Me and him, born at wartime, as soon as we met we grew fond of each other
Nó quê ngoài kia từ lâu lắm chưa lần về ngày tôi gặp nó nét đăm chiêu đêm nhập ngũ thấy thương nhau nhiều quá.
His mother's village just over there, it's been so long since he came home, the day I met him with an anxious look on entering the service we both feel so much sympathy for each other.
Ba tháng trong quân trường cam go đã chai tâm hồn lính mới
Three months of hostilities on the battlefield hardened two new soldier's souls
Nó luôn bảo tôi đừng than oán chi cuộc đời vì khi nhịp súng vẫn đêm đêm vang vọng mãi
tao, mày nào được vui.
He always told me, don't be bitter about life, because during the nightly pulse of gunfire we two bastards can find what joy.
Hôm chia tay hai đứa cùng bùi ngùi, ngày mai nó, tôi trên ngưỡng cửa cuộc đời dặn nhau gắng vui dù cho vành môi se khô mấy cũng mỉm cười.
When we separated the two of us both were sad, tomorrow he, I at life's threshold encouraged one another to try to be happy, even with parched lips to keep smiling.
Hai năm sau mới có thư về, nhìn con dấu ghi nơi nắng cháy biên thùy người quen cho biết tin bạn tôi thân mến đã liệt oanh ngã xuống khắp đơn vị tiếc thương.
Two years later a letter came, postmark from the blistering sun at the border, an acquaintance told me the news that my dear friend fell in glory, the whole unit mourned him.
Đôi đứa đôi nơi ngày đầu tiên biết tin nhau là tin cuối chát cay đầu môi chiều khu chiến mưa sụt sùi nhìn trong lòng giấy nét quen xưa nghiêng đổ gãy nó đi nhưng còn đấy.
Two guys, two places, the first day we knew a mutual truth, a final bitter truth at the tip of the lips in the evening at the war zone in weeping rain, inside me, familiar strokes on a page tilt up, drop, break off, he's gone yet still here.
Muôn lớp trai đi nghìn sau theo dấu chân đi vào thiên lý
Thousands of boys through the ages follow footprints on to an endless road
Biết bao người xong nợ xương máu không trở về người đi vào tối vẫn lưu danh cho đời mãi, nó anh hùng ngày mai.
Who knows how many have finished their debt of blood and bones and never come back, those who go into the evening still have a good name for future lives, he is a hero for tomorrow.
Một "tình ca hai mươi" đăng lại trong tập 30 Tình Khúc? Nhưng "Nó và tôi" không kể đến một mối tình anh em / nam nữ. Đây là một mỗi tri kỷ của hai người chung kinh nghiệm, chung lý tưởng. Thực ra chúng ta không biết chắc là "nó" và "tôi" là nam hay nữ, nhưng cái thực tế là các "lính mới" ở "quân trường cam go" chủ yếu thuộc về nam giới.
Trong cuộc chiến Đông Dương ấy hai bên đều có bài ca kể về lính / bộ đội, về tình động đội của người lính / bộ đội. Trong các bài hát Việt Nam chủ nghĩa xã hội thì có kẻ thù rõ rệt, có địa điểm cụ thể và có chiến thắng. Bài ca "Nó và tôi" không có các thứ ấy. Không rõ ai đánh ai, ai thắng ai ở chiến trường "nắng cháy biên thùy." Nơi "biên thùy" cũng xa cách với cái thực tế của chiến tranh năm 1969. Cuộc chiến ấy thôn xóm hay núi rừng, không hẳn là sát một biên giới.
"Nó và tôi" không thấy gì vui ở chiến trường và không cho phép mình "than oán." Người lính như thế thì chịu đựng và góp "xương máu" của mình khi "đi nghìn sau theo dấu chân đi vào thiên lý." Ngày nay và ngày mai vẫn còn "muôn lớp trai đi" vậy thời gian của bài ca "Nó và tôi" không hết hạn. Bài ca này phản ánh sự hiện thực không phải là hồi tưởng.
bia sau ca khúc "Chúng mình 3 đứa" (Song Ngọc đeo kính)
Song Ngọc - tên thật là Nguyễn Ngọc Thương, cũng được gọi là Tony Nguyen - được sinh năm 1943 ở làng Mỹ Phước ở Long Xuyên và chết mới đây ngày 14 tháng 10, 2018 tại Houston, Texas. Ông cũng soạn nhạc với các tên bút như Nguyên Hà, Hàn Sinh, Hoàng Ngọc Anh, và Anh Tuyến. Tôi được nói chuyện với ông hai lần ở Houston, Texas năm 2004 và 2009. Ông nói chuyện rất vui vẻ cởi mở. Ông rất dễ mến. Năm 2004 thì ông là chủ của nhà hàng Steak of Texas (một tên gọi chơi chữ Steak là bít tết nghe giống chữ State là tiểu bang).
Ông sáng tác nhạc từ năm 1958 và nhập ngũ từ năm 1962. Sau một thời gian ông là thiếu úy trong ngành chiến tranh tâm lý chiến. Có tính doanh nhân ông lập ca công ty Tình Ca 20 xuất bản bản nhạc và thâu đĩa băng. Ông cũng buôn bán xe cũ và nhà đất. Tháng 4 1975 Song Ngọc không thể ở lại Việt Nam, vậy ông khỏi Việt Nam 24 tháng 4 1975. Sau một tháng trời ông ở Houston, Texas luôn.
Ở Mỹ ông cũng buôn bán nhà đất. Sau một thời gian ông là người tiền phong đem nhạc Việt Nam vào các sòng bạc ở Mỹ. Lúc bấy giờ sòng bạc trái luật ở rất nhiều bang ở Mỹ. Ở Texas thì phải lên thuyền trên biển khơi mới được cờ bạc. Song Ngọc hợp tác với thuyền Pride of Galveston tổ chức các buổi biểu diễn nhạc Việt phục vụ người Việt đánh bạc trên thuyền ở nước biển không có luật cấm cờ bạc của tiểu bang. Ông cũng từng sống ở Las Vegas để tổ chức các sô cho người Việt Nam ở các sòng bạc. Sau một thời gian có nhiều doanh nhạc cạnh tranh tổ chức sô sòng bạc, nhưng Song Ngọc là người đi trước.
Ông sáng tác rất nhiều bài ca rất nổi tiếng khi ông còn ở Việt Nam. Song Ngọc kể cho tôi nghe rằng bản nhạc "Nó và tôi" bán rất chạy - toàn thể là hơn 200,000 bản. Nhưng ông cũng sống hơn một nửa đời ở nước Mỹ và cứ sáng tác đều. Ở hải ngoại ông soạn hai ca khúc rất nổi tiếng là "Đàn bà" và "Hà Nội ngày tháng cũ." Về bài hát thứ hai ấy, ông kể lúc ông sáng tác thì ông chưa đến Hà Nội lần nào. Ông cho tôi xem vài quyển nhạc phẩm ông sáng tác ở nước Mỹ mà ông chưa công bố. Song Ngọc nói với tôi rằng ông "sáng tác vì đam mê."
Bài ca "Nói và tôi" chưa được cấp phép hát ở Việt Nam. Thực ra nó bị cấm rõ rệt trên một danh sách năm 2014. Bị cấm cũng có nghĩa là được ưa thích. Khi được mới xuất bản "Nó và tôi" được phát thanh trên đĩa hát hay lần.
Giao Linh hát với ban nhạc Văn Phụng. Bản phối này rất hay - nghe rất thưa thớt.
Và Giang Tử hát với ban nhạc Y Vân có chất boléro rõ rệt hơn.