29 tháng 9, 2017

trích Tội nghiệp boléro (1999)

Những tầng lớp lao động, bình dân họ thích nghe cải lương, xem tuồng tích, kịch dân gian. Còn vấn đề nghe nhạc, rất khoá chuyện tình "Lan và Điệp" "Hàn Mặc Tử," "Đồi Thông Hai Mô" ... nghĩa là bài hát phải có cốt chuyện càng éo le trắc trở, nhiều nước mắt càng dễ gây ấn tượng hơn!? Thật tình mà nói, vì trình độ dân trí còn hạn chế, những dòng nhạc "bác học," "hiện đại" là món ăn chưa quen với những người có cái dạ dày chỉ thích nghi với mắm muối, dưa cà!
...

Nhạc Boléro thường viết về quê hương, tình yêu, thân phận. ... Nhạc tình Boléro có "ướt" mà không "ác," có ủy mị nhưng là thứ ủy mị đầu trần chân đất, chớ không phải là lòe loẹt phấn son, gấm vóc lụa là.
...

Với trào lưu tốc độ hóa, hiện đại hóa, đã vô tình ngăn dòn chảy Boléro vốn hiền từ như một con khe, con suối rồi chăng?
...

Vẫn trên đường đi tìm kiếm, chắc một ngày không xa, Boléro (những bài hát cũ) sẽ được các ca sĩ hát lại. Mong lắm thay!


nguồn: "Tội nghiệp Boléro!" [tháng 12 1999], trong Tội nghiệp Boléro!: Tạp bút, phỏng vấn ̣(Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn nghệ, 2005), tr. 70-79.


25 tháng 9, 2017

Saigon mới có (1928)

Hãng Société Indochinoise d'Importation 40-44 Pellerin, mới lại một thứ Dĩa hát hiệu "Béka" của Đức quốc hát tiếng lớn hơn tiếng người, mà nghe rỏ ràng từ tiếng; ở cách cách nghe tưởng là hát cãi lương trong rạp vậy. Ấy là lời nói thiệt chó chẳng phải báo chuốt theo cách rao hàng quí ông lại mà so sánh dỉa nào trỗi hơn thì bỗn 1 hãng không ăn tiền. Ấy là dỉa Cãi Lương.

Còn có một thứ dĩa Hát theo có đạo: hát kinh ngày lễ, hát kinh ca ngợi Đức Bà, hát các dọng nước nầy nước kia, mừng lễ bỗn mạng, mừng ngày phong chức; hát tiếng Annam nghe thâm trầm diệu dàng như ở miền cực lạc vậy.

Ấy có phải là đều lạ Saigon mới có không.

Hảy lại hảng nghe thữ thì mới rỏ đều hư thiệt.

40-44 Rue Pellerin SAIGON

nguồn: Công Luận Báo (20 tháng 1 1928), tr. 4.

14 tháng 9, 2017

Hơn một vạn người phần đông là anh em lao động và thanh niên đã dự đám tang ông Ng. Văn Vĩnh (1936)

Trước nhà Ga, có đến trên vạn người dân chờ giờ đưa đám
Đoàn báo giới Annam quốc phục đi trước linh-xa
Đoàn báo giới Annam (Âu phục) đi trước linh xa

nguồn: Hà Thành ngọ báo (10 tháng 5 1936), 1.

13 tháng 9, 2017

Cuộc vui buổi tối (1929)

nguồn: Hà Thành ngọ báo (11 tháng 6 1929), 3

Ngày xưa "cuộc vui buổi tối" ở Hà Nội có nghĩa là coi chèo, tuồng hay cải lương tại các rạp Quảng Lạc (phố Tạ Hiện), Sán Nhiên Đài (phố Đào Duy Từ) và Cải Lương Hí Viện (Hàng Bạc).

11 tháng 9, 2017

Nationalistic Music - Sigmund Spaeth (1961)

Nationalism, long a menace to civilization, has affected the world's music as well, often with strange results.  It may be claimed that in general that the great music of all time is, on the whole, free from national characteristics, whereas the works exhibiting a strong nationalism are generally written by composers of lesser significance.

It is also probably true that obviously nationalistic music is likely to exert a more immediate appeal than compositions of a more cosmopolitan nature, failing, however, in most cases, to establish a reputation as a work of enduring value in the judgment of connoisseurs.  Music of a marked national flavor arrive fairly easily at a quick popularity, but rarely succeeds in achieving the status of the more complex masterpieces.

Chủ nghĩa dân tộc, lâu này mà đe dọa nền văn minh, cũng đã gây ảnh hưởng đến âm nhạc hoàn cầu, lắm lần với những kết quả kỳ lạ. Có thể cho rằng nói chung, âm nhạc vĩ đại của mọi thời đại hoàn toàn không có các đặc điểm dân tộc, trong khi những tác phẩm biểu lộ chủ nghĩa dân tộc thường thường được viết bởi các nhà soạn nhạc tầm thường.

Cũng có thể đúng là âm nhạc dân tộc chủ nghĩa dường như gây được tác dụng lập tức so với các tác phẩm mang tính chất quốc tế hơn, tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, không xác minh sự uy tín như một tác phẩm có giá trị lâu dài trong sự đánh giá của những người sành sỏi. Âm nhạc mà có hương vị quốc gia rõ rệt được phổ biến khá nhanh chóng, nhưng hiếm khi thành công trong việc đạt được vị trí của các kiệt tác tinh vi hơn.

nguồn: Sigmund Spaeth, The Importance of Music (New York: Fleet Publishing Corporation, 1963), tr. 36.

9 tháng 9, 2017

trích Đáy địa ngục - Tạ Tỵ (1985)

Nhạc vàng có nhiều ca khúc hay, nhưng cũng chỉ hát để nghe chơi cho khuây khỏa, nó ấm ướt lê thê làm cho não lòng, đã buồn lại buồn hơn, đã chán lại chán hơn, nó chẳng mang một ý nghĩ nào thiết thực cho đời sống trong tù, cần một khích động, một cổ võ để giữ vừng ý chí đấu tranh, cuộc đấu tranh tuy âm thầm nhưng cần phải có như các ca khúc của Vũ Hồng, thuộc Đội 20 sáng tác, mang nội dung trầm hùng, tạo nên xúc cảm mạnh, mỗi lần cất giọng.

Này em, anh không quên đâu những ngày tù tội
Này em, anh không quên đâu những ngày tăm tối
Anh chết hôm nay, cho ngày mai em ngửng mặt
Anh chết hôm nay, ngày mai Tổ quốc vinh quang.

Mỗi lần hát lên, tự nhiên máu trong người như xông xang, có cảm tưởng như mình sống lại cái thuở nào hào hùng, bất khuất.

nguồn: Tạ Tỵ, Đáy địa ngục (San Jose, CA: Thằng Mõ, 1985), tr. 637.

4 tháng 9, 2017

Về lại phố xưa (Back to the Old Neighborhood) - Phú Quang (2001?)

Rồi cũng về lại phố xưa
Then I'll go back to the old neighborhood
Về trong mùa thu bồi hồi làn mưa lối vắng
Go back in troubled autumn, rain on the deserted path
Rồi cũng về lại phố quen
Then I'll go back to the familiar neighborhood
Về trong tình em dịu dàng, dịu dàng
Go back into your love, tender, so tender

Lại đi bên em bình yên, bình yên
Back at your side once more, peaceful, so peaceful
Cơn gió lang thang về chốn quê nhà
The wandering wind comes back to this place, my home
Về ghé con sông từng đêm, từng đêm
Comes back to visit the river each night, each night
Rì rào bên ta nỗi nhớ khơi xa
Murmuring next to us, a longing for a far away place

Lại nghe yêu thương trào dâng lòng tôi
Feeling love flooding my heart once again
Và nghe khát khao trong tiếng em cười
And craving for the sound of your laughter
Dù mai cách xa người ơi
Though tomorrow we'll be far apart, my dear
Tình yêu này vẫn còn mãi trong tôi
This love will remain always inside of me

2 tháng 9, 2017

Victor - Bửu Tháp (1938)

Tài tử Mlles Hai Đá, Ba Ngưu, Tư Sạng
Tấn Thành Ban, Phụng Hảo, Hát Cô Đào

M. Năm Châu        M. Tư Long

Dĩa Victor Mới 2$30     Dĩa Bửu Tháp Mới 2$00

Thu Thanh Diễn Khí Tối Tân

Có bán khắc nơi, nên nghe thữ.
Trử bán rất nhiều tại hiệu Nam Thành Mytho
Đại lý: Vitor và Bửu Tháp -- Le-văn-Tài
82, rue Georges Guynemer Saigon -- Tél 21.216

nguồn: Công luận báo (31 tháng 8 1938), 7.

Hiện nay rue Georges Guynemer là đường Hồ Tùng Mậu.  Hãng đĩa Bửu Tháp chắc là một công ty của người Việt.  Có lẽ công ty sử dụng đến kỹ thuật của hãng Victor của Mỹ? Họ sản xuất tối thiểu là 10 chương trình đĩa - chủ yếu là cải lương / ca nhạc tài tử.  Nhưng theo quảng cáo ở trên hình như họ của sản xuất đĩa hát ả đào.

1 tháng 9, 2017

Gái thế hệ 1X tắm biển (1932)

-- Từ hôm chị ra tắm nước biển, đến nay đã thấy khác trước.
-- Thế chị thấy gì?
-- Chị đã "mặn mà" ra được đôi chút.

-- From the first day I went swimming in the sea until now I feel different than before
-- So, how do you feel?
-- I feel a little more "savory."

nguồn: Hà Thành Ngọ Báo (7 tháng 8 1932), 1.

Nếu còn sống thì "chị" này độ 100 tuổi.  Những năm trước chắc các cô chị không tắm biển kiểu này.