30 tháng 7, 2017

Nghiêm trị bọn tư sản mại bản làm giàu trên xương máu nhân dân (1975)

Nghiêm trị bọn tư sản mại bản
Làm giàu trên xương má nhân dân

Câu đối lục bát. Bọn tư sản mại bản là kẻ tích trữ.  Tài sản tích trữ là tài sản chung (là xương máu) của nhân dân.  Các người tố cáo (là thanh niên thanh nữ) có khuôn mặt sắc.  Người bên nón cối phải băng tay có ngôi sao là bộ đội.  Người bị tối cáo được vẽ rõ hơn, nhưng có khuôn mặt bóp méo (tất nhiên có tội nặng).  Các người tố cáo không chỉ kêu đả đảo mà lại có súng để chiếm lại tài sản.

nguồn: Giải phóng (bộ mới) 11 tháng 9 1975, tr. 1

Dựa hơi Mỹ-ngụy phất cờ
Tư sản mại bản bây giờ "cáo chung"

Lại thơ lục bát. Ở đây người tư sản mại bản ăn mặc lịch sự nhưng lòe loẹt.  Hai người mập này đem theo pín, sắt, sữa và vải.  Thiếu các thứ ấy thì phải tìm người để trách.  Trong nhóm người tố cáo có chú nông dân và chú công nhân khỏe mạnh.

nguồn: Giải phóng (bộ mới) 11 tháng 9 1975, tr. 4

Toàn dân đoàn kết kiến quyết bài trừ tư sản mại bản..

nguồn: Giải phóng (bộ mới) 12 tháng 9 1975, tr. 4
Nhân dân phường Nguyễn Huỳnh Đức hô vang khẩu hiệu "Nghiêm trị bọn tư sản mại bản làm giàu trên xương máu của nhân dân."

Người tư sản mạn bản là toàn người Việt gốc Trung Hoa - như vậy phải có băng biển ngữ bằng tiếng Trung Hoa.  Nghiêm trị xong thì kinh tế được ra sao?

nguồn: Giải phóng (bộ mới) 13 tháng 9 1975, tr. 1

26 tháng 7, 2017

Tiếng gió xôn xao (The Turbulent Breeze) - Tường Văn (2003)

Gió vẫn hát thì thầm đến bên tôi như thật gần.
The breeze sings in a whisper, comes to me like it's close by
Gió muốn nói điều gì tha thiết.
The breeze wants to tell me something urgent.
Gió vẫn nhắc một người đã ra đi không trở lại.
The breeze still reminds me of someone who has left and isn't coming back.
Nỡ mất chuyện tình không thể quên.
How could a love be lost and never forgotten?
Bước những chuỗi ngày dài ấp ôm bao đêm huyền diệu.
Step through a succession of long days treasuring so many magical nights.
Ánh mắt ấy giờ này xa lắm.
Those bright eyes now are far far away.
Thoáng phút chốc giật mình ngỡ như em đang thật gần.
In an instant of sudden surprise I thought that you were close by.
Gió đánh thức vì tôi ngủ mơ.
The breeze awoke me because I was in a dreamy slumber.

Thắp ánh sáng bước qua đêm thâu chờ mong ngày mai khát vọng.
A light walks past during the long night awaiting a tomorrow with promise.
Và gió vẫn thế gió mang tôi đi tìm em.
And the wind is still the same, bringing me to find you.
Dẫu có lúc nước mắt tuôn rơi như hạt sương hạt sương bé nhỏ.
Though at times tears are shed like dew, tiny dewdrops
Gió sẽ hát rì rào gió ru tim tôi ngày ngày mãi xôn xao.
The breeze will sing, rustling wind lulls everyday, forever turbulent.

nguồn: Tuyển tập những ca khúc được yêu thích trên Làn Sóng Xanh (TPHCM: Nxb Phương Đông, 2008)

Video chính thức cho bài ca này được quay với màu xê-pia hay màu vàng của quá khứ mặc dù có cảnh rất hiện đại.  Cảnh video này cũng biểu lộ sự căng thẳng tình dục (sexual tension), như vậy tiếng gió gây ra cảm giác của "bao đêm huyền diệu."



Trước đây đã có một Youtube clip của bài ca này hát trong chương trình "Trò chơi âm nhạc" đêm 22 tháng 7 2015.  (Link https://www.youtube.com/watch?v=BW7f3u51Oyc không còn được hiển thị).  Clip ấy có lời bình luận đi cùng video ấy ở dưới đây.


qua bao nhiêu năm từ khi bài này dc sáng tác. tôi nghe hoài nhưng cảm giác vẫn cứ như lần đầu được nghe vậy. giai điệu nhẹ nhàng ấm áp. mỗi khi có khó khăn trong cuộc sống tôi lại mở bài này lên nghe bỗng chốc thanh thản cõi lòng.


Tôi nghĩ rằng một bài ca không thể nào có lời khen hay hơn.

23 tháng 7, 2017

Hôtel Indochinois (Đông-Pháp Lữ-Quán) (1923)

172-174, rue d'Espagne.-- Saigon

ĐỒNG BANG!

Hả đến nhà hàng ĐÔNG-PHÁP LỬ-QUÁN, là nơi bán cơm Annam mùi vị cho qúi ông và các ngài ăn cơm tháng dùng, mời mở rộng thêm, trước uống rượu sau nghe tài-tử đờn-ca theo kiểu kiêm-thời; đã mua vui mà lại giúp đồng-bang vững bước trong trường Thương-mãi. Nên đến đó dùng thữ cho biết, ông nào muốn tiện hảy ăn cơm tháng tại đó, mỗi tháng là 14$00.

Mỗi bữa đều đỗi món ăn theo các nhà hàng Langsa. -- Nấu-nướng đã khéo mà lại tinh-khiết.

nguồn: Công luận báo (23 novembre 1923), tr. 2.


Có phải chưa có ai nghiên cứu về lịch sử của nhà hàng nước Việt?  Đáng chú ý là khách sạn đề nghị ăn cơm tháng.  Nghĩa là các "quí ông" doanh nhân làm việc gần Rue d'Espagne, tức đường Lê Thánh Tôn đến ăn mỗi ngày.

Mà khách không chỉ đến ăn.  Khách sạn này muốn tạo không khí thuận lợi cho công việc kinh doanh.  Các quí ông uống rượu rồi được giải trí.  Họ được nghe "tài tử đờn ca theo kiểu kiêm thời."  Tài tử không có nghĩa là nghiệp dư - không được hưởng gì thì các nghệ sĩ chơi đàn không đến chơi.  Chơi nhạc nào?  Chắc là nhạc tài tử chứ?  Không biết có cô nào đến hát cùng?  Đây là nhạc "kiểu kiêm thời" nghĩa là nhạc hiện đại nhất ở xứ này.

Như ngày hôm nay uống rượu + nghe nhạc = giúp cho "vững bước trong trường Thương-mãi."

19 tháng 7, 2017

Cao bồi Việt Nam (1953)


Khoảng 11 giờ đêm 26-6, 1 phần vì tiết trời quá nóng, một phần vì cãi nhau, cậu Phạm văn Tạ, 14 tuổi, ở 16 ngõ Mai-hương Bạch-mai, đã dùng quả đấm Mỹ đánh vào mặt cậu Dương-văn-Kỳ, 15 tuổi, ở ngõ Thọ-lão, bị thương ở mặt. Cậu Kỳ đi nhà thương, cậu Tạ tạm vào nhà giam.


nguồn: Tia Sáng 28 tháng 6 1953


Tôi không biết chữ cao bồi được du nhập từ vào tiếng Việt từ bao giờ.  Hai cao bồi trong bài báo này là lứa tuổi teen thế 2x.  Trước khi có ảnh hưởng của các phim Mỹ (với các quả đấm Mỹ) chắc Việt Nam chưa biết tên hiện tượng cao bồi.

13 tháng 7, 2017

Paramount Dancing (1951)

Những biểu diễn và nhẩy múa chưa từng có ở Hanoi

Một đoàn ca vũ Hồng-Kông ghé qua Hanoi sẽ hiến các bạn nhiều điệu nẩy múa rất ngoạn mục tại tiệm nhảy

PARAMOUNT
DANCING

No. 9 Đồng-Khánh, vào hai tối Thứ Bẩy 17 và Chủ Nhật 18 Février 1951
Xin các bạn nhớ gữ ghế trước

nguồn: Tia Sáng 18 tháng 2 1951, tr. 2


Sau năm 1954 phố Đồng Khánh đổi tên thành Hàng Bài.  Paramount Dancing là một trong những vũ trường chính Hà Nội.

8 tháng 7, 2017

họ đàn họ hát, họ đánh bài “đô-mi-nô”, v.v… (1975)

Miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng.  Chế độ cũ đã bị xóa bỏ.  Cách mạng, như một luồng gió mát thổi vào cuộc sống tối tăm nghẹt thở của người dân Sài Gòn …

Nhưng tàn tích của lối sống phi lao động, phi sản xuất, ăn bám, lối sống vội vàng, chụp giựt, đồi trụy … vẫn chưa dễ một sớm một chiều quét sạch được …

Một trong những tàn tích đó là những quán “cà phê ôm, bia ôm” mấy lúc gần đây nhan nhản mọc ra, choán nhiều vĩa hè thành phố. …

Từ sau ngày giải phóng, các vỉa hè đường phố Sài Gòn bị tràn ngập bởi vô số quán lều và những thứ hàng hóa bày bán ngổn ngang làm nghẽn lối lưu thông ở một vào đoạn đường, như khu chợ trời vùng Chợ Cũ Sài Gòn, vùng Ngã Bả Chợ Lớn, v.v… Người Sài Gòn gọi đó là một hiện tượng xô bồ… xô bồ gần như cùng khắp.

Trong cái xô bồ hỗn tạp này, người ta thấy có rất đông đảo quán “bia ôm” xuất hiện nhanh như nấm gặp mưa trên các vỉa hè đường Gia Long, Trần Quý Cáp, Phan Đình Phùng, Pasteur, Công Lý, Duy Tân, Tự Do, v.v…

Đối với loại quán “dã chiến” này, người ta thấy có ba loại: một số rất ít của anh chị sinh viên, còn thì đại đa số đều là những tay “chuyên môn” tức của các cô gái bán “ba” và gái “nhảy.”

Ban này, dạo qua khu vực quán lều “bia ôm” này, người ta thấy lòe loẹt đủ màu sắc của những chiếc dù nhà binh Mỹ, của các loại hoa híp-py dán lên tường, lên bàn ghế, quầy hàng, của những cái mẹt sơn phết loang lỗ về tên quán như: Cõi Tạm, Nhớ Quên, Uyên Ương, Lim Dim, Ru, Mộng, Chạy v.v… đong đưa trước gió.  Những cái tên làm cho thanh niên, thiếu niên rã rượi chán đời (?) xa lánh, tách rời cuộc sống hiện thực.

Để cho quán có vẻ nên thơ mộng mị, họ thi nhau hát những bản nhạc đồi trụy, lai căng của chế độ cũ, họ treo lủng lẳng những cây đàn ghi-ta trên tường, họ đàn họ hát, họ đánh bài “đô-mi-nô”, v.v… và họ chúi mũi vào những cuốn tiểu thuyết dâm ô, đồi trụy …

Lúc đêm về, khu vực này lại càng mờ ảo hơn với vô số chiếc đèn lồng lấp lánh, trông vào như một thư “bến Tầm Dương.” Dưới ánh sáng thiêu thân này, chủ và khách thì thầm tâm sự, mặc cả…

Chủ quán lại còn là một số người mang danh nghệ sĩ, là văn sĩ, là trí thức, tự chọn vị trí đứng bên lề “nhìn thế sự.”  Họ mở quán để làm nơi tập họp những bè bạn cùng “quan điểm.” Chính những nơi này, những “chính trị gia xa lông” ấy đã turng những luận điệu bêu riếu, xuyên tạc chính quyền cách mạng.

Chủ là thế.  Còn khách của “cà phê đô” là hạng thế nào? Khách ở đây là một số thanh niên, thiếu niên trước kia sống cuộc đời “hiện sinh” lêu lồng chơi bời, bỏ phí tuổi xanh trong các cuộc vui chơi phủ phiếm sa đọa.  Nhìn lướt qua đám khách này, ta nhớ ngay đến những cô cậu “nhạc trẻ sở thú” đời Mỹ ngụy, tóc tai, ăn mặc chẳng còn ra người hay ngợm, gái hay trai…



Đúng như điều mong muốn của đa số phụ huynh sinh viên, học sinh và bà con lương thiện, chính quyền cách mạng đã phát động chiến dịch “trật tự an ninh, làm sạch thành phố” từ ngày 15-8-1975.


nguồn: Hà Dương Ngân "Cà phê ôm," Giải phóng (bộ mới) 24 tháng 8 1975, tr. 4.


Như thế đấy:
Để cho quán có vẻ nên thơ mộng mị, họ thi nhau hát những bản nhạc đồi trụy, lai căng của chế độ cũ, họ treo lủng lẳng những cây đàn ghi-ta trên tường, họ đàn họ hát, họ đánh bài “đô-mi-nô”, v.v… và họ chúi mũi vào những cuốn tiểu thuyết dâm ô, đồi trụy …
Làm sao mà không hay?  Đồi trụy chỉ có nghĩa là đề cập đến cặp tình nhân.  Lai căng có nghĩa là có tiếng xập xình của nhịp điệu Cuba xã hội chủ nghĩa.