Rising early, hitting the road
Mẹ ra sau vườn
The mother goes out behind the garden
Hỏi thăm trái bí
Asks after the gourds
Trên giàn còn xanh
On the lattice, still green
Một sớm bên hè
Early, close by the sidewalk
Vườn sao vắng vẻ
The garden was so deserted
Này thôi bí nhé
Ah, it's nothing gourd
Lên đường cùng me
Hit the road with me
Bí nằm bí ngủ đường xa
The gourd lies, it sleeps on the long road
Trên vai mẹ già
Upon old mother's shoulders
Bao nhiêu vốn liếng
So much capital
Nhớ tới một đời đã xới vun
Recalling a life tilled and tended
Hôm nay bỏ vườn với xóm thôn
Today leaving the garden along with the hamlet
Chân mẹ già sao run quá
Old mother's legs, why do they tremble so much
Qua xương trắng với máu hồng
Past white bones with rosy blood
Một sớm đã về
Early one morning to return
Dừng chân phố thị
Pausing her feet at the town
Mẹ ôm trái bí
The mother cradles the squash
Mắt còn ngẩn ngơ
Eyes still dumbstruck
Ðường vắng bên lề
The road, shoulders deserted
Một thân rất nhỏ
A very small body
Mẹ mang trái bí
The mother bears a squash
Ði về chợ xa
Returning to a distant market
Mẹ nhớ mái nhà
She misses the eaves of home
Hàng cau sau hè
The row of palmtrees behind the sidewalk
Còn riêng trái bí
And the squash
Nhớ giàn đầy hoa.
It misses the frame in bloom.
Tôi tự hỏi - Ô Lý ở đâu? Tôi không thấy Việt Nam có xã / làng / thôn Ô Lý nào cả. Chắc là châu Ô, châu Lý của thời vương quốc Chăm Pa? [Ô, Lý (cũng gọi Ô ri, Ô châu), tên cũ của vùng đất nam Quảng Trị và Thừa Thiên. Là đất cũ của Chiêm Thành xưa - Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3 (Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, 2003)].
Nghĩ đến ca khúc này thì phải suy xét đến lời đề của ca khúc:
Tặng người mẹ già tôi đã gặp trong đoàn người từ Quảng Trị về Huế
Như vậy, tác phẩm này thuộc về trận "mùa hè đỏ lửa" xây ra rất khốc liệt ở vùng Quảng Trị, Thừa Thiện năm 1972. Hai lực lượng quân đội Việt Nam đánh nhau và thường dân phải chạy trốn. Bài ca này được cấp phép rất sớm từ ngày 18 tháng 7 1992, nhưng đây thực sự là một ca khúc phản chiến - phản nội chiến Việt Nam. Song theo đầu đề bài ca thì có lẽ "người mẹ" này đã sống trong nội loạn của 600-700 năm trước.
Tôi đã tưởng rằng quả bí của ca khúc này là một đứa con được tượng trưng hóa. Bí (con) này lên đường với mẹ, nằm ngủ đường xa "trên vai mẹ già." Người mẹ này sẽ hiến thân cho bí (con) của mình. Cuộc chiến tranh không được đề cập đến trực tiếp. Chỉ có "xương trắng với màu hồng." (Xương màu con người hay thú vật?) Không đạn bay, bom nổ, cung tên, gương, phanh... Thuở nào khi hai lực lượng đánh nhau như con voi làm pha, thường dân là con kiến nhỏ dễ bị thiệt hại.
Chân dung "Người mẹ Ô Lý" mà Trịnh Công Sơn vẽ một con người rất chất phác và ngây thơ. Bà mẹ này phải đi, nhưng bà "lên đường" như theo nhiệm vụ, như một người đi kiếm mạo hiểm. Trái bí vừa là bạn đường, là đồng bào phải nâng đỡ, vừa là "vốn liếng" của bà. Hai nhân vật đều mang nỗi nhớ - cái ngôi nhà và cây giàn. Mái nhà là gia đình âm no, giàn hoa là cộng đồng làng.
"Người mẹ Ô Lý" là như một ngụ ngôn. Theo rất thích cách thể hiện bài ca này của Giang Trang trên đĩa Hạ Huyền 2 với sự phối khí của Thanh Phương. Nhóm này biểu diễn ca khúc theo giọng A thứ, nhưng không mô tiến hoàn toàn. Các câu kết thức ("còng xanh," "cùng me," "ngẩn ngơ," "chợ xa") với mô tiến được giải quyết với hợp âm D thứ với nốt lưu (tức bước IV của âm điệu). Ca khúc này kết thức với một đoạn cuối ngắn theo giọng A trưởng. Đoạn cuối này kết thức với hợp E (bước V) không quãng ba (vậy không thứ, không trưởng) với hai nốt A và D lưu lại. Vậy các hợp âm cuối câu không được giải quyết còn có nốt lưu lại làm ấn tượng như câu chuyện của ca khúc cũng không được kết thức và sẽ nối tiếp và tồn tại.