Anh em trong đoàn quân du kích cùng nhau vác súng lên nào!
My brothers of the guerrilla squad, together we take up arms
Đi lên! Đi lên! Xuyên qua rừng qua núi
Arise! Arise! Through forests, past mountains
Trong mây mờ đêm tối vượt suối băng ngàn.
In thick clouds, dark of night we ford streams and cross mountain forests.
ĐK
Giặc tiến tới đây, sùng kia cùng nhau cướp lấy!
If the enemy advances here, we'll snatch their guns!
Nhằm cùng nhau bắn mấy viên là mấy quân thù.
Aim together, each cartridge is for an enemy soldier.
Đi lên! Đi lên! Giết quân thù cho hết
Advance! Advance! Kill the enemy till they're gone
Chúng ta kiến quyết giải phóng nước nhà.
We're resolved to liberate the land
Đi lên trong đoàn quân du kích cùng lắp lưới lê vào.
Advance with the partisan squad, together we fasten our bayonets
Xung phong! Xung phong! Ngắm quân thù xông tới
Attack! Attack! Aim at the enemy and rush forward
Cướp lương thực khí giới cùng phá đồn
Snatch rations and weapons, destroy their posts.
ĐK
Đoàn du kích quân với dân nhường như cá với nước
The partisan squad with the people is like a fish in water
Nhịp đều chân bước tiến theo Tổ quốc anh hùng.
Step in time, advance with the heroic Fatherland
Đi lên! Đi lên! Ta trung thành hăng hái
Advance! Advance! We're faithful and eager.
Dưới quốc kỳ phấp phới màu đỏ sao vàng.
Under the nation's flag, flapping red with a yellow star.
nguồn: Đỗ Nhuận, Chiến thắng Điện Biên: Tập Bài hát Một Tác giả (Nxb Âm Nhạc, 1962) và Thụy Loan, Lược sử Âm nhạc Việt Nam: Giáo trình cho Bậc Đại học (Nhạc Viện hà Nội; Nxb Âm Nhạc, 1993).
Theo tập nhạc Chiến thắng Điên Biên - "Sáng tác tại Sơn-la khi anh em trong tù chuẩn bị vượt ngục."
Trong một cuộc phỏng vấn với Cao Nhị "... Du kích ca làm tết năm 44, thời kỳ chúng tôi rậm rích chuẩn bị vũ trang vượt ngục" ("Gặp Đỗ Nhuận," Văn hóa 9/1969, 28-30)
Trong quyển hồi ký của ông, Đỗ Nhuận viết rằng "Du kích ca" (và việc chuẩn bị ấy) được thực hiện vào lúc Tết 1945. "Sau Tết âm lịch (1945), không khí nhà tù khẩn trương hẳn lên ... Vào buổi tối, trong các trại, anh em cuộn chiếu lại làm súng, vác trên vai, tập đi đều, quay trái, tập hô" (Đỗ Nhuận, Âm thanh Cuộc đời (Nxb Âm nhạc, 2003), tr. 127).
Lúc ấy chắc dân quân và du kích chưa được đào tạo đúng đắn. Song sách sử nhạc Việt cũng kể về "tư tưởng chiến thuật du kích":
Du kích ca (1945) là tác phẩm thành công nhất, tiêu biểu nhất của Đỗ Nhuận giai đoạn trước cách mạng. Bài hát là sản phẩm nghệ thuật của cao trào cách mạng ở Việt Nam những 1941-1945, thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa... Du kích ca thể hiện được một cách khái quát tư tưởng chiến thuật du kích trong đường lối vũ trang của Đảng lúc đó và nên được khí thế, tinh thần hăng say chiến đấu của các chiến sĩ du kích. (Âm nhạc mới Việt Nam: Tiến trình và Thành tựu (Viện Âm nhạc, 2000), tr. 141-2)Đây là những ca từ lạc quan, tự tin, khoe khoang. Việc vượt suối băng ngàn là thành ngữ vượt mỗi khó khăn. Thực chất của bài ca này phụ thuộc vào "khí thế" và "tinh thần" là kỷ thuật du kích.
Đại đa số bài ca Việt Nam soạn theo nốt nhạc tây phương gần như bỏ các dấu ngã và dấu hỏi, và ít sử dụng đến dấu nặng.
Dấu các từ trong bài hát "Du kích ca"
không dấu - 54
dấu sắc - 38
dấu huyền - 26
dấu hỏi - 3
không dấu - 54
dấu sắc - 38
dấu huyền - 26
dấu hỏi - 3
dấu ngã - 0
dấu nặng - 3
dấu nặng - 3
93.6% - là không dấu, dấu sắc, dấu huyền.
Dấu các từ trong 3 câu đầu của Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
không dấu - 31
không sắc - 22
dấu huyền - 33
dấu hỏi - 15
dấu ngã - 5
dấu nặng - 21
67.7% - không dấu, dấu sắc, dấu huyền
Trần Khánh cùng Đồng ca Đài Tiếng Nói Việt Nam ca bài "Du kích ca."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét