25 tháng 9, 2016

trích "Thanh Thúy tiếng sầu ru khuya" - Tuấn Huy (1963)

phỏng vấn xong nhà văn Tuấn Huy viết:

Khi chia tay Thúy, đêm đã xuống. Tôi nhìn dòng xe cộ đang băng băng chạy về ngoại ô. Một ngày vui đã hết. Hay một ngày vui mới khởi đầu? Tôi đốt điếu thuốc đen và đứng chờ xe buýt, Chính lúc đó, tôi nghĩ đến những khoảng trống ghê gớm của cuộc đời. Rồi tất cả sẽ đi đến đâu? Khi hay tai đã buông xuôi rồi, sẽ còn gì nữa? Như những kẻ đã đánh mất dĩ vãng và không tìm được tương lai, tôi muốn lẩn trốn mình. Tôi mong giọng ca của Thanh Thúy vẳng lên, vẳng lên... Vì giọng ca của nàng là những tiếng sầu. Những tiếng sầu đó sẽ ru được đêm khuya, ru được cả những tâm hồn thường xuyên muốn nổi loạn vào giấc ngủ bình an, êm ả...

As I left Thúy, night had fallen. I watched the stream of traffic quickly flowing back to the outskirts. A happy day is through. Or a happy day has just started? I lit a black cigarette and stood waiting for the bus. At that moment I thought of life's terrible emptiness. Where is it all going? When two hands drop down, is anything left? Like those who have lost their past and cannot find a future, I want to run away from myself. I hope that Thanh Thúy's voice will resound in the distance... Because her voice is the sound of melancholy. And that melancholy sound will lull the dark of midnight, lull those souls that continuously want to rebel into peaceful, gentle slumber...

Huy Tuấn, "Thanh Thúy tiếng sầu ru khuya," Điện Ảnh #256 (9 tháng 3 1963), in lại trong tạp chí Thế Giới Nghệ Sĩ June 22, 1995, trang 110-111.

19 tháng 9, 2016

phỏng vấn Minh Kỳ (1963)

Nguiễn Ngu Ý (hỏi): Hồi nãy, anh có nói bán bản quyền một năm là hai ngàn: còn bán đứt thì bao nhiêu?

Minh Kỳ (đắp): Cái đó tùy, anh à. Nhưng phải nói rằng mấy năm nay, cái "giá-trị" của Nhạc (tôi nói cái "giá-trị" tiền bạc của Nhạc) có lên.  Trước làm gì có bản nhạc "trị giá" vài chục ngàn đồng. Sau này, một số anh em chúng tôi không kí kết dễ dàng như trước nữa, nhất là có vài người như tôi, tự in lấy nhạc phẩm mình, nên các nhà xuất bản phải trả giá cao.

(hỏi): Nhưng những yếu-tố gì làm cho bài hát được giá? Tên tuổi tác-giả?

(đắp): Tên tuổi tác giả là một trong ba yếu-tố chánh, nhưng đó không phải là yếu-tố thứ hai là bài hát ấy có mòi "ăn khách." Sau cùng là những phương tiện của cá nhân tác-giả.
...
(hỏi):  Phương tiện gì? Xin anh nói rõ.

(đắp): Phương tiện trình diễn, phương tiện quảng cáo. Như thể tác-giả quen biết nhiều ban Văn nghệ ở đài phát-thanh, thân với nhiều ca sĩ danh tiếng, hoặc làm trưởng một ban Văn-nghệ lưu-động, hay dạy Nhạc nhiều trường, hay thường tổ chức những Đại nhạc hội ...
...
(hỏi): Các bạn trẻ, thích nhạc anh, chắc anh cũng biết đôi phần duyên cớ?

(đắp): Thật ra, thì tôi khi có cái may diễn tả đúng vài tâm trạng của các bạn trẻ, hoặc lúc nhớ người lính chiến, hoặc khi phải để lại kinh kì mẹ yêu bạn mến để lên đường quân dịch; tâm trạng ấy, tôi lại có cái may dùng nét nhạc dễ hát, dễ đờn, dễ nhớ để diễn tả. Hai điều ấy khiến những bạn trẻ nào có người thân đã khoác chiến y, hoặc đã hay đang biệt kinh kì, thích thú mà thấy có nói lên giùm mình những nỗi niềm riêng, rồi những bạn ấy đờn, hát các bản nhạc kia ở đám đông hay lúc một mình với bóng. Mà hai hạng bạn trẻ này nay khá đông; nhờ thế một phần mà nhạc tôi được giới thanh niên nam, nữ ưa chuộng.

Ngoài ra, khi sáng tác những bản có nói đến thế hệ trẻ trung, tôi cố quên tuổi tác cùng những lo nghĩ riêng tư mà đặt mình vào hoàn cảnh họ để biết những thắc mắc, ước mong của họ.
...
Đành rằng hoàn cảnh đặc biệt nước nhà không cho phép người nghệ sĩ sáng tác một cách tự do như thời bình, nhưng giới hữu trách cũng có thể dễ dãi phần nào với giới Nhạc chớ. Anh nghĩ lại xem, các bộ môn khác, như: Thơ, Văn, Tuồng, Kịch... tuy cũng bị hạn chế vì thời cuộc, nhưng còn có thể vẫy vùng, còn Nhạc chúng tôi thì quả là ... bế tắc.  Chúng tôi mà nói đến yêu đương một cánh rõ ràng quá, hoặc lời lẽ có phần ướt át, thì cái kéo của bà Kiểm duyệt không tha!

nguồn: "Bách-Khoa phỏng vấn giới nhạc sĩ: Minh Kỳ," Bách Khoa 158 (1 tháng 11), tr. 103-4; 107-8.


Năm 1963, 1964 thị trường âm nhạc ở nước Việt Nam Cộng Hòa bắt đang thay đổi. Trước kia một số công ty như Tinh Hoa Miền Hoa, Án Phú, Diên Hồng gây ảnh hưởng lớn trong việc xuất bản và làm cho ca khúc được phổ biến.

Minh Kỳ làm việc trong một thị trường như vậy phải lo đến chuyện lợi nhuận của đứa con tinh thần của mình. Như thế khác với thái độ "tài tử" của thời tiền chiến.  Nhạc sĩ này công nhận rằng một bài ca thành công phải "mòi 'ăn khách'" - ở Mỹ mòi ấy được gọi là "hook." (cái móc).

Có cái móc ấy chưa đủ, một tác giả cũng phải có những "phương tiện" nữa.  Phải có khả năng để tự lăng xê tác phẩm của mình. Phương tiện ấy sẽ gốm những yếu tố như vị trí của mình trong làng âm nhạc (làm trưởng ban, chẳng hạn) hay như mối quan hệ với những người vị trí trong làng âm nhạc.

Một tác giả phải "diễn tả đúng vài tâm trạng của các bạn trẻ." Hiện nay phải nói là vẫn như thế.  Nhưng lúc bấy giờ các tác giả cũng phải "diễn tả đúng" tâm trạng của người "nhớ người lính chiến, hoặc khi phải để lại kinh kì mẹ yêu bạn mến để lên đường quân dịch."

Minh Kỳ có thêm một nhận xét quan trọng về âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa.  Tân nhạc kiểm duyệt chặt chẽ hơn cổ nhạc.

7 tháng 9, 2016

Bài trừ văn hóa nô dịch [trích] (Eliminate Slavish Culture) - Hồng Minh (1956)

866 đại biểu giáo viên, giáo sư, phụ huynh học sinh và học sinh Thủ đô đã họp hội nghị nghe nói chuyện và góp ý kiến việc "Bài trừ văn hóa nô dịch trong các trường học."

Tối hôm 12-3 sở Giáo-dục và sở Văn-hóa Hà nội đã phối hợp tổ chức tại trường c cấp III một buổi nói chuyện và góp ý kiến về vấn đề "bài trừ văn hóa nô-dịch."
...
Ông Nguyễn Đình-Du, Giám đốc Sở Giáo-dục Hà nội lên tuyên bố lý do, nói rõ về tình hình sách báo cũ thời đế quốc, còn để lại ở Thủ-đô ta "đó la một thứ tay sai bằng tinh thần của nền văn hóa phản động, nô dịch, lạc hậu" đòi hỏi nhiệm vụ chúng ta phả giác ngộ mọi người đề bài trừ nó, và xây dựng một nền văn hóa mới lành mạnh tiến bộ theo kế hoạch phát triển văn hóa của Chính-phủ ta về năm 1956.

Ông Nguyễn-Bắc, đại diện cho Sở Văn hóa Hà-nội nói chuyện về "bài trừ văn hóa nô dịch," ông phát triển 3 vấn đề chính.  Tình hình sách báo cũ hiện nay, phân loại sách báo cũ, chủ trương đối với sách báo cũ theo từng loại.  Sau khi phân tích rõ tính chất tuyên truyền phản động của sách báo ảnh hưởng văn hóa Mỹ, tính chất phản động của một số sách báo cổ điển cũ, ông phân làm 4 loại: loại sách báo phản động trắng trợn, dâm ô rõ rệt, loại lạc hậu ít nhiều phản động, lãng mạn loại giáo khoa, và sách chuyện cổ tích, loại tiến bộ cần phải bảo tôn.  Sau đó ông nói rõ đối tượng đả kích loại I, tuyên truyền cho Mỹ hiếu chiến, phá hoại đoàn kết dân tộc, và tính chất dâm ô rõ rệt, nghĩa là phạm vào kỷ luật tuyên truyền.  Ông nhấn mạnh về cuộc vận động bài trừ văn-hóa ngu dân là nhiệm vụ của tất cả mọi người, nó cần thiết khó khăn và phức tạp, và hô hào toàn thể hội nghị phát biểu về ý kiến góp vào công việc đó.

Các đại biểu giáo sư, phu huynh học sinh, và học sinh đã góp thêm nhiều ý kiến về nhạc cũ, đĩa hát cũ, các sách chuyện, các luận đề, phim ảnh rong v.v...

866 representatives from instructors, professors, students of the capital met for a conference to converse and contribute ideas to the effort "Eliminating slavish culture in schools."

On the evening of March 12 the Hanoi Education Bureau and Culture Bureau coordinated and organized at the general school level III a session to converse and contribute ideas towards the problem of "eliminating slavish culture."

Mr. Nguyễn Đình Du, the director of the Hanoi Education Bureau rose to announce the reasoning, clarify the situation of old books and newspapers from imperialist times that were left behind in our Capital "that are a sort of flunky in the spirit of reactionary, slavish, backwards culture" requiring our duty to bring everyone to see reason to eliminate it, and to build a new wholesome, advanced culture following the cultural develop plan of the government in 1956.

Mr. Nguyễn Bắc, representing the Hanoi Culture Bureau conversing about "eliminating slavish culture" developed 3 main problems.  The situation of books and magazines nowadays, classifying old books and newspapers, and the position toward old books and newspapers of each kind.  After clearly analyzing the reactionary propagandistic properties of books and newspapers influenced by American culture, the reactionary properties of some old classical books and newspapers, he divided them into four types: obviously reactionary books and newspapers, clearly obscene, the backwards kind more or less reactionary, romantic kinds of teaching materials, and classic stories, the progressive kinds of which must be preserved. After that he clarified that the object to attack is type I, the propagandizing for American war mongers, destroying national unity, and with a clear obscene substance, meaning that it violates propagandistic discipline.

He emphasized that the campaign to eliminate ignorant culture is everybody's duty, it's necessary difficult and complicated, and appealed to the whole conference to express their ideas to contribute to this work.

Each representative professor, student contributed further ideas about old music, old records, storybooks, subjects, mobile cinema, etc...

nguồn: Thời mới 14 tháng 3 1956, 3


Trong bài này có nhiều ý kiến lộn xộn.

Sách có tính chất phản động gồm:

1) sách báo ảnh hưởng văn hóa Mỹ
2) một số sách báo cổ điển cũ

4 loại sách phản động:

1) loại sách báo phản động trắng trợn, dâm ô rõ rệt
2) loại lạc hậu ít nhiều phản động
3) lãng mạn loại giáo khoa
4) sách chuyện cổ tích (song loại tiến bộ cần phải bảo tôn).

Sách giáo khoa lãng mạn? vừa cổ tích, vừa tiến bộ?

6 tháng 9, 2016

phỏng vấn Lê Dinh (1963)

Nguiễn Ngu Í (hỏi): Còn có một nguyện vọng này của đa số anh em, chắc anh cũng chưa xẻ, đó là mong nha Thông-tin sẽ dễ dãi trong việc kiểm duyệt lời các bài hát.

Anh gật đầu.

Lê Dinh (đắp): Nói thì có hơi quá, chớ sánh với các bộ môn văn nghệ khác, ngành Tân nhạc có cảm tưởng mình như là một đứa con nuôi. Chúng tôi chẳng phải không hiểu giai đoạn đặc biệt mà nước nhà phải trải qua, nhưng trong khi bên Cổ nhạc, các bản Vọng cổ lời lẽ yếu mềm, ủy mị, rên than được in, được bán khắp nơi, được trình bày qua làn sóng điện, thì phần Tân nhạc chúng tôi, có lời nào có vẻ tình tứ hay nói lên một nỗi buồn có phần sâu đậm, thì bị kiểm duyệt ngay. Khiến cho nhạc sĩ lần lần mất bản sắc của mình. Bài hát kiểm duyệt rồi sửa đổi lại, thì bản nào cũng na ná như bản nào, như "đục một lo mà ra."  ... Người kiểm duyệt bảo phải xác định vị trí, đề-nghị tác giả sửa hai chữ nào đó lại là phương Nam. Một nhạc sĩ khác phải nói rõ trong bài là miền Nam. Lộ liễu quá. Mà tuyên truyền quá rõ dễ bị người nghe ít ưa, thành ra ảnh hưởng không bao nhiêu. Kết quả không như nha Thông tin muốn. Và nhạc sĩ mất cái hứng sáng tác khá nhiều.

(hỏi): Bây giờ tôi hỏi riêng về anh đây. Bạn trẻ thích nhạc anh, anh có tò mò tìm hiểu vì sao không?

(đắp): ... Ba mươi tuổi, ở giữa đường đời, mà may thay, chúng tôi còn giữ được tâm hồn của lứa tuổi hai mươi. Gần họ, tâm sự với họ, hiểu họ, thì dễ cảm thông. Kĩ thuật sáng tác của chúng tôi không điêu luyện, cầu kì như các bậc đàn anh nổi tiếng, mà giản dị hơn, âm điệu lại dồi dào, khiến nhạc phẩm dễ đờn, dễ hát, dễ nhớ. Nhưng phần lời ca quyết định sự thành công đối với bạn trẻ hơn là nhạc. Lời ca của chúng tôi thường sát với tâm tình họ, bong bẫy hơn lời ca thời trước vì lẽ tôi đã nói với anh ở trên. Thế hệ trẻ hôm nay thích cái gì buồn buồn, dang dở ..

nguồn: "Bách Khoa phỏng vấn giới nhạc sĩ," Bách Khoa 166 (1 tháng 12), tr. 109-110.


Nước Việt Nam Cộng Hòa đã kiểm duyệt ca khúc. Nha Thông Tin bắt tác giả phải giảm bớt sự u sầu của bài ca. Hình như họ cũng quản lý quá chi tiết (phương Nam hay miền Nam). Thời Đệ Nhất Cộng Hòa của Ngô Đình Diệm thì việc kiểm duyệt chặt chẽ hơn.  Lúc bấy giờ nhạc sĩ Thẩm Oánh là một người có trách nhiệm kiểm duyệt bài hát (xem Tạ Khôi, "Kiểm duyệt văn nghệ," VOA (18 tháng 1 2012).

Các tác giả có thêm một vấn đề là nhà nước chủ trương tuyên truyền, nhưng nếu thông điệp tuyên truyền quá rành rành thì bài ca ấy không được khán giả đón nghe. Các tác phẩm được "vượt thời gian" của giai đoạn này phải được sáng tác rất cẩn thận và khéo léo để đáp ứng nhu cầu của nhà nước của của quần chúng.

Ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì tất nhiên các tác giả bị kiểm duyệt trần trọng hơn. Sáng tác sai đường lối thì dễ bị phê phán công khai hay bị tẩy chạy.

3 tháng 9, 2016

tiếng dương cầm năm 1932 ở Sài Gòn

Mồng 3 tháng 5 1932 Mlle. Trương Vĩnh Tông đã chơi violon và piano tại Grande Exposition d'Arts Feminins Annamites (Hội chợ Nghệ thuật Phụ nữ An Nam) ở Stade de Sport Saigon (Sân Vận Động Sài Gòn) - nguồn: La Tribune Indochinoise (4 mai 1932, 2)

Nicolas Trương Vĩnh Tông là con út của Petrus Ky / Trương Vĩnh Ký. Trương Vĩnh Tông đã dịch bài "Le voyage de Petrus Truong Vinh Ky au Tonkin en 1876" sang quốc ngữ thành "Chuyến đi Bắc kỳ' năm Ất hợi" Voyage au Tonkin en 1876)." (Bulletin de la Societe des Etudes Indo-Chinoises IV (1929) 1, pp.1-76). Bà vợ của ông biết chơi nhạc cổ điển tây phương.

2 tháng 9, 2016

phỏng vấn Huỳnh Anh (1963)

Huỳnh Anh (đắp): Tôi thấy nhiều bạn lấy đôi điệu trong cổ nhạc miền Bắc, miền Trung, rồi chế biến ra. Nghe lên là ta thấy liền. Còn cổ nhạc miền Nam, thì có thể kể như là chưa được khai thác. Chẳng biết vì nó không hợp với việc này, hay là nó bị bỏ quên...

Nguiễn Ngu Ý (hỏi): Nhưng mà ảnh hưởng cổ nhạc miền Nam đối với dân chúng vẫn khá đậm đà chớ?

(đắp): Dĩ nhiên là đậm đà nhiều. Anh vô chơi những xóm lao động ở Đô thành, hoặc về nhà quê, thì anh thấy rõ. Tôi có thể nó mà không sợ trật bao nhiều, là ảnh hưởng đó đến bảy chục phần trăm chớ chẳng ít. Chắng biết anh có để ý không, chớ tôi thấy những người dân thường, dạy đi dạy lại một bài Tân nhạc dê dễ, họ thường hát sai; nhưng dạy qua một bài Bình bán, hay nói lối Vọng cổ, thì họ hát đúng dấu nhịp nhàng chưa vững. Điều này chứng tỏ nhạc cổ truyền đã ăn sâu vào hồn dân tộc.

(hỏi): Anh gần bạn trẻ nhiều, chắc anh rõ sở thích của họ về Nhạc.

(đắp): Bạn trẻ đây là bạn trẻ Đô thành, anh phải hiểu cho tôi như thế mới được. Cổ nhạc, thì họ không thích mấy, anh còn lạ gì tuổi trẻ hay chuộng những gì mới, lạ.  Tân nhạc, thì họ thích vừa vừa, còn nhạc Âu-Mĩ, thì họ rất thích. Tôi xin nói ró nhạc Âu-Mĩ đây, không phải là loại nhạc cổ điển, mà là loạ nhạc vui nhẹ (musique légère), loại nhạc khiêu vũ.

nguồn: "Bách Khoa phỏng vấn giới nhạc sĩ," Bách Khoa 164 (1 tháng 11 1963), tr 113.