ngâm:
Anh nghèo không có nhẫn kim-cương
I'm poor, have no diamond ring
Anh chỉ tặng em nhẫn cỏ thường
I only offer a common grass ring
Nhẫn cỏ nghèo nàn anh anh biết lắm
A grass band is poor, I know that well
Nhưng lòng kỷ niệm của yêu đương
But insert these memories of love
Anh nghèo nên chẳng nhẵn kim-cương
I'm poor so I have no diamond ring.
Tặng em theo sinh lễ huy hoàng.
To gift you in the manner of a splendid offering.
t
hì đây anh đan nhẫn cỏ, tặng em coi như bỏ ngõ, lòng anh chắc em đã biết?
So here I've weaved you a ring of grass, give you like I open myself, you must already understand my
heart.
Anh nghèo em cũng chẳng hơn anh
I'm poor, but you're not much better off than I.
Nhận anh "trao" nhẫn cỏ chân thành
Accept this sincere ring of grass I "present"
Nhà anh chung em xóm nhỏ, nhà em chung anh vách gỗ, thầy me có vẻ ưng lòng.
My home is in the same little hamlet, your home shares the same wooden partition, our parents look like they
would agree.
Em ơi! Anh đâu có ngờ, tình đang như cánh diều bay, bay cao đứt chỉ cho diều, diều nó băng.
Oh love! How could I know, love is like a flying kite, flying so high that the kite rushes away.
Đời gian-dối nhiều
Life has so much falsehood
Em về tung nhẫn cỏ ra sân.
You went home and tossed the grass ring out into the yard.
Để đeo vô nhẫn cưới huy hoàng
So you could wear a splendid wedding ring
Người ta mua em gấm lụa còn anh trao em nhẫn cỏ thì em phải bận tâm gì!!!
Someone bought you silk brocades, yet I present you a grass ring, so why trouble yourself!!!
nguồn: Vinh Sử, "Nhẫn cỏ cho em" (Sài Gòn: Chủ Trương xuất bản, [không năm xuất bản]).
Nền tân nhạc Việt Nam vốn hướng về nhạc cổ điển, chủ trương việc soạn lời đẹp đẽ cao sáng. Vinh Sử soạn nhạc và ca từ bình dân.
Hãy nhìn mấy câu đầu của bản nhạc "Nhẫn cỏ cho em." Giai điệu này đầu đủ nốt luyến láy, trang trí với các nốt móc ba, chùm ba.
Một điều thú vị là ông Vinh Sử không chỉ viết nốt với ký âm pháp năm dòng Tây phương, nhưng cũng viết giai điệu này bằng kỳ âm số được phổ thông với nhạc Trung Quốc.
Chữ "Em" ở đầu bài ca có nghĩa là khóa E minor / E mineur = E thứ để hưởng dẫn những người chơi nhạc theo nhạc số. Sau chữ em thì có chữ 調 tức chữ điệu.
Nếu tân nhạc Việt Nam Cộng Hòa đã có cơ chế, thì Vinh Sử là một tác giả sinh hoạt ngoại cái cơ chế ấy. Ông từng trốn lính vậy không tham gia cơ quan quân sư nào còn ông không làm việc cho công ty xuất bản hay băng đĩa lớn nào. Ông tự xuất bản các tác phẩm một cách riêng biệt và lập dị. Hãy nhìn đầu đề của bìa nhạc "Nhẫn cỏ cho em" ở trên.
Đại đa số các bài ca ông viết trước 1975 không đề cập đến lính Cộng Hòa, vậy chắc dễ được khôi phục thời hòa bình xã hội chủ nghĩa. (Hình như chỉ có bài hát "Bạc màu áo trận" sáng tác chung với Nguyễn Thảo là "nhạc lính").
Nhưng nhạc Vinh Sử bị coi thường là quá dễ dãi. Bởi vậy các bài hát mới chính thức được cấp phép từ năm 2013 trở sau. Không cấp phép nhưng rất là phổ thông, cứ được hát vào các chương trình Mưa Bụi. Thực ra nhiều bài ca của ông đã thành dân gian.
Năm 1998 tôi đã tham ông ở quận 4. Vinh Sử rất gây ấn tượng - có dáng cao bồi một chút với thắt lưng có khóa đầu ma vương. Ông nói chuyện rất thật thà. Ông tâm sự là ông gốc từ giai cấp công nhân lao động, vậy không hiểu tại sao chưa được xã hội xã hội chủ nghĩa chấp nhận.
Lúc bấy giờ nốt nhạc của các tác giả thời Việt Nam Cộng Hòa khá khó tìm ra. Ông hứa sẽ cung cấp cho tôi bản phôtô của các bài hát ông để làm tư liệu cho tôi. Trước khi bay ra Hà Nội ông đến tận khách sạn và tặng tôi mấy chục bài ca của ông. Lúc bấy giờ ông có một xưởng nhỏ sản xuất giấy. Tôi hãng diện là vào dịp ấy tôi cũng được tặng đôi giấy Vinh Sử nữa.