30 tháng 12, 2021

Chuyện đường phố - Những điệu nhạc lỗi thời - Huyền (1957)

Ai đi qua đầu phố Hàng Bài thì cũng nghe vọng ra một điệu nhạc "bờ-lu-dơ", "xít-uynh", "tăng-gô"... Người ta tưởng là nơi khiêu vũ, nhưng không, đó chỉ là một hiệu giải khát. 

Có anh bạn từ trong căn nhà nhỏ ấy bước ra, xoa tay khoan khoái bảo: "Thật là sống lại một ngày"! Câu nói đó làm tôi suy nghĩ. 

Tôi liền hỏi bạn: nghe làm gì điệu nhạc ấy. Anh tỏ vẻ không bằng lòng. Nhưng rồi anh bảo: Tại chủ hiệu cho mình nghe chứ mình cũng chẳng thú lắm đâu. 

Cũng có người góp ý kiến với chủ hiệu nên nua những đĩa hát có điệu nhạc lành mạnh hơn. Chủ hiệu đồng ý và cám ơn, nhưng rồi thả một câu "thòng": Không cho chạy loại đĩa này thì khác họ đòi. 

Thế là: không ai muốn cả! Nhưng tại sao máy hát cứ chạy và từ các đĩa hát cũ lại vang lên các điệu nhạc giật gân gợi lại những ngày u am?

nguồn: Độc Lập 6 tháng 7 1957


Uống giải khát phố Hàng Bài có ưu điểm là được nghe nhạc blues, nhạc twist (xít-uynh?),  và nhạc tango.  Đúng là một nơi khiêu vũ - và lúc bấy giờ khiêu vũ không bị cấm.  Thực ra sau năm 1954 không nhạc nào bị cấm.  Dư luận, như bài dư luận ở trên, giải quyết hết.  Điều nổi bật là năm 1957 người Hà Nội còn giữ và nghe đĩa hát cũ.

[Có bạn comment là chắc xít-uynh có nghĩa là "swing." Nói thế cũng hợp lý]

23 tháng 12, 2021

Nhạc-tây đánh bản Annam (1943)

Vichy, 8-8 (ofi).-- Thứ hai 9, thứ ba 10 và thứ tư 11 Aout, đúng 1 giờ 15 trưa và 3 giờ chiều vô-tuyến-điện "Voix de la France" sẽ truyền-thanh bản Quốc-ca của nước Việt-Nam, do giàng nhạc của đội Hộ-vệ quân của Quốc-trưởng Pháp tấu nhạc.

nguồn: Dân Báo 12 tháng 8 1943


Một thời Pháp thuộc, một thời đại chiến, một thời bị Nhật tạm chiếm thì có những việc lạ xây ra.  Nước Pháp chế độ Vichy gần như một nhà nước bù nhìn làm chính phủ bề ngoại dưới sự thống trị của Đức và Nhật.  Đối với nước Pháp xứ Annam tương tự như thế.  Như vậy nước Pháp cho "Quốc ca của nước Việt Nam" trên làn sóng đài phát thanh ở Pháp chỉ là một cử chi nhỏ để làm cho dân An nam mít cảm thấy hãnh diện.  Bài Quốc ca ấy là bản "Đăng Đàn Cung" chứ phải một hành khúc oai vệ.

19 tháng 12, 2021

“Nền giáo dục cũ phục vụ âm mưu của đế quốc Mỹ và đào tạo một lớp người tách khỏi dân tộc” (trích) - Lưu Trọng Văn (1975)

Đối với Việt Nam, tội ác lớn nhất của đế quốc Mỹ là xâm lược! Âm mưu xâm lược theo chủ nghĩa thực dân mới rất tinh vi và tế nhị.  Để cho dấu xâm lược về mặt chính trị, người Mỹ nói rằng họ tới đây vì độc lập tự do, vì nhân phẩm của người Việt Nam …

Muốn xâm lược theo kiểu thực dân mới thì phải có những thành phần bán nước với vai trò bù nhìn để cộng tác.  Cho nên nền giáo dục cũ tạo ra lớp người nô lệ và ngụy trang bằng chống cộng.  Nền giáo dục đó nếu tóm lại trong vài chữ là một nền giáo dục nô lệ hóa.
Cái nhân bản không phải họ lấy con người làm gốc, không phải là tôn trọng nhân phẩm của con người mà là tôn thờ đồng tiền, bán bằng cấp, không có tình thầy trò…
Nhưng bằng những cách tuyên truyền lồng trong chương trình giáo dục làm cho anh cũng sợ cộng sản, rồi vừa chống Mỹ (trên hình thức) vừa chống cộng và muốn làm cách mạng, một kiểu “cách mạng xã hội” không cộng sản.  Như vậy, không theo Mỹ, không theo cộng sản nhưng sống giữa thành thị với sự quyến rũ hằng ngày (do Mỹ tạo ra) dần dần anh sa ngã, trụy lạc, hưởng thụ mà như thế người đó tưởng rằng mình tách khỏi chính trị.  Chúng còn tạo ra một lớp người gọi là “lương thiện” ngoan ngoãn tôn trọng luật lệ, không vi phạm, không chống đối, không làm gì hết chỉ biết chu toàn bổn phận và người đó cho rằng như vậy là yêu nước rồi chứ có biết đâu mình yêu nước bên cạnh người Mỹ như kiểu Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh ngày xưa yêu nước nhưng yêu nước bên cạnh người Pháp.

For Vietnam, the greatest imperialist crime was invasion! Their invasion scheme followed a new colonialism that was very sophisticated and subtle. To leave an impression of their invasion in politics, Americans say that they came here for independence and freedom, for the dignity of the Vietnamese people.

Wanting to invading in the manner of neo-colonialists, there must be those who would sell out the country in the role of puppets to collaborate. As a result the old educational system created a class of slaves disguised in their argument of opposing communism.
...
Their humanism doesn't take the person as a basis, they do not respect human dignity but instead respect money, selling credentials, without student-teacher relationships...
...
But through this closed-off propaganda in the educational program that makes him fear communism, at the same time both oppose the Americans (in outward appearance) and the oppose communism and want to make a revolution, a kind of "social revolution" that isn't communist. So not following the Americans, not following the communism but living in the city with everyday temptations (created by America), he gradually became corrupted and debauched, enjoying it all but that person imagined that they were separated from politics. They also created a class of people said to have had a "conscience" who obediently followed the laws, didn't break them, didn't oppose them, didn't do anything at all, just safely assumed obligations and that person claimed that this is patriotism not knowing that a patriotism side by side with the Americans is like the way Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh long ago were patriotic, but patriotic side by side with the French.

nguồn: Lưu Trọng Văn, "“Nền giáo dục cũ phục vụ âm mưu của đế quốc Mỹ và đào tạo một lớp người tách khỏi dân tộc,” Giải phóng (bộ mới) #59 27 tháng 9 1975.


Hiện nay cho rằng các văn hào như Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh thiếu tính ái quốc rất lỗi thời.  Còn cho các nhà văn hóa thời Việt Nam Cộng Hòa thiếu tính ái quốc cũng thế.