ cổ điển chủ yếu là các nhịp của cung đình châu Âu mà hiện nay không còn phổ thông.  Chỉ có nhịp valse và marche còn phụ thuộc vào các nhịp khiêu vũ thông dụng.

Nhạc sĩ họ Hoàng nhận xét: "Loại nhạc khiêu vũ tân thời phần nhiều nhập cảng từ chân trời Mỹ xa xôi, nghĩa là có nguồn gốc Mỹ chứa dựng nhiều Mỹ tính'" (tr. 363).  Hoàng Thi Thơ cũng nhấn mạnh là các nhịp nhạc khiêu vũ không thuộc về ca khúc.  Nhạc khiêu vũ là nhạc "thuần túy," nhạc không lời để nhảy theo (tr. 364).
Những loại nhạc nầy đứng ra là những loại nhạc khiêu vũ không có lời, chỉ dùng cho nhạc khí tấu lên trong những buổi tổ thức khiêu vũ.  Tuy thế có một số nhạc sĩ đã làm lời ca cho những loại nhạc ấy, với mục đích để các ca-sĩ có thể hát được.  Vì vậy mà chúng ta không ngạc nhiên khi thấy các bài rumba mambo, v.v., có mang cả lời ca.  Nói thế thì những loại nhạc khiêu vũ tân thời mà chúng ta đã học trong loại ca khúc có thể kể vào loại nhạc có lời để hát. (tr. 365).
Nhạc theo nhịp điệu khiêu vũ dễ hát thì chắc cũng dễ nghe, dễ thuộc - không biết có phải dễ dãi nữa?  Như vậy, dù không nói trực tiếp, hình như Hoàng Thi Thơ chủ trương soạn nhạc không theo nhịp khiêu vũ.  Ông phân tích ba loại là "Pièce chantée" (ca khúc), "Romance" (thi ca) và "Chanson" (đoãn ca).

Tôi luôn luôn tự hỏi các nhịp và tiết tấu gây được một xúc cảm riêng và rõ rệt ít nhiều?  Valse thì vui vui.  Boston thì buồn thanh nhã. Tango thì đầy kịch tính.  Mambo và chachacha thì nhộn nhịp.  Tôi ước rằng Hoàng Thi Thơ đã viết thêm câu như câu này:
Rumba, khi tấu lên, cho chúng ta 1 cảm giác âm u, lâng lâng, nhưng không kém phần kích thích về nhịp điêu.
Thực ra các nhịp Mỹ La-tinh lúc bấy giờ còn mới mẻ.  Số lượng bài ca theo nhịp bolero chưa được nhiều.  Với các bài cùng thời sách này như "Nắng chiều" và "Xóm đêm" thì nói là nhịp bài ca được "cho chúng ta 1 cảm giác âm u, lâng lâng, nhưng không kém phần kích thích về nhịp điêu" thì tôi thấy đúng.  Nhưng nhịp bolero của những năm sau thì sao?

12 tháng 8, 2016

Bách Khoa phỏng vấn Thẩm Oánh (1963)

Di cư vào Nam, con người nhạc sĩ của Hà Nội hôm qua đã quá ngỡ ngàng trước luồng sóng nhạc cuồng nhiệt, vang dội lên tiết điệu hăng nồng của loại khiêu vũ giật gân, hầu như muốn đánh bạt cả đi cái gì gọi là ‘dân tộc tính’, mà nhạc giới đang cố công gây dựng. Công cuộc lấy lại dân tộc tính, cho nền Tân Nhạc, hồi đó, thật là cả một vấn đề; do đó đã nảy sinh ra loại ‘Dân ca Mambo’ lê lết cả một thời gian đằng đẵng.

Định cư xong, con người nghiệp chướng lại hăng hái cần cù hoạt động cho nhạc. Hòn Ngọc Viễn Đông này thực xứng đáng cho sự phát huy âm nhạc. Người ta rất ưng nghe ca nhạc, người ta hăm hở đi học nhạc, lớp nhạc nào mở ra xem chừng cũng sống được. Người ta ưng ca những bài Rumba, Mambo, Cha Cha Cha dễ hát, dễ thuộc. Chán tiết điệu này, thì lại có tiết điệu khác nay. Điệu Tango, Habanera có ngán thì Boléro bèn xuất hiện, rồi đến Slow-Rock đang độ thịnh hành. Nếu Twist không bị cấm, thì có lẽ suốt các học đường đã thấy những cặp giò ‘cà tưng nhún nhảy’, thay vì đi từng bước. Câu ‘đại chúng chỉ ưa thích cái gì mà họ hiểu được’, đã đọc thấy trong số báo trước, phải chăng, như vậy, đã được chứng minh?

Migrating to the South, Hanoi's composers of yesterday were very astonished before the waves of reckless music, echoing fiery rhythms of shocking ballroom dance, as if they want to overpower what's called "national character," that the musical world is laboring to construct.  The effort to take national character for New Music, back then, really was a problem; from that has come to life the "Mambo folksong" dragging its feet for a very, long time.

Having made a permanent home, people through their karma ardently and industrious active in music.  This Pearl of the Far East is truly deserving of musical development.  People really like listening to singing and music, they are eager to study music, any musical class that opens apparently will thrive.  People like singing the rumba, mambo, cha cha cha that are easy to sing and learn.  When they get bored with these rhythms then there's a different rhythm.  Tired of the Tango and Habanera that the Bolero appears, then Slow Rock has a measure of popularity.  If the Twist wasn't banned, then perhaps in every classroom we'd see pairs of legs "jumping for joy," instead of following each step.  The sentence, "the masses just like those things that they can understand," that I read in an earlier issue, it's reasonable to think that's been demonstrated.

nguồn: Nguiễn Ngu Í, "Bách Khoa phỏng vấn giới nhạc sĩ: Thẩm Oánh," Bách Khoa #156 (1 tháng 7 1963), tr. 95-6.

Nhạc cải cách / nhạc tiền chiến / tân nhạc vốn chủ yếu là nhạc miền Bắc.  Đa số các tác giả và tác phẩm trong những năm đầu của nền tân nhạc là của dân gốc Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, và Phát Diệm sáng tác, hay là người miền Trung, miền Nam ra miền Bắc.  (Thậm chí số lượng nhạc sĩ và tác phẩm miền Trung ở Hội An và Huế cũng không ít).

Tôi nghĩ rằng những lời sau này của Lê Thương về tình hình nhạc ở miền Nam chắc rất đúng:
Quả thật, lúc đó, Tân nhạc chưa gây được mảy may ảnh hưởng trong quần chúng miền Nam đang say mê Cải lương vào thời đại thịnh và trong rất nhiều gia đình quý‎‎ phái, nhạc Âu Tây là món tiêu khiển thường nhật nhưng âm nhạc mới là cái gì, họ chưa thèm lưu ‎nếu không là khinh miệt. ("Thời tiền chiến trong tân nhạc (1938-1946)," trong Tuyển tập Nhạc Tiền chiến (Sài Gòn: Kẻ Sĩ xuất bản, 1971), tr. 67).
Tình hình đó bắt đầu thay đổi khi các nhạc sĩ miền Bắc di cư vào Nam.  Nhưng đọc lời của Thẩm Oánh ở trên thì dễ thấy rằng không khí này không phù hợp với kiểu thẩm mỹ của những người gây nên nền âm nhạc cải cách.  Ông cho rằng ông cùng đồng hương ông "quá ngỡ ngàng trước luồng sóng nhạc cuồng nhiệt, vang dội lên tiết điệu hăng nồng của loại khiêu vũ giật gân."  Sau một thời gian các nhạc sĩ như Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Hùng Lân, và Lê Hữu Mục không còn sáng tác nhạc cho quần chúng nữa.

Có lẽ sự kiện làm Thẩm Oánh bỡ ngỡ nhất là việc nhấn mạnh các tiết tấu Mỹ La-tinh và nước Mỹ.  Thay vì cho "dân tộc tính" vào các tác phẩm của mình, các nhạc sĩ sinh hoạt ở Sài Gòn lúc bấy giờ chọn các nhịp địêu nghe rất xa lạ đối với ông.  Nghĩa cụ thể của cụm chữ "dân tộc tính" luôn luôn khó xác định đối với tôi.  Thực ra nhiều giai điệu theo các nhịp điệu ở trên bài tỏ nhiều nét của nhạc dân gian của miền Nam Việt Nam.  Nhưng có lẽ, đối với Thẩm Oánh thì dân tộc tính không nằm ở đó?

10 tháng 8, 2016

Nắng chiều (Afternoon Sunlight) - Lê Trọng Nguyễn (1953)

Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
Passing the dock of long ago, flowers and leaves of afternoon
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa.
Soft cold accompanies the thin sunlight
Khi đến cuối thôn chân bước không hồn.
Arriving at village's end, feet step lifelessly
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ!
I miss, how I miss him of younger days!

Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy.
Do you recall before when my figure was thin.
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh.
Gracefully looking at you with a pair of sparkling eyes.
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm.
You remember my steps as sunlight spilled on the verandah
Má em màu ngà tóc thề nhẹ vương.
Cheeks of ivory, hair spilling lightly over my shoulder.

Nay anh về qua sân nắng; chạnh nhớ câu thề tim tái tê; chẳng biết bây giờ người em gái duyên ghé về đâu?
Now you come back to the sunny yard; touched with longing of the vow of a racing heart; not knowing from where the fated girl has gone to
Nay anh về, nương dâu úa, giọng hát câu hò thôi hết đưa hình dáng yêu kiều, kề hoa tím, biết đâu mà tìm!
Now you return, the mulberry garden dried out, the heave-ho song's done, accompanying a graceful figure beside a purple flower, who knows where to find her!

Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà.
You long painfully beneath ponderous bamboo
Gợn buồn nhìn anh, em nói em nói: "Mến anh"
Ripples sadly regard you, I say, I say: "I'm fond of you"
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi.
Trailing clouds as the sunlight gets stuck on the hill.
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi.
Longing for me, gentle, graceful, the afternoon sunlight ceases its drifting


nguồn: Lê Trọng Nguyễn, "Nắng chiều," (Saigon: [Tác giả], 1964) [ấn hành lần thứ bảy]


Trong đời có riêng một ngày (hay một đêm).  Một ngày rất đặc biệt và đầy ý nghĩa - "không ngày nào hơn."  Ngày đó là như một cuốn phim được chiếu đi chiếu lại trong kỷ niệm để từng chi tiết được tinh luyện, được tinh vi hơn.

Kỷ niệm đó thuộc về một cuộc tình không thành.  Còn giữ hình dáng của người tình với "đôi mắt long lanh"và "tóc thề nhẹ vương" trong ký ức. Lòng còn nhắc những lời tâm sự - "nhớ câu thề tim tái tê."

Không khí trong bài hát cũng đầy cảm giác.  "Bến nước" (chỗ để ra đi), hoa (nhắc đến người đẹp), "về chiều" và sự lạnh của "nắng lưa thưa" (không chỉ một ngày tàn mà là cái ngày này).  "Nương dâu úa" cũng là sự tàn ra."

Dịch bài hát này tôi thấy hơi khó.  Tác giả là một người đàn ông, người hát lắm lần là một người phụ nữ.  Người "anh" đến nơi này đầy kỷ niệm, nhưng "em" là  "tác nhân."  Lần đầu tôi dịch như "anh" là ngôi thứ nhất bị "em" ám ảnh.  Nhưng nếu nữ ca sĩ hát như là ngôi thứ nhất thì người "em" nhớ đến một thời xưa (khi "dáng em gầy gầy" và "má em màu ngà tóc thề nhẹ vương"), thời xuân thì của mình thuở mà "anh" nhìn em và yêu em mặn mà.


Trong một bài báo nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho rằng bài hát "Nắng chiều" là bài bolero Việt đầu tiên.  Cũng có thể đúng như vậy, nhưng tôi chưa thấy đủ bằng chứng để xác nhận điều đó.  Lê Trọng Nguyễn cho biết là bài ca này được soạn năm 1953.  Năm 1956 nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam in bài hát này (tôi nghĩ rằng đó là lần in đầu tiên, nhưng tôi chưa nhìn thấy bản in ấy).  Ông Vũ Đức Sao Biển viết "Ca khúc được thu thanh lần đầu tiên năm 1953 bằng đĩa than 33 tours do Hãng đĩa Việt Nam (Sài Gòn) sản xuất với tiếng hát của danh ca Minh Trang."  Tôi không được biết đến đĩa ấy.

"Nắng Chiều" được phát hành trên đĩa Tân Thanh 7-362 chung một đĩa với ba bài ca khác là "Lá Thư Miền Trung (của Lam Phương sáng tác độ 1959, Tuyết Nhung ca), "Thuyền Trăng (một bài ca bolero của Nhật Bằng được in 1958, Linh Sơn ca) và Kiếp Nghèo (của Lam Phương sáng tác năm 1955, xuất bản năm 1959 Hùng Cường ca).  Như vậy tôi nghĩ Minh Trang không thu bài ca "Nắng chiều" trước 1959.  Còn đây là thời gian hoàng kim của mambo / rumba trong nền tân nhạc miền Nam Việt Nam.  Khi nghe đĩa của Minh Trang hát ở trên thì "Nắng chiều" được nghe như một bài "rumba bolero" như ông Biển nói, chưa phải là bolero Việt thuần khiết của những năm sau.

Dù thế nữa, giai điệu của "Nắng chiều" rất dễ nghe và dễ nhớ.  Các hợp âm rải cũng gợi lại cho tôi nhạc hạ uy di và tiếng ghi ta hạ uy di.  Nhờ sức quyến rũ của giai điệu này, "Nắng chiều" cũng được phổ biên ở các nước Châu Á khác.

5 tháng 8, 2016

trích cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Quốc Dũng năm 1995

Hỏi: Theo Anh thế nào là 1 bài hát "sang" và "sến"?

Đáp: Thật ra, không có "sang" và "sến," mà chỉ có hay hoặc dở mà thôi. Thông thường, những bài hát mang âm hưởng dân gian cần nhiều luyến láy, nếu ca sĩ luyến láy sai, hay không đúng chỗ, thì bài hát sé bị cho là "sến." Ngược lại những bài hát mang âm hưởng Tây phương, cũng chưa chắc được gọi là "sang," nếu trúc trắc, khó nhớ. Ở những bài hát cần sự diễn đạt nhiều kịch tính, thì dù ca sĩ có "rên rỉ, khóc than" nhưng đúng mức cũng vẫn không thể gọi là "sến," mà đó chính là Nghệ thuật.

nguồn: Người Sơn Tây, "Quốc Dũng: Con chim phượng hoàng trên vòm trời âm nhạc Việt Nam," Thế giới Nghệ sĩ #32 (1 tháng 8 1994), 29-33.


Khi tôi mới đến với tân nhạc Việt Nam, khi tôi nói đến loại nhạc mà tôi ưa thích thì mới biết được đó nhạc vàng.  Khi đến Hà Nội tôi mới được biết rằng nhạc vàng được phân biệt với nhạc đỏ.  Nghiên cứu thêm tôi mới hiểu ra chữ nhạc vàng phụ thuộc vào triết lý của Mao Trạch Đông để loại trừ các thể loại nhạc không phụ vụ xã hội xã hội chủ nghĩa mới mà ông hình dung.  Nhạc đỏ là nhạc đấu tranh, nhạc vàng là nhạc nội tâm.

Trong xã hội người Việt hải ngoại tôi cũng mới biết đến sự phân biệt giữa nhạc sang và nhạc sến.  Thực ra tôi được biết rằng kiểu nhạc mà tôi ưa thích cũng bị xếp vào thể loại nhạc sến.

Nhạc vàng và nhạc sến có một điều chung là bị phê phán vì quá ướt át, ủy mị -- hay như Quốc Dũng mô tả ở trên "rên rỉ, khóc than."  Thực ra, tôi không thể bao giờ có cảm nghĩ như thế.  Có những bài hát với lời ca đơn giản thì phải.  Cũng có những giai điệu na ná giống nhau.  Nhưng có sao đâu.  Thể loại nhạc nào cũng thế.  Về nội dung từng bài hát thì chỉ có biểu hiện những cảm xúc rất là con người, rất là bình thường.  Nhà kịch La Mã Terence đã viết hơn 2200 năm trước "Homo sum, humani nihil a me alienum puto" - Tôi là con người, không có gì trái với tôi mà thuộc về loài người.

Quốc Dũng có một nhận xét rất đúng.  Nhạc sến hay được sử dụng khi nói đến "những bài hát mang âm hưởng dân gian cần nhiều luyến láy."  Và nói chung những bài ca "mang âm hưởng phương Tây" được xếp vào loại nhạc sang.  Nhạc cổ điển, nhạc pop rock, nhạc jazz, nhạc rap đều được uy tín hơn cải lương hay các ca khúc phổ thông mang âm hưởng dân gian của Việt Nam.  Nhưng tôi nghĩ rằng một người tai thính sẽ tìm được cái hay trong bất cứ thể loại nhạc nào.

2 tháng 8, 2016

Đêm tâm sự (Night of Confidences) - Trúc Phương (1966)

bolero

1) Mình gặp nhau như lúc mới quen ban đầu cớ sao anh ngập ngùng, nhà tôi đơn côi mời anh ở lại kể chuyện tha hương chưa lần phai nhớ thương,
We met just like newly acquainted, why were you so hesitant, my lonely house invited you to stay to tell of your foreign travels, longing not yet faded
Mang tâm sự từ thuở thiếu đôi tay mềm biết nơi đâu mà tìm, nhiều khi ưu tư tựa song cửa nhỏ, nhìn ngoài mưa tuôn sao nghe lạnh vào hồn,
Bearing confidences from a time absent a pair of soft hands, where to find them, often distressed leaning on the small double windows, looking outside at the pouring rain feeling cold down to my soul,

Mấy năm cách biệt chỉ vui đêm này trút vơi tâm tình của hai chúng mình, một lần trong đời anh nói thương tôi tiếng ngọt trên đầu môi
During these past few years I've only know happiness tonight, pouring out a part of both of our affections, the one time you spoke of loving me, sweet sounds on the tip of your lips

Này bạn đêm nay hỡi nếu mai đi rồi nhớ mang theo nụ cười, còn tôi đêm mơ, còn tôi đợi chờ thì dù xa xôi tôi vẫn là của người.
Say, tonight's friend, if tomorrow you have gone, remember to bring a smile along, and I have night's dreams, and I'll wait though you're far, I'm still yours.

2)
Thời gian trôi nhanh quá nói chưa hết lời nắng mai lên cửa ngoài, tàn đêm tâm tư, tàn đêm hẹn hò và tàn một đêm cho tình yêu chúng ta,
Time flows too quickly, not all has been said, tomorrow's light rises above the door outside finishing a night of deep feelings, a night of promises and a night for our love,
Tôi không buồn vì rằng biết nhau khi đời gió mưa đã nhiều rồi, tình yêu riêng tôi, tình yêu của người nhường tình quê hương hai mươi tuổi cười buồn,
I'm not sad because we knew each other when life's wind and rain were great, my own love, your love yields to love of our homeland, twenty years old sadly smiling,

Những đêm sương đổ đạn bay khói phủ những khi xua giặc bỏ quên giấc ngủ, dù nhiều gian khổ câu nói thương ai vẫn ngọt trên đầu môi
Nights of spilling mist, flying bullets enveloped in smoke, while driving back the enemy you lose track of sleep, though often in hardship, someone's words of love are still at the tip of your lips

Này người đi xa hỡi trót thương nhau rồi chỉ xin anh một điều; tìm trong tương lai, bằng tay diệt thù, tìm về đêm xưa trong giấc ngủ đợi chờ.
Now, you've gone far away, we fulfilled our love, I ask only one thing of you; looking to the future, with those hands that crush the enemy, look back on that night long again in the sleep that awaits.


nguồn: Trúc Phương, "Đêm tâm sự," (Sài Gòn: Diên Hồng, 1966).



Tôi nghĩ là bản âm ở trên là lần đầu tiên bài ca "Đêm tâm sự" được thu thanh.  Bài ca này có hai bộ lời - và Thanh Thúy hát cả hai.  Hiện nay các ca sĩ chỉ hát bộ lời thứ nhất.  Tôi nghĩ rằng khi hát bộ lời thứ nhất bài "Đêm tâm sự" không thành vấn đề ở Việt Nam.  Nhưng bài ca chưa chính thức cấp phép phổ biên ở Việt Nam.  (Dù sao đi nữa hình như Quang Lê đã hát "Đêm tâm sự" trên sân khấu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 8 tháng 3 2016 trong chương trình của Lệ Quyên).

Tôi có cảm nghĩ là nhạc bolero Việt rất phù hợp với ban đêm, với thức khuya.  Sự huyền bí cũng xuất hiện trong bóng tối.  Còn nữa ban ngày đông đúc, bận rộn, ồn ào - không phải là lúc để tâm sự.  Nhất là nếu việc tâm sự không được tiện lợi.  Có lẽ hai người khó gặp nhau vì sợ dư luận hay vì gia đình cấm đoán?

"Nhà tôi đơn côi."  Tôi - ngôi thứ nhất - trong bài ca là em (dù không dám tự xưng mình là em) là một người phụ nữ.  Một người phụ nữ không được hướng một tổ ấm hạnh phúc.  Không biết vì lý do nào.  Cô là một người nông thôn nghèo ra tỉnh kiếm sống (để nuôi gia đình ở quê?).  Có lẽ cô là một người miền Bắc di cư vào Nam một mình?  Tôi cứ nghĩ rất có thể cô là một người giang hồ hay là một người xếp ngoài xã hội lịch sự (có lẽ vì thành kiến của xã hội ấy).  Còn thế nào nữa, thời chiến thì chàng trai hiếm hơn thời hòa bình.  Cô sống một mình.  Còn chắc cô là người tị nạn.

Trong đời cô đơn này cô gặp một chàng trai.  Đàn ông này được "mời" vào nhà của cô và "anh ở lại kể chuyện tha hương."  Người anh này cũng bị tỵ nạn - tha hương cũng có nghĩa là không được hưởng tổ ấm gia đình hạnh phúc.  Nhưng anh có trách nhiệm, có bổn phận.  Vì vậy anh không được ở lại lâu với cô này.  (Hay đây là cớ của anh ấy. Lời ca này cho người nghe biết rất ít về động cơ của người đàn ông này.  Bài ca này toàn là suy nghĩ và niềm hy vọng của cô con gái này).

Cái hay của bài ca này (và bài ca này thật hay) là hai bên nam và nữ đều tìm được một niềm an ủi trong lời ca.  Một cuộc gặp gỡ giữa hai người tình có cái gì nào đó phải gọi là thiêng liêng.  Được gặp nhau chỉ một lần thôi thì càng thiêng liêng.  Một cuộc gặp gỡ "tâm sự" có nghĩa là hai người hiểu biết nhau (hay tưởng là hiểu biết nhau).  Và chắc đây cũng là một cuộc gặp gỡ thân thể - các bài này rất lưỡng nghĩa.  "Đôi tay mềm" chỉ được nhìn và khâm phục?  "Đầu môi" chỉ đem lời ngọt?

Câu chuyện này theo mẫu hoa với bướm như nhiều câu chuyện khác.  Hoa đợi mong, bướm bay đi.  Nhưng bông hoa luôn luôn gửi ý đẹp cho con bướm.  Con bướm được tặng "nụ cười."  Bông hoa được "đêm mơ."  "Đêm mơ" này là đủ để nuôi sự "đợi chờ."  Bộ lời thứ nhất kết thức như thế.

Rất có thể bộ lời thứ hai phải được sáng tác để bài ca này được dễ phổ biến thời chiến?  Nhưng cắt những lời ca này thì bài ca thiếu rất nhiều ý nghĩa.  "Thời gian trôi nhanh quá nói chưa hết lời."  Đợi chờ đâu có gì dễ dàng.  Tâm sự một đêm sao đủ?  Hai người bắt phải xa cách nhau, nhưng họ xa cách nhau vì một lý do rất đàng hoàng.  "Tình yêu của người nhường tình quê hương."  Hai người phải tự an ủi nhau như thế.

"Hai mươi tuổi cười buồn."  Tôi nghĩ rằng năm từ này nặng nghĩa nhất trong bài ca này.  Như tôi nói ở trên, hai người này đều bị tị nạn.  Không có gì phí hơn chiến tranh.  Nó phá các ước mơ và hy vọng của tuổi trẻ.  Những tuổi hai mươi là ngưỡng cửa của cuộc đời.  Đây là thời gian để học hành, lập nghiệp, lập gia đình.  Trong một thời phi lý như chiến tranh thì phải "cười buồn" mà thôi.

Nhưng bản chất con người là luôn tìm cái lý đằng sau cái phi lý.  Hai người hai "tìm trong tương lai."  Dù thế nào, tương lai ấy chỉ được đến "bằng tay diệt thù."  Trong bài ca này, kẻ thù cụ thể là lính của Mặt trận hay là bộ đội miền Bắc - là đồng hương của mình.  Thời cuộc bắt phải như thế.  Tuy nhiên cái cụ thể của bài ca này không còn ý nghĩa đối với nhiều người nghe bài ca này hiện nay.  Người sống trong "đạn bay khói phủ" là bất cứ chàng trai theo bổn phận bảo vệ quê hương.

Bản phối của Thanh Thúy ca "Đêm tâm sự" tuyệt hay.  Có khúc dạo đầu với bốn ô nhịp đàn ghi ta đánh hợp âm rải với trống bongo và maracas đánh nhịp bolero rồi đốt nhiên Thanh Thúy hát nhịp lấy đà thì có thêm đàn bass.  Tiếng sáo cũng thổi theo như nhạc Cuba.  Lúc hát "nghe lạnh vào hồn" thì đàn piano nhẹ xuất hiện.  Vào điệp khúc thì có tiếng đàn gõ guiro mỗi hai nhịp.  Vào phiên khúc thứ hai thì mới có đối đề (countermelody) của phong cầm.  Chỉ có số ít nhạc khí sống này gây nên một không khí thật hay.