19 tháng 9, 2016

phỏng vấn Minh Kỳ (1963)

Nguiễn Ngu Ý (hỏi): Hồi nãy, anh có nói bán bản quyền một năm là hai ngàn: còn bán đứt thì bao nhiêu?

Minh Kỳ (đắp): Cái đó tùy, anh à. Nhưng phải nói rằng mấy năm nay, cái "giá-trị" của Nhạc (tôi nói cái "giá-trị" tiền bạc của Nhạc) có lên.  Trước làm gì có bản nhạc "trị giá" vài chục ngàn đồng. Sau này, một số anh em chúng tôi không kí kết dễ dàng như trước nữa, nhất là có vài người như tôi, tự in lấy nhạc phẩm mình, nên các nhà xuất bản phải trả giá cao.

(hỏi): Nhưng những yếu-tố gì làm cho bài hát được giá? Tên tuổi tác-giả?

(đắp): Tên tuổi tác giả là một trong ba yếu-tố chánh, nhưng đó không phải là yếu-tố thứ hai là bài hát ấy có mòi "ăn khách." Sau cùng là những phương tiện của cá nhân tác-giả.
...
(hỏi):  Phương tiện gì? Xin anh nói rõ.

(đắp): Phương tiện trình diễn, phương tiện quảng cáo. Như thể tác-giả quen biết nhiều ban Văn nghệ ở đài phát-thanh, thân với nhiều ca sĩ danh tiếng, hoặc làm trưởng một ban Văn-nghệ lưu-động, hay dạy Nhạc nhiều trường, hay thường tổ chức những Đại nhạc hội ...
...
(hỏi): Các bạn trẻ, thích nhạc anh, chắc anh cũng biết đôi phần duyên cớ?

(đắp): Thật ra, thì tôi khi có cái may diễn tả đúng vài tâm trạng của các bạn trẻ, hoặc lúc nhớ người lính chiến, hoặc khi phải để lại kinh kì mẹ yêu bạn mến để lên đường quân dịch; tâm trạng ấy, tôi lại có cái may dùng nét nhạc dễ hát, dễ đờn, dễ nhớ để diễn tả. Hai điều ấy khiến những bạn trẻ nào có người thân đã khoác chiến y, hoặc đã hay đang biệt kinh kì, thích thú mà thấy có nói lên giùm mình những nỗi niềm riêng, rồi những bạn ấy đờn, hát các bản nhạc kia ở đám đông hay lúc một mình với bóng. Mà hai hạng bạn trẻ này nay khá đông; nhờ thế một phần mà nhạc tôi được giới thanh niên nam, nữ ưa chuộng.

Ngoài ra, khi sáng tác những bản có nói đến thế hệ trẻ trung, tôi cố quên tuổi tác cùng những lo nghĩ riêng tư mà đặt mình vào hoàn cảnh họ để biết những thắc mắc, ước mong của họ.
...
Đành rằng hoàn cảnh đặc biệt nước nhà không cho phép người nghệ sĩ sáng tác một cách tự do như thời bình, nhưng giới hữu trách cũng có thể dễ dãi phần nào với giới Nhạc chớ. Anh nghĩ lại xem, các bộ môn khác, như: Thơ, Văn, Tuồng, Kịch... tuy cũng bị hạn chế vì thời cuộc, nhưng còn có thể vẫy vùng, còn Nhạc chúng tôi thì quả là ... bế tắc.  Chúng tôi mà nói đến yêu đương một cánh rõ ràng quá, hoặc lời lẽ có phần ướt át, thì cái kéo của bà Kiểm duyệt không tha!

nguồn: "Bách-Khoa phỏng vấn giới nhạc sĩ: Minh Kỳ," Bách Khoa 158 (1 tháng 11), tr. 103-4; 107-8.


Năm 1963, 1964 thị trường âm nhạc ở nước Việt Nam Cộng Hòa bắt đang thay đổi. Trước kia một số công ty như Tinh Hoa Miền Hoa, Án Phú, Diên Hồng gây ảnh hưởng lớn trong việc xuất bản và làm cho ca khúc được phổ biến.

Minh Kỳ làm việc trong một thị trường như vậy phải lo đến chuyện lợi nhuận của đứa con tinh thần của mình. Như thế khác với thái độ "tài tử" của thời tiền chiến.  Nhạc sĩ này công nhận rằng một bài ca thành công phải "mòi 'ăn khách'" - ở Mỹ mòi ấy được gọi là "hook." (cái móc).

Có cái móc ấy chưa đủ, một tác giả cũng phải có những "phương tiện" nữa.  Phải có khả năng để tự lăng xê tác phẩm của mình. Phương tiện ấy sẽ gốm những yếu tố như vị trí của mình trong làng âm nhạc (làm trưởng ban, chẳng hạn) hay như mối quan hệ với những người vị trí trong làng âm nhạc.

Một tác giả phải "diễn tả đúng vài tâm trạng của các bạn trẻ." Hiện nay phải nói là vẫn như thế.  Nhưng lúc bấy giờ các tác giả cũng phải "diễn tả đúng" tâm trạng của người "nhớ người lính chiến, hoặc khi phải để lại kinh kì mẹ yêu bạn mến để lên đường quân dịch."

Minh Kỳ có thêm một nhận xét quan trọng về âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa.  Tân nhạc kiểm duyệt chặt chẽ hơn cổ nhạc.

Không có nhận xét nào: