Trần Văn Khê. "Vài nhận xét về xu hướng nhạc thế giới," Bách Khoa #121 (15 tháng 1 1962), 124-132.
Những câu viết này giả định một số điều.
Một điều giả định là Việt nhạc phải phát triển. Giá sử nhạc Việt không phát triển thì dân tộc Kinh bị các nước phát triển khinh bỉ? Nước Việt không được vươn lên đứng bên cạnh các quốc gia phát triển khác?
Một điều giả định nữa là tác phẩm âm nhạc phải có quy mô to lớn. Các "bài hát nhỏ theo cách đơn ca" không được chấp nhận sao! Gần 50 năm sau các thể loại dân ca Việt Nam được UNESCO (tức là tổ chức văn hóa đại diện cho cả thế giới) nhận là di sản phi vật thể. Các làn điệu quan họ có quy mộ nhỏ nhoi được coi trọng hơn bất cứ tác phẩm giao hưởng sáng tác ở Việt Nam. Còn các ca khúc như "Thiên Thai," "Con thuyền không bến," "Tình ca," "Diễm xưa," "Nửa đêm ngoài phố," "Quê hương," v.v. được người Việt coi trọng hơn các tác phẩm giao hưởng phức tạp.
Phải "học đến nơi đến chốn" là một điều giả định nữa. Với các sản phẩm tinh thần thì các tác giả phải có "tâm" - học thức không cần thiết lắm. Tất nhiên việc học nhạc rất hữu ích. Người nào muốn thể hiện các thể loại và phong cách nhạc phải chịu học hỏi rất nhiều. Đến nơi đến chốn chứ! Nhưng sống trong một môi trường văn hóa / môi trường âm nhạc chắc sẽ tạo nên một nền hiểu biết rất đầy đủ - đầy đủ hơn những giờ ngồi trong phòng học.
Nhạc cổ điển tây phương có một nền giáo dục rất vững chắc với một hệ thống toàn diện. Có rất nhiều sách giảng dạy, và có nhiều mức độ phải vượt qua. Gradus ad Parnassum. Bước lên tận đỉnh núi Parnassus.
Các câu viết ở trên và nhiều bài viết khác của giáo sư Trần Văn Khê chứng tỏ rằng ông bị ảnh hưởng nhiều bởi hệ thống thẩm mỹ học của nhạc cổ điển tây phương. Không riêng Trần Văn Khê bị ảnh hưởng như thế. Ở trên ông nhắc về hai dàn nhạc giáo hưởng ở xứ Bắc (Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) và xứ Nam (Nước Việt Nam Cộng Hòa). Hai miền đấu tranh nhau đều phải có dàn nhạc xứng đáng. Hai miền nam bắc đều phải có nhạc viện nữa.
Nhưng đại đa số dân Việt Nam năm 1962 của hai miền đều bằng lòng thưởng thức các điệu vọng cổ, quan họ hay ca Huế. Thực ra các người nước ngoài cũng ưa nghe nhạc dân gian hơn nhạc mới nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét