Có anh bạn từ trong căn nhà nhỏ ấy bước ra, xoa tay khoan khoái bảo: "Thật là sống lại một ngày"! Câu nói đó làm tôi suy nghĩ.
Tôi liền hỏi bạn: nghe làm gì điệu nhạc ấy. Anh tỏ vẻ không bằng lòng. Nhưng rồi anh bảo: Tại chủ hiệu cho mình nghe chứ mình cũng chẳng thú lắm đâu.
Cũng có người góp ý kiến với chủ hiệu nên nua những đĩa hát có điệu nhạc lành mạnh hơn. Chủ hiệu đồng ý và cám ơn, nhưng rồi thả một câu "thòng": Không cho chạy loại đĩa này thì khác họ đòi.
Thế là: không ai muốn cả! Nhưng tại sao máy hát cứ chạy và từ các đĩa hát cũ lại vang lên các điệu nhạc giật gân gợi lại những ngày u am?
nguồn: Độc Lập 6 tháng 7 1957
Uống giải khát phố Hàng Bài có ưu điểm là được nghe nhạc blues, nhạc twist (xít-uynh?), và nhạc tango. Đúng là một nơi khiêu vũ - và lúc bấy giờ khiêu vũ không bị cấm. Thực ra sau năm 1954 không nhạc nào bị cấm. Dư luận, như bài dư luận ở trên, giải quyết hết. Điều nổi bật là năm 1957 người Hà Nội còn giữ và nghe đĩa hát cũ.
[Có bạn comment là chắc xít-uynh có nghĩa là "swing." Nói thế cũng hợp lý]
1 nhận xét:
Xuýt-uynh theo em nghĩ là điệu nhạc swing thưa anh.
———
dì 12.
Đăng nhận xét