28 tháng 4, 2015

Rạp Sán Nhiên mới sắp khai diễn (1927)

Rạp Sán Nhiên mới
sắp khai diễn

Xin trình các Quí khách biết rằng từ ngày chúng tôi mua lại Rạp Sán nhiên cũ đên giờ, chúng tôi đã sửa sang, chỉnh đốn lại hết cả từ chỗ ngồi cho đến các trò diễn sân khấu, cố mong thế nào cho được vừa lòng các quí khách.

Hiện chúng tôi mộ được nhiều bạn hát mới, và chúng tôi xin sẽ hết sức xếp đặt cả bên chèo cổ, chèo cải lương, không để phụ hai chữ Sán nhiên.

Chúng tôi định đến tối thứ năm 7 Juillet này, tức là tối mồng chín tháng 6 ta, đúng 8 giờ thì khai diễn. Vậy xin mời các quí khác chiếu cố đến xem cho, chúng tôi lấy làm hoan nghênh lắm

Hội Sán Nhiên Mới kính cáo

nguồn: Hà Thành ngọ báo 5 juillet 1927, 2.


Hội hát Sán Nhiên Đài
Chấn Hưng 18, Ngõ Mã Máy, Hanoi

Kính cáo các quý khách biết rằng: rạp Sán Nhiên Đài mới chúng tôi định đến tối thứ năm 7 Juillet này, tức là mồng 9 tháng 6 ta, đúng 8 giờ thì sẽ bắt đầu khai diễn.

Xin mời cách quý khách chiếu cố đến xem

Tối thứ năm 7 juillet diễn tích

Kim Anh Lệ Sử
(chèo cải lương)

Nhiều ngời đọc Kim Anh Lệ Sử cho là một quyển tiểu thuyết rất có giá trị, của ông Trọng Khiêm soạn, đã được hội Khai trí Tiến đức ban thưởng và đã có nhà danh sĩ dịch mấy đoạn ra Pháp văn. Bây giờ bản hội cho đêm diễn trên sân khấu chắc được các quý khách hoang nghênh.

Sách Kim Anh Lệ Sử tác giả có gửi bán tại bản rạp.

nguồn: Hà Thành Ngọ Báo 6 juillet 1927, 2.


Tiểu thuyết Kim Anh lệ sử của Trọng Khiêm được Đông Kinh Ấn Quán xuất bản năm 1924.  Sách này được công bố một năm trước quyển Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách.

Lúc bấy giờ sân khấu dân gian được sử dụng đến văn chương hiện đại nhất của nước Việt (không phải là chuyện cổ tích).

Một điều nữa là nghệ thuật (hay chính xác hơn nghệ thuật dân gian) không được tiền bao cấp.  Có những người trong công động chắc ủng hộ sân khấu chèo.  Nhưng muốn kiếm sống thì các chủ nhà hát phải bán vé, phải quảng cáo, phải có cái gì nào đó hấp dẫn để thu hút khán giả.

21 tháng 4, 2015

Diệt phát xít (Wipe Out Fascists) - Nguyễn Đình Thi (1945)

Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than.
Vietnam for so many years wails and laments
Dưới ách quân tham tàn đế quốc sài lang.
Beneath the yoke of the cruel, greedy army of brutish imperialists
Loài phát xít cướp thóc lúa cướp đời sống dân mình.
The fascists plunder rice, plunder our peoples lives
Nào nhà tù nao trại giam biết bao nhiêu nhục hình.
Prisoners in any camp have experienced so much physical abuse.
Đồng bào tuốt gươm vùng lên!
Compatriots, unsheathe your swords and arise!
Đã đến ngày trả mối thù chung.
It's come, the day of payback for our collective grudge.
Diệt phát xít giết bầy chó đê hèn của chúng.
Wipe out fascists, kill their pack of vile dogs.
Tiến lên nền Dân chủ Cộng hòa.
Advance forward Democratic Republic.
Giành lại áo cơm tự do.
Gain again clothes, food and freedom.
Dưới bóng cờ đỏ ánh vàng sao.
Beneath the shadow of the red flag, yellow star light
Mau mau mau vai kề vai không phân già, trẻ trai hay gái.
Hurry, hurry, hurry, shoulder to shoulder no matter old, young, boy or girl.
Vác súng gươm ta đi lên ta tiến lên ta diệt quân thù.
Shouldering guns and swords we rise and advance, we wipe out the enemy.

Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam!
Vietnam! Vietnam! Vietnam!
Ôi đất Việt yêu dấu ngàn năm.
Oh, beloved Viet lands of a thousand years.
Việt Nam! Việt Nam muôn năm!
Vietnam! Vietnam forever!

nguồn: Bài ca xây dựng: Tuyển chọn các ca khúc đặc sắc về giai cấp công nhân Việt Nam (Nxb Thanh Niên, 2006).


Bài ca "Diệt phát xít" rất có ý nghĩa trong đời sống nước Việt - đến mức bài ca này là nhạc hiệu của Đài Phát Thanh chính thức của nước Việt Nam được phát thanh mỗi ngày.

Một bài ca cực đoan của một thời gian cực đoan.  Viết trong bối cảnh Đại chiến Thế giới thứ hai - Pháp bị Nhật lật đổ, mấy triệu người Việt đói, bao nhiêu trăm nghìn người chết vì nạn đói ấy.  Nếu có cảm tình phẩn nộ, hận thù thì dành cảm tình đó cho người phát xít chưa chính xác.

Còn thuở ấy cũng có nạn phát xít chủ nghĩa.  Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyển 1 (Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995, tr. 509) định nghĩa chủ nghĩa phát xít như sau:
Trào lưu tư tưởng chính trị cực đoan của chủ nghĩa đế quốc. Chủ trương thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai, tàn bạo nhằm củng cố và phát triển chủ nghĩa đế quốc, đàn áp các trào lưu dân chủ tiến bộ và chủ nghĩa cộng sản; thực hiện chính sách sôvanh cực đoan, chính sách phân biệt chủng tộc, mị dân, tiến hành chiến tranh xâm lược.
[An extremist political ideology of imperialism.  Advocates establishing a dictatorial regime of open terrorism, violence aiming to consolidate and develop imperialism, oppress progressive democratic and communist movements; realize an extreme chauvinist policy, a racial discrimination policy, demagogic, implementing aggressive wars.]

Cách định nghĩa ở trên rất thiếu chính xác, và thiếu khoa học.  Hãy đọc Oxford English Dictionary giải nghĩa như sau:
One of a body of Italian nationalists, which was organized in 1919 to oppose communism in Italy, and, as the partito nazionale fascista, under the leadership of Benito Mussolini, controlled that country from 1922 to 1943; also ... applied to the members of similar organizations in other countries. Also, a person having Fascist sympathies or convictions; ... a person of right-wing authoritarian views.
[Một trong một khối nhóm chủ nghĩa quốc gia Ý mà được tổ chực năm 1919 để chống chủ nghĩa cộng sản ở Y, và, với danh hiệu đảng phát xít quốc gia, dưới sự lãnh đạo của Benito Mussolini, thống trị nước ấy từ 1922 đến 1943; hơn nữa ... được áp dụng với những thành viên của những nhóm tương tư trong các nước khác.  Hơn nữa, một người có đồng tình hay tin tưởng với Phát xít chủ nghĩa; ... một người có quan điểm độc đoán phe hữu.]

Chữ fascist gốc từ chữ fascio nghĩa là bó (bó gậy, bó cây) tượng trưng cho sự đoàn kết và sức mạnh. Thời Đại Chiến Thế Giới thứ II thì chữ Fascist mô tả lực lượng của Đức, Ý và Nhật (và Pháp Vichy).  Chống khối Fascist là khối Đồng Minh của các nước Anh, Liên Xô và Mỹ.  Pháp "tự do" của DeGaulle cũng theo khối Đồng Minh.  Thời Tổng khởi nghĩa tháng tám 8 thì Hồ Chí Minh và lực lượng Việt Minh cũng muốn được thân với khối Đồng Minh.

Nói cụ thể thì chủ nghĩa phát dít được xuất hiện ở Việt Nam nhờ chính sách Vichy của Jean Decoux là Toàn quyền Đông Dương.  Nhà sử K.W. Taylor nhận xét rằng ông ấy:
...endeavored to rally the Vietnamese to his regime with a combination of Vichy fascism and Confucian paternalism that emphasized hard work, obedience to superiors, and concern for the welfare of subordinates. [tr. 527]
[đã cố gắng củng cố người Việt theo chế độ ông với sự phối hợp giữa chủ nghĩa Phát xít Vichy và chủ nghĩa gia trưởng của Nho giáo mà nhấn mạnh làm việc tích cực, sự tuân theo cấp trên, và sự quan tâm đến hạnh phúc của cấp dưới....]

Tiêu chuẩn của Decoux chủ trương không khác làm với tiêu chuẩn của Việt Minh, của đời sống mới. Làm việc tích cực, tuân theo cấp trên có khác gì với khái niệm "phụng sự" Tổ quốc và theo "kế hoạch ... đường lối làm việc và phấn đấu."

Anne Raffin đã viết một sách thú vị về thời "phát xít" ở Đông Dương - quyển Youth Mobilization in Vichy Indochina and Its Legacies [Sự động viên của thanh niên ở Đương Dương thời Vichy và sự thừa kế - Lexington Books, 2006].  Bà nhận xét:
Youth in France and Indochina participated in the same transnational behaviors--marching, chanting, participating in youth camp activities, and attending discourses -- that were focused on the need for disciplined leadership and the role of physical activity in moral development. [tr. 246] The colonial administration sponsored grandiose events and competitions to remind locals of their shared imperial identity based on feelings of imperial pride. [tr. 77]
[Thanh niên ở Pháp và Đông Dương tham gia các hành vi xuyên quốc gia giống nhau -- hành quân, ca xướng, tham gia các sinh hoạt trại cắm, và dự các cuộc tuyết trình -- mà nhấn mạnh cái nhu cầu phải của sự lãnh đạo có kỷ luật và vai trào của sinh hoạt thể dục trong sự phát triển đạo đức. / Chính quyền thực dân bảo trợ các cuộc thi hùng vĩ để nhắc cho dân địa phương về tính đồng nhất chung tựa vào tình cảm của niềm kiêu hãnh đế quốc].

Tất nhiên chính quyền Pháp làm mỗi việc này để chống chủ nghĩa quốc gia và cộng sản của thanh niên Việt.  Dù sao đi nữa thanh niên Việt đã nồng nhiệt tham gia và được hiểu biết nhiều về phương pháp vận động quần chúng (phương pháp vận động quần chúng kiểu phát xít).
A similar repertoire of behaviors emerged through the different celebrations at local stadiums: giving official speeches, saluting the flag, youth marching and singing ... (tr. 79) ... the new festival of the youth, which occurred in Hanoi in May 1946 in the presence of Ho Chi Minh and twenty thousand youngsters, displayed a repertoire of collective actions similar to those of the Vichy youth demonstrations: official discourses, parades, and even an afternoon devoted to sports, games, and an evening campfire. (tr. 196)
[Một kho sinh hoạt tương tự nổi lên qua các hội khác ở các sân vận động địa phương: diễn văn chính thức, chào cờ, thanh niên hành quân và hát ... cái hội thanh niên mới mà xây ra tháng 5 1946 trước mắt của Hồ Chí Minh và 20,000 thanh niên, phô bày một kho sinh hoạt tập thể tương tự các mít tinh thanh niên của Vichy: lời diễn văn chính thức, các cuộc diễu hành, kể cả một buổi chiều dành thể thao, cuộc thi đấu, và cháy lửa cắm trại]




Thanh niên hát đến việc "tuốt gươm vùng lên" và "trả mối thù" cũng là ngôn ngữ phát xít chủ nghĩa.  Các ca khúc phát xít Đức như "Horst Wessel Lied" (Bài ca Horst Wessel) và "Die Fahne hoch" (Giơ cờ lên) có lời ca tương tự.  Nếu muốn làm chiến tranh thì máu của thanh niên phải sôi lên.

Nói là "diệt phát xít" nhưng trước hết bài ca này nói đến sự thống trị của "quân đế quốc."  Như tôi viết ở trên gọi là phát xít thì không chính xác.  Song lẽ dù là phát xít hay là đế quốc, làm sao mà diệt được?  Đánh thì được, đàm thì được.  Nhưng đế quốc chủ nghĩa và phát xít chủ nghĩa sẽ không bao giờ biến mất.  Mỗi nước, mỗi xã hội phải tìm cách để đối phó với hai khuynh hướng mãnh liệt ấy.

Thời "Diệt phát xít" ra đời, Đông Dương đã lâm vào cảnh cực khô đến nỗi phải lo đến "cơm áo" cho dân.  Phát xít (Nhật bản) có tội, đế quốc và thực dân có tội.  Nhưng thời này là thời chiến tranh toàn quốc và không có nơi nào không bị ảnh hưởng ít hay nhiều.  "Mối thù" này bao gồm nhiều yếu tố.  Nhưng bài ca nói đến một cách đơn giản để được trả "mối thù" này là "nền Dân chủ Cộng hòa" với cờ đỏ sao vàng.

15 tháng 4, 2015

tấm ảnh nhạc Việt Nam Cộng Hòa (1960)

 Ancient musical instrument of Viet-Nam / Đàn cổ Việt Nam
 Chinese Classical Theater / Hát bộ
Class in Musical Instruction - Lớp học âm nhạc
Playing Ancient Vietnamese musical instruments - Chơi các đàn cổ Việt Nam
Singing the Harvest Song - Hát bài ca được mùa
The Symphony Under the Stars - Dàn nhạc giao hưởng dưới sao đêm
Traditional Vietnamese Instruments - Các đàn truyền thống Việt Nam
Traditional Vietnamese Theater - Sân khấu truyền thống


nguồn: Datebook - American Women's Association of Saigon (1960) [Sổ nhật ký Hội Phụ nữ Mỹ Sài Gòn], từ George E. Gray Collection, Vietnam Center and Archive.


Đây là các tấm ảnh tuyên truyền cho nước Việt Nam Cộng Hòa.  Như thế không thành vấn đề.  Thời nội chiến thì khó tránh điều ấy.  Một điều chắc chăn hơn là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chưa lần nào cho phổ biên một tấm ảnh nào cả mà không phải là tấm ảnh tuyên truyền.

Các tấm ảnh này được chọn lọc cho người xem là các phụ nữ Mỹ có mặt ở Việt Nam năm 1960.  Nhóm tạo ra quyển sổ này muốn giới thiệu những nét văn hóa tinh hoa của người Việt và muốn chứng minh rằng các nét văn hóa tinh hoa có mặt ở nước Việt Nam Cộng Hòa.

Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho rằng văn hóa thuần tuý của dân tộc Việt bị tiêu diệt ở miền Nam.  Chỉ còn văn hóa thực dân hay văn hóa đế quốc hay văn hóa lai căng.

Các tấm ảnh như "Chơi các đàn cổ Việt Nam" và "Bài ca được mùa" trông như được sắp xếp rất kỹ.  Nhưng không sao - phong cách sắp xếp như thế cũng là truyền thống.

Chắc ít người biết đến dàn nhạc giao hưởng ở Sài Gòn.  Hình như nhạc giao hưởng ở Sài Gòn không được nhà nước bảo trợ như ở Hà Nội, như vậy không được sinh hoạt nhiều.  Nhưng một điều chắc chăn là Sài Gòn từng có nhạc giao hưởng và các dàn nhạc ấy đã giới thiệu những tác phẩm của các nhạc sĩ Hải Linh, Vũ Thành và Nghiêm Phú Phi.

Cái tấm ảnh chụp ở phòng thu âm cũng rất đặc biệt.  Chắc đây là phòng thu thanh của đài phát thanh với một dàn nhạc dân tộc.

Chúng ta còn biết rất ít về đời sống văn hóa của nước Việt Nam Cộng Hòa.

4 tháng 4, 2015

Với bàn tay ấy (With Those Hands) - Xuân Diệu (1935)

Với bàn tay ấy ở trong tay,
Tôi đã nguôi quên hận tháng ngày,
Một tối trăng cao gieo mộng tưởng
Vào luồng gió nhẹ thẩn thơ bay;

-- Một tối vòm trời chẳng bợn mây,
Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy,
Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu; một tối đây.

Những lời huyền bí bốc lên trăng,
Những ý bao la tỏa xuống trần,
Những tiếng ái tình hoa bảo gió,
Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân. --

Bóng chiều đi vụt. Bỗng, đêm nay,
Tôi lại đa mang hận tháng ngày.
Dưới ánh trăng cười, tôi kiếm mãi
Dấu bàn tay ấy ở trên tay.

nguồn: Phong Hóa 158 (18 tháng 10 1935), tr. 9.

With those hands in mine,
Assuaged, I forgot the regrets of the long months,
A night, the moon high above, casting fanciful dreams
Entering the light breeze that blew idly by;

-- One night heaven's vault unsullied by clouds,
Trees looked on, bending down slender floral branches,
Flowers bent down to the grass, while grass
Bent to the moss; one night it was.

Inscrutable words evanesce toward the moon,
Vast thoughts scatter down to this mortal realm,
Loving sounds proclaimed by flower to breeze,
The breeze uproots, pleasantly proclaims to the spring flower. --

Evening shades take flight.  Suddenly, tonight,
I'm preoccupied with regrets of long months.
Under smiling moonlight, I ever seek
The trace of those hands in mine.