4 tháng 4, 2024

Canh còng rau đắng (Crab Soup With Bitter Greens) - Ngọc Sơn (ca. 1990-1994)

Đường về thôn tre nghiêng che mái tranh
The road back to the hamlet, a length of bamboo shelters the homes
qua bến sông nghèo ai hát ru buồn
going past the poor river dock, who sings a sad lullaby
lời tình quê đong đưa tiếng võng trưa
words of love for home rock with the creaking of a hammock at noon
lối xưa ta về, tìm bóng quê nhà
I return on the old path, looking for an image of home

Xuồng ba lá nằm cong trên bến sông
A three plank boat sits arched at the river dock
man mác điệu ca dao như tiếng mẹ
an obscure folk lyric sounds like my mother
tiếng mẹ ru bên sông, xuôi nhớ về tuổi thơ
Her lullaby at the river, flows down remembering my youth
qua mấy nhịp cầu tre, thương nhớ lại chung lòng
Past a few bamboo bridges, longing again for a shared heart

Mẹ là ngọn gió quê hương
Mother is the breeze of my homeland
mẹ lưng còng khuôn mặt trầm ngâm
She bore crabs on her back, face lost in thought
bên bếp cá đang kho
At the stove, fish stewing
canh còng rau đắng, đắng như lời mẹ
Crab soup with bitter greens, bitter like her words
một nắng hai sương
For any sunlight, there was twice the dew
mẹ gom trăng, tránh sang gáo quay tròn
She gathered the moon, 
chờ con, chờ con
Wait for me, wait for me
Mẹ ơi! Con xót lòng thương mẹ
Oh mother! My heart is broken with love for you
xót lòng tha phương
It was broken because I've gone away
nhớ quê nhớ mẹ, nhớ điệu ca dao
Yearning for home, for mother, for that folk lyric.


Phi Nhung ca "Canh còng rau đắng."

2 tháng 4, 2024

báo phỏng vấn ông Vũ Thành Vinh, CEO Khang Media (2016)

Điều giúp các chương trình của chúng tôi được thị trường đón nhận là sự quen thuộc. Giống như một người ra nước ngoài ăn sơn hào hải vị hay ngập trong bơ sữa suốt một thời gian dài, nhìn thấy tô phở, khán giả hẳn sẽ ngấu nghiến nó.

Hiện tại, truyền hình Việt Nam đang bị “ngoại hóa”. Mảng chương trình thì bị Âu hóa, phim truyện thì toàn phim Hàn Quốc, Trung Quốc...

Ban đầu, khán giả sẽ hồ hởi đón nhận nhưng xem mãi cũng nhàm. Tất cả các chương trình do Khang Media sản xuất đều do chúng tôi nghiên cứu và tự lên ý tưởng, xây dựng format và tổ chức sản xuất... Chúng tôi hướng đến tính “thuần Việt” và bám sát đời sống của phần lớn khán giả đại chúng.

Thường thì những sân chơi truyền hình của Khang Media hướng đến tính đại chúng. Như Solo cùng bolero chẳng hạn, chúng tôi tìm đến những người bình dân, có khả năng hát lên những ca khúc từng bị xem là “sến” nhưng lại quen thuộc và gần gũi với đại đa số người dân.

Nhờ vậy, dù không có “sao” nhưng chương trình vẫn được đón nhận. Tôi nghĩ, đây không phải là bí quyết lớn lao gì cả, chỉ là tách mình ra khỏi đám đông.

What helps our programs to be well received by the market is familiarity. Like a person who goes abroad to eat delicious dishes or who soaks in butter for a long time, upon seeing a bowl of phở, the audience will probably devour it.

Currently, Vietnamese television is being "made foreign". Programs are Westernized, feature films are all Korean and Chinese...

At first, audiences will welcome it enthusiastically, but watching it forever will get boring. All programs produced by Khang Media are researched and conceived by us, creating formats and organizing production... We aim to be "purely Vietnamese" and closely follow the lives of the majority of the mass audience.

Usually, Khang Media's television playing field is aimed at mass audiences. Like Solo With Bolero, for example, we look for ordinary people, capable of singing songs that were once considered "cheesy" but are familiar and intimate for the majority of people.

Thanks to that, even though there are no "stars", the programs are still well received. I think, this is not a big secret, we just set ourselves apart from the crowd.

"CEO Khang Media: Tôi thích câu nói "Khác biệt hay là chết?"," Doanh Nhân Sài Gòn Online (31 tháng 3 2016)