30 tháng 12, 2021

Chuyện đường phố - Những điệu nhạc lỗi thời - Huyền (1957)

Ai đi qua đầu phố Hàng Bài thì cũng nghe vọng ra một điệu nhạc "bờ-lu-dơ", "xít-uynh", "tăng-gô"... Người ta tưởng là nơi khiêu vũ, nhưng không, đó chỉ là một hiệu giải khát. 

Có anh bạn từ trong căn nhà nhỏ ấy bước ra, xoa tay khoan khoái bảo: "Thật là sống lại một ngày"! Câu nói đó làm tôi suy nghĩ. 

Tôi liền hỏi bạn: nghe làm gì điệu nhạc ấy. Anh tỏ vẻ không bằng lòng. Nhưng rồi anh bảo: Tại chủ hiệu cho mình nghe chứ mình cũng chẳng thú lắm đâu. 

Cũng có người góp ý kiến với chủ hiệu nên nua những đĩa hát có điệu nhạc lành mạnh hơn. Chủ hiệu đồng ý và cám ơn, nhưng rồi thả một câu "thòng": Không cho chạy loại đĩa này thì khác họ đòi. 

Thế là: không ai muốn cả! Nhưng tại sao máy hát cứ chạy và từ các đĩa hát cũ lại vang lên các điệu nhạc giật gân gợi lại những ngày u am?

nguồn: Độc Lập 6 tháng 7 1957


Uống giải khát phố Hàng Bài có ưu điểm là được nghe nhạc blues, nhạc twist (xít-uynh?),  và nhạc tango.  Đúng là một nơi khiêu vũ - và lúc bấy giờ khiêu vũ không bị cấm.  Thực ra sau năm 1954 không nhạc nào bị cấm.  Dư luận, như bài dư luận ở trên, giải quyết hết.  Điều nổi bật là năm 1957 người Hà Nội còn giữ và nghe đĩa hát cũ.

[Có bạn comment là chắc xít-uynh có nghĩa là "swing." Nói thế cũng hợp lý]

23 tháng 12, 2021

Nhạc-tây đánh bản Annam (1943)

Vichy, 8-8 (ofi).-- Thứ hai 9, thứ ba 10 và thứ tư 11 Aout, đúng 1 giờ 15 trưa và 3 giờ chiều vô-tuyến-điện "Voix de la France" sẽ truyền-thanh bản Quốc-ca của nước Việt-Nam, do giàng nhạc của đội Hộ-vệ quân của Quốc-trưởng Pháp tấu nhạc.

nguồn: Dân Báo 12 tháng 8 1943


Một thời Pháp thuộc, một thời đại chiến, một thời bị Nhật tạm chiếm thì có những việc lạ xây ra.  Nước Pháp chế độ Vichy gần như một nhà nước bù nhìn làm chính phủ bề ngoại dưới sự thống trị của Đức và Nhật.  Đối với nước Pháp xứ Annam tương tự như thế.  Như vậy nước Pháp cho "Quốc ca của nước Việt Nam" trên làn sóng đài phát thanh ở Pháp chỉ là một cử chi nhỏ để làm cho dân An nam mít cảm thấy hãnh diện.  Bài Quốc ca ấy là bản "Đăng Đàn Cung" chứ phải một hành khúc oai vệ.

19 tháng 12, 2021

“Nền giáo dục cũ phục vụ âm mưu của đế quốc Mỹ và đào tạo một lớp người tách khỏi dân tộc” (trích) - Lưu Trọng Văn (1975)

Đối với Việt Nam, tội ác lớn nhất của đế quốc Mỹ là xâm lược! Âm mưu xâm lược theo chủ nghĩa thực dân mới rất tinh vi và tế nhị.  Để cho dấu xâm lược về mặt chính trị, người Mỹ nói rằng họ tới đây vì độc lập tự do, vì nhân phẩm của người Việt Nam …

Muốn xâm lược theo kiểu thực dân mới thì phải có những thành phần bán nước với vai trò bù nhìn để cộng tác.  Cho nên nền giáo dục cũ tạo ra lớp người nô lệ và ngụy trang bằng chống cộng.  Nền giáo dục đó nếu tóm lại trong vài chữ là một nền giáo dục nô lệ hóa.
Cái nhân bản không phải họ lấy con người làm gốc, không phải là tôn trọng nhân phẩm của con người mà là tôn thờ đồng tiền, bán bằng cấp, không có tình thầy trò…
Nhưng bằng những cách tuyên truyền lồng trong chương trình giáo dục làm cho anh cũng sợ cộng sản, rồi vừa chống Mỹ (trên hình thức) vừa chống cộng và muốn làm cách mạng, một kiểu “cách mạng xã hội” không cộng sản.  Như vậy, không theo Mỹ, không theo cộng sản nhưng sống giữa thành thị với sự quyến rũ hằng ngày (do Mỹ tạo ra) dần dần anh sa ngã, trụy lạc, hưởng thụ mà như thế người đó tưởng rằng mình tách khỏi chính trị.  Chúng còn tạo ra một lớp người gọi là “lương thiện” ngoan ngoãn tôn trọng luật lệ, không vi phạm, không chống đối, không làm gì hết chỉ biết chu toàn bổn phận và người đó cho rằng như vậy là yêu nước rồi chứ có biết đâu mình yêu nước bên cạnh người Mỹ như kiểu Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh ngày xưa yêu nước nhưng yêu nước bên cạnh người Pháp.

For Vietnam, the greatest imperialist crime was invasion! Their invasion scheme followed a new colonialism that was very sophisticated and subtle. To leave an impression of their invasion in politics, Americans say that they came here for independence and freedom, for the dignity of the Vietnamese people.

Wanting to invading in the manner of neo-colonialists, there must be those who would sell out the country in the role of puppets to collaborate. As a result the old educational system created a class of slaves disguised in their argument of opposing communism.
...
Their humanism doesn't take the person as a basis, they do not respect human dignity but instead respect money, selling credentials, without student-teacher relationships...
...
But through this closed-off propaganda in the educational program that makes him fear communism, at the same time both oppose the Americans (in outward appearance) and the oppose communism and want to make a revolution, a kind of "social revolution" that isn't communist. So not following the Americans, not following the communism but living in the city with everyday temptations (created by America), he gradually became corrupted and debauched, enjoying it all but that person imagined that they were separated from politics. They also created a class of people said to have had a "conscience" who obediently followed the laws, didn't break them, didn't oppose them, didn't do anything at all, just safely assumed obligations and that person claimed that this is patriotism not knowing that a patriotism side by side with the Americans is like the way Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh long ago were patriotic, but patriotic side by side with the French.

nguồn: Lưu Trọng Văn, "“Nền giáo dục cũ phục vụ âm mưu của đế quốc Mỹ và đào tạo một lớp người tách khỏi dân tộc,” Giải phóng (bộ mới) #59 27 tháng 9 1975.


Hiện nay cho rằng các văn hào như Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh thiếu tính ái quốc rất lỗi thời.  Còn cho các nhà văn hóa thời Việt Nam Cộng Hòa thiếu tính ái quốc cũng thế.

2 tháng 11, 2021

Un joueur de guitar tonkinois - R. Dubois (1900)

Một người gẩy đàn ghi ta Đông Kinh
Une dame indigène se faisant éventer par son boy 
Một đàn bà bản xứ được quạt bởi thằng bồi của bà

nguồn: Dubois, Robert. Le Tonkin en 1900: Cent soixante douze illustrations. (Paris: Société Française d'Éditions d'Art, [1900]).

Hai tấm ảnh chụp được các diễn viên hát ả đào ở ngoại trời.  Tôi nghĩ rằng nhà nhiệp ảnh Dubois cho các nghệ nhân đi ra ngoại để chụp ảnh cho rõ.


14 tháng 10, 2021

Tin vắn... 7/11/1941

Dĩa hát tây trước kia giá có 6p.80, 8p.60 mỗi dĩa; bây giờ lên giá tới 7, 9, hay 10 đông, vậy mà không kiếm ra những dĩa hay nữa là khác!

nguồn: Dân Báo 7 tháng 11 1941.

Đại chiến hoàn cầu gây ra sự thiếu nhiều thứ sản xuất ở mẫu quốc Pháp như đĩa hát.  Các đĩa hát thành đắt hơn lại không có đĩa mới mẻ nào.  Như thế chắc là môi trường tốt cho hãng Asia có máy móc sản xuất đĩa hát ở xứ Việt. 


13 tháng 10, 2021

Đối với âm nhạc Pháp... (1941)

Đối với âm nhạc Pháp, chúng ta đã phải say mê về cái vẻ hùng hôn của nó, còn về của Nhựt, thì ta đã nhận thấy âm-nhạc của họ khéo biết dung hòa với của người mà sẵn không để mất bổn sắc của mình.

nguồn: "Tin vắn," Dân Báo 16 tháng 9 1941.

29 tháng 9, 2021

Biển nhớ (The Sea Remembers) - Trịnh Công Sơn (1962-3)

Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về
Tomorrow you'll go, the sea remembers your name called back
Gọi hồn liễu rũ lê thê 
Calls long fronds of a willow's soul
Gọi bờ cát trắng đêm khuya
Calls white midnight's sand dunes
Ngày mai em đi đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ
Tomorrow you'll go, hills and mountains recline in anticipation
Sỏi đá trông em từng giờ 
Broken stones watch you hour by hour
Nghe buồn nhịp chân bơ vơ 
They listen sadly to the pace of your forlorn footfall

Ngày mai em đi biển nhớ em quay về nguồn 
Tomorrow you'll go, the sea remembers as you turn back to the source
Gọi trùng dương gió ngập hồn 
Calls the high seas, winds flooding your soul,
Bàn tay chắn gió mưa sang 
Arms shield you as wind and rains come over
Ngày mai em đi thành phố mắt đêm đèn mờ 
Tomorrow you'll go, the city's night eyes and golden lights
Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn 
A random soul, shoulders recline, call sadly
Nghe ngoài biển động buồn hơn
Listening out on the high seas, it's sadder still.

Hôm nào em về bàn tay buông lối ngỏ 
One day when you return, your arms will release an open path
Đàn lên cung phím chờ sầu lên đây hoang vu 
The guitar's notes ascend, awaiting sadness rising up here to the wilds

Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về 
Tomorrow you'll go, the sea remembers your name called back
Triều sương ướt đẫm cơn mê 
Tides of fog soak in passion,
Trời cao níu bước sơn khê 
High skies cling to the steps of mountains and streams
Ngày mai em đi cồn đá rêu phong rủ buồn 
Tomorrow you'll go, hillocks of moss-covered stones invite sadness
Đèn phố nghe mưa tủi hờn 
Streetlights feel the vexed rain
Nghe ngoài trời giăng mây tuôn 
Listen outside to the sky spreading clouds in downpour

Ngày mai em đi biển có bâng khuâng gọi thầm 
Tomorrow you'll go, subdued, the sea sorrowfully called,
Ngày mưa tháng nắng còn buồn 
A day's rain, a month's sunshine stays sad,
Bàn tay nghe ngóng tin sang 
Arms feel expectant for coming news.
Ngày mai em đi thành phố mắt đêm đèn vàng
Tomorrow you'll go, the city's night eyes and golden lights
Nửa bóng xuân qua ngập ngừng 
Spring in half shadow haltingly passes,
Nghe trời gió lộng mà thương.
Listening to the rising winds and pity.

Em đi. Ngày mai. Từ vùng biển trong thiên nhiên đến chỗ khác (thành phố?). Biển là thiên nhiên. Sỏi đá, núi, mưa và gió cũng thế. Em không đi trong khoảnh khắc, em đi trong thiên thu.  Thiên nhiên là thiên thu.  
Nhưng bài ca này cũng thuộc về một thành phố ban đêm với đèn mờ, đèn vàng.  Nỗi buồn trong bài ca là chuyến đi từ thiên nhiên vào thành phố.

Lời ca Trịnh Công Sơn hay có chữ "nghiêng." "Núi nghiêng đợi chờ" và "hồn nghiêng vai." Nghiêng là cúi xuống trước một hành vi nào đó.  Bàn tay có vai trò tốt trong bài ca này.  Bàn tay bảo vệ - "chắn gió mưa." -Bàn tay cho thả - "buông lối ngỏ." Bàn tay cũng ôm chặt - "nghe ngóng tin sang."


Xuân Thu ca cho hãng Việt Nam năm 1966 là người đầu tiên thâu bài ca "Biển nhớ."

25 tháng 9, 2021

Mélodia

104, rue Lagrandière Saigon

Là nơi làm đờn mandolines rất kêu, có vẻ mỹ thuật giá rẻ.

Bổn tiệm có bán và sửa các thứ đờn: violons, guitares, banjos, mandolines, accordéons vân vân...

Đờn của nơi khác làm mà mất tiếng kêu, đưa tới bổn tiệm sữa có thể kêu như đờn bổn tiệm.

Có bán giây và đồ phụ tùng của các thứ đờn Tây, Nam.

Xin quí khách đừng lầm đờn Mélodia với đờn các tiệm khác

Is the place that makes very sonorous mandolins, beautiful looking at a low price.

The store sells and replies these instruments: violins, guitars, banjos, mandolins, accordions, etc...

For instruments made elsewhere that have lost their resonance, bring them to the store to be repair so they can resonate like our store's instruments.

We sell strings and accessories for Western and Southern (Vietnamese) instruments.

Esteemed customers, don't mistake Mélodia instruments with those of other stores.

nguồn: Sài Gòn 27 tháng 4 1936
Đờn Mélodia là cả một vần thơ vịnh gió, vịnh trăng

Mélodia instruments are poetry singing the wind, the moon

nguồn: Dân Báo 19 tháng 2 1940

Mélodia cũng từng đăng quảng cáo trên trang tờ báo Đuốc Nhà Nam tháng 7 1935.  Năm 1934 địa chỉ tiệm Mélodia nằm ở 253 rue d'Espagne. Trong những năm 1950 tiệm dọn đến địa chỉ khác - 92 Đại Lộ Hàm Nghi.  Thời Việt Nam Cộng Hòa rue Lagrandière đổi tên thành đường Gia Long.  Hiện nay đây là đường Lý Tự Trọng.  Theo Nguyễn Vĩnh Bảo thì chủ hiệu tiệm Mélodia là hoạ-sĩ Lê-Yến có bí danh Hộ-Khanh.

11 tháng 9, 2021

Chuyện lạ trên đời - Âm nhạc đối với người Mỹ (Strange Happenings - Music With The American People) (1938)

Báo To Day Nữu ước đang:

Ở Hoa kỳ cộng cả được 22,500,000 cái máy vô tuyến-điện truyền thanh có thể biến đổi luôn sang làm máy hát rẫt dễ dàng được.

Trong nước Mỹ càng bán chậy các dĩa hát.

Năm 1930 chậy được 1 triệu dĩa hát.

Năm 1936 chậy được 30 triệu dĩa hát số tăng giá về sự bán các máy âm nhạc truyền thanh do vô tuyến điện truyền đi càng ngày càng nhiều.

Bach, vừa là tài tử hát hay của các nhà chớp bóng, vừa là chủ bán dĩa hát, giàu có về hai nghề này lắm.

Người ta cũng gọi chàng là "Vua hát" (Le Roi des chanson).

nguồn: Tràng An Báo 27 tháng 5 1938


Câu chuyện "vua hát" lạ thật.  Hình như tài tử Bach là một diễn viên sân khấu và điện ảnh người Pháp mà ít ai biết đến ở xứ Hoa kỳ.

6 tháng 9, 2021

Mười Năm Tình Cũ (Mười Năm Tình Cờ) (Ten Years an Old Love / Ten Years By Chance) - Trần Quảng Nam (1985)

Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ
For ten years we hadn't met, I’d thought our love was old
Mây bay bao năm tưởng mình đã quên
Clouds had flown past so many years I’d thought I’d forgotten
Như mưa bay đi một trời thương nhớ
Like drizzling rain off to a sky of longing
Em ơi! Bên kia có còn mắt buồn?
My dear! Over there are there yet sad eyes?
Mười năm cách biệt một lần bỡ ngỡ
Separated for ten years, once I felt taken aback
Quên đi quên đi mộng buồn bấy lâu
Forget them, forget sad dreams of that time
Nhưng em yêu ơi! Một vùng ký ức
But my love! A realm of memory
Vẫn còn trong ta cả một trời yêu
Remains inside us, a whole sky of love

Cả một trời yêu bao giờ trở lại
Whole sky of love, when will it return
Ôi! Ta xa nhau tưởng chừng như đã
Oh! Far apart we guessed that it was over
Ôi! Ta yêu nhau để lòng cứ ngỡ
Oh! We loved each other and allowed our hearts to remain mistaken
Tình bất phân ly - tình vẫn như mơ
A love unseparated - a love still like a dream

Đành nhủ lòng thôi giã từ kỷ niệm
Let's remind our hearts: No, bid farewell to the memories
Cho qua bao năm mộng buồn quên dấu
Let pass the many years of sad dreams, forget the traces
Nhưng sao bao năm ngày dài qua mãi
But after so many long years and days passing incessantly
Trong anh hôm nay thấy tình còn đây
Inside me today I can feel those feelings are still here

Mười năm cách biệt tình đành quên lãng
Ten years apart, resigned to forgetting our love
Như mây như mưa bay đi muôn phương
Like clouds, like drizzling rain in all directions
Nhưng em yêu ơi! Một dòng thư cũ
But dear! A line from an old letter
Vẫn còn trong ta - một đời cuồng điên
Is still inside us - a crazed life

Mười năm cách biệt - hình như em đã
Ten years apart - it’s as if you have
Quên câu yêu thương ta trao cho nhau
Forgotten the words of love we gave each other
Em ơi ! Bên kia còn chăng nhung nhớ
My dear! Over there do you still miss me
Như anh hôm nay thấy mưa trở về
Like today I see the rain return
Như anh hôm nay thấy lòng tiếc nhớ
Like today I feel regrets in my heart
Mười năm không gặp
Ten years of not meeting
Mười năm nhớ thương!
Ten years of longing!


Bài này khi viết, thì viết về một người hiện đang ở Pháp, tên Isabel Hạnh, cảm xúc khi nhìn lại hình ảnh của cô ta. Nhưng lúc hoàn tất lời thì trong bài có thêm cảm xúc và hình ảnh của một người khác, hiện đang ở VN. Cả hai người đều đã lớn tuổi và có gia đình. Người ở VN thì còn liên lạc và khi về VN có gặp. Còn người bên xứ Tây thì biến mất luôn. Năm trước tôi có sang Pháp hát, cô ta có tìm đến một người quen hỏi thăm tôi nhưng không muốn gặp lại tôi.

At the time I wrote that song, I wrote it about someone then living in France, named Isabel Hanh, the feelings that I felt looking at an image of her. But when I finished the song I additionally had feelings and an image of someone else, now in Vietnam. Both of them are older and have families. The one in Vietnam I’ve stayed in touched with and I met her when I went back to Vietnam. But the one in France is just gone. In a previous year I went to France to sing, she found an acquaintance to ask after me, but she didn’t want to meet me again.

Phải nói là top hit Mười Năm Tình Cũ đã đánh dấu cho một giai đoạn chuyển đổi lớn, đã khuyến khích dòng nhạc vàng trở lại tại Việt Nam. Người ta nghe và hát bài này công khai ở nhiều tụ điểm, cũng như ở khắp nơi có người Việt cư ngụ trên thế giới. 

It has to be said that top hit “Ten Years An Old Love” marked a great change to a new period, it encouraged yellow/golden music to return to Vietnam. People listened to that song publicly in many places, just as everywhere there were Vietnamese residing in the world.


Việt Hải, “Asia 51: Nhạc vàng 30 năm: Tình khúc sau cuộc chiến,” Viễn Xứ Magazine 3 tháng 8 2006 



Lệ Thu ca "Mười năm tình cũ."

28 tháng 8, 2021

Nếp sống cũ (The Old Ways) (1960)

BỐN ĐIỀU RÕ THẬT ĐÁNG CHÊ

Ôm nghề bói toàn bịp người

Dị đoán mê tín tin lời quàng xiên

Bán hàng nói thách ăn tiền

Nghênh ngang "bách bộ" không lên vỉa hè

FOUR THINGS THAT ARE DEFINITELY SCORNWORTHY

Embrace fortune tellers who complete deceive people

Superstitiously believing foolish words

Giving a high price when selling goods to make money

Arrogantly walking in block and getting up on the sidewalk

nguồn: Hải Phòng kiến thiết 20 tháng 2 1960

CẤM đái ở đây

Trông phía trước và...

phía sau

NO urinating allowed here

Looked at from the front and...

the back

nguồn: Hải Phòng kiến thiết 21 tháng 2 1960

14 tháng 8, 2021

Nữ nghệ sĩ Ái-Liên trong một cuộc gặp gỡ với các nghệ sĩ Tiệp-khắc tại Pơ-ra-ha (1956)


nguồn ảnh: Độc Lập 30 tháng 3 1957

Văn nghệ làm vai trò quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao. Cộng hòa Tiệp Khắc là một trong những nước đầu tiên mở đại sứ quán ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau 1954.  Ái Liên được làm đại diện cho văn nghệ ở các nước Đông Âu.

8 tháng 8, 2021

Quan Thống Đốc Pagès (1938)


[tức Pierre André Michel Pagès - nguồn ảnh: Tân Tiến 10 tháng 9 1938]
 
Vào đầu năm 1938, tôi tham gia một buổi biểu diễn ca nhạc tại hội trường Philharmonique do giới nhạc sĩ Pháp tổ chức. Thống đốc Nam Kỳ Pagès cùng nhiều Âu đến dự. Tôi đưa nữ sinh ra múa hát bài "Anh hùng ca" là một bài tân nhạc. Nhưng tôi thì hát bài "Le chaland qui passe" (Chiếc xa lan đi qua"). Hội trường hoan nghênh nhiệt liệt.
 
Pagès liền gọi tôi và bảo ngày mai đến dinh Thống đốc gặp ông ta... Ông ta nói sẵn sàng cho tôi qua Pháp học thêm âm nhạc...
 
Viện lý do có những khó khan gia đình nên tôi không đi Pháp được nhưng tôi xin được trợ cấp tài chính và được tạo điều kiện dễ dàng để tiến hàng một cuộc hành trình từ Sài Gòn ra Bắc biểu diễn một chương trình nhạc cổ điển và nhạc nhẹ. Thống đốc Nam Kỳ Pagès chấp nhận.


nguồn: Nguyễn Văn Tuyên, "Những ngày đầu tân nhạc," Âm Nhạc số 3,4,5 1994.

1 tháng 8, 2021

Dỉa mới qua - Oria (1950)

Dỉa hát âm nhạc cải cách Việt-Nam do tài tử Việt-kiều hải ngoại trình hày với một ban nhạc hoàn toàn đăt sắt

TỔNG PHÁT HÀNH

Do nhà buôn LÊ-QUAN

8, Huỳnh-Thoại-Yến, Cholon (đường ngay cửa Chợlớn mới)

---------------------------
Xin tin cũng quí vị Đại-lý: mới  qua nhiều bài bản mới

Sài Gòn Mới 18 tháng 1950

Thông tin về các hãng đĩa ngày xưa rất hiếm hoi. Hiện nay nhiều người còn được sưu tầm đĩa hãng Oria. Hình như Oria là một công ty ở Pháp.  Nghĩa là người Việt hải ngoại tổ chức và sản xuất các đĩa để gửi về Việt Nam từ năm 1949 với các ca sĩ Ngọc Kim, Văn Lý, Hải Minh (tức là tiến sĩ dân tộc nhạc học Trần Văn Khê), Thu Hương và Hoàng Lan.

Riêng Hoàng Lan hát rất hay lắm. Tôi rất muốn biết thêm về chuyện đời ca sĩ Hoàng Lan ở nước Pháp.

26 tháng 7, 2021

Kỷ thuật trà của phụ nữ Việt Nam (1938)




Hôm qua chúng tôi có kỹ thuật tiệc trà của phụ-nử Việt-Nam đải bà Pagès trước khi về Pháp. Trên đây là tấm hình kỷ-niệm chụp sau bửa tiệc ấy.

nguồn ảnh: Tân Tiến 9 tháng 3 1938

Bà Pagès là vợ của Thống Đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ Pierre André Michel Pagès. Trong tấm ảnh này các đàm Pháp đều đội mũ, các phụ nữ Việt thì không.

Điều đáng chú ý là nhạc giải trí trong bửa tiệc sang trọng này là do ba cậu bé cung cấp với các đàn dây truyền thống. 

23 tháng 7, 2021

Yêu cầu mấy chị cho xem thẻ khám bịnh!! Mau lên! - Tuýt (1965)


nguồn: Chính Luận 21 tháng 8 1965

Vài ngày sau trên báo Chính Luận (23 tháng 8) có mục với dòng đầu "Vũ nữ chỉ phải khám bệnh 1 lần trước khi hành nghề."

Ở đằng sau có một nhạc công chơi đàn contrabasse trong dàn nhạc.

16 tháng 7, 2021

Tin âm nhạc (1950)

Chúng tôi yêu cầu tất cã những hãng thâu thanh vô dỉa nếu muốn thâu thanh những nhạc phẩm của chúng tôi, phải viết thơ điều đình trước.

Địa chỉ:
DƯƠNG-THIỆU-TƯỚC
24 Đường Robert Hanoi
THẨM-OÁNH
57 Đường Rollande Hanoi

nguồn: Sài Gòn Mới 2 tháng 6 1950

Lúc bấy giờ Sài Gòn là trung tâm sản xuất đĩa hát ở xứ Việt - Hà Nội chưa có hãng đĩa nào cả. Như vậy chắc chắn nhiều nhạc sĩ ngoài Bắc (đa số các nhạc sĩ nhạc cải cách hồi đó sống ở miền Bắc) cũng không cho phép các tác phẩm được thu thanh và phát hành.

Tức ra nhạc của Dương Thiệu Tước và Thẩm Oánh được bằng hai hãng dĩa là Oria, Philips và Polyphon đều là công ty ở Châu Âu.

10 tháng 7, 2021

Cánh hoa thời loạn (A Flower In Disturbed Times) - Y Vân (1965)

Như cánh hoa trong thời loạn ly 
Like a flower petal at a time of war
Ai đem giông tố bao trùm thế hệ 
Someone brought a tempest that envelopes a generation
Anh nếu thương cho một đời hoa
Dear if you feel pity for a flower's life
Thì xin giữ yên quê nhà.
Then please keep the peace for your native country

Xin anh che chở tấm đời nhỏ bé hậu phương
Please, dear, protect tiny lives behind the lines
Như câu chuyện tình người hùng và giai nhân
Like the love stories of a hero and his young bride
Những cánh hoa hồng bên hàng rào kẽm hầm chông, vẫn mong bàn tay người đem tưới vun trong vườn.
The rose petals next to the barbed wire fence still await someone's arms to irrigate and care for the garden.

Như cánh hoa trong thời biển dâu
Like a flower at a time with land was upended by the sea
Xin anh săn sóc cho đời thắm màu
I ask that you take care for our vivid livies
Ôi nước non chia lìa vì đâu
Oh, why are our mountains and water kept apart
Nòng súng anh xây nhịp cầu.
The barrel of your gun will bridge the gap.

nguồn: Y Vân, "Cánh hoa thời loạn" (S: Việt Nam Nhạc Tuyển, 1965)

Nhạc phẩm thứ 11 của Việt Nam Nhạc Tuyển



Hà Thanh ca bài "Cánh hoa thời loạn."

5 tháng 7, 2021

Quán nhạc Minh Phát tổng phát hành (1970)


Quán nhạc tổng phát hành
Minh Phát
2 Nguyễn Trung Trực -- Saigon
Hộp thơ 2488. Đ.T. 97.639

Các nhà mua về bán, xin liên lạc thẳng với nhà phát hành, sẽ được hưởng nhiều hoa hồng.
Có đầy đủ nhạc Việt (tiền chiến, thời trang) tập nhạc, sách nhạc, nhạc ngoại quốc và
Rừng nhạc bỏ túi. Hàng gởi đi nhanh chóng và bảo đảm.

nguồn: bia sau của Bằng Giang, "Xa nhau từ đó" (Minh Phát, 1970)


Minh Phát, tên thật là Nguyễn Đăng Minh.  Quán nhạc Minh Phát có địa điểm rất tao nhã - ngã đường Nguyễn Trung Trực và Lê Lợi, quân Nhật.  Thực ra quán Minh Phát là một sạp nằm ở vỉa hè ở phía trước một tiệm khác.  Không biết có ai còn giữ một bức ảnh của quán Minh Phát? Đó là một cơ quan xuất bản và phát hành nhạc rất quan trọng của đời sống văn hóa thời Việt Nam Cộng Hòa.  Quán Minh Phát đã tồn tại từ độ năm 1962 đến 1975.  Sau 1975 không biết ông Minh ra sao?

Sau năm 1975 người ta hay gọi nhạc Sài Gòn thời Việt Nam Cộng Hòa bằng các tên như nhạc vàng, nhạc sến hay nhạc boléro.  Thực ra trước năm 1975 tên gọi phổ thống nhất của nhạc này là nhạc thời trang.  Quán Minh Phát "có đầy đủ nhạc Việt (tiền chiến, thời trang)".  Nhạc tiền chiến chủ yếu là nhạc Hà Nội, nhạc thời trang chủ yếu là nhạc Sài Gòn.

Tôi được hân hạnh là người đầu tiên cho chụm từ "Rừng nhạc bỏ túi" trên mạng.  Đây là một hình ảnh rất đúng.  "Quán" của Minh Phát là hai quầy to có tủ ở trong với không biết bao nhiêu "nhạc bướm" (một tờ giấy dài được gấp thành 2 mặt giấy / 4 trang).  Trên mặt quầy một mấy đống tờ nhạc.  Các tờ nhạc cũng được treo trên dây ở trên.

16 tháng 6, 2021

Các bạn tìm mua những tập nhạc nước ngoài đã xuất bản trong năm 1961 (Friends, Seek These Foreign Song Collections During 1961)

Tập bài hát Hung-ga-ri 6 bài, 12 trang    Giá: 0đ18
Tập bài hát Tiệp-khắc 8 bài, 12 trang    Giá: 0đ24
Tập bài hát trữ tình cổ điển 10 bài, 20 trang    Giá: 0đ36
Hoa Chăm-pa (dân ca Lào) 5 bài, 6 trang    Giá: 0đ30
Tập bài hát Mông-cổ 5 bài, 8 trang    Giá: 0đ18
Tập bài hát Triều-tiên 7 bài, 12 trang    Giá: 0đ20
Tập bài hát Ru-ma-ni 5 bài, 8 trang    Giá: 0đ20

NHÀ XUẤT BẢN ÂM NHẠC

nguồn: Thống Nhất 15 tháng 9 1961

Năm 1961 "nước ngoài" có nghĩa là nước bạn bè hay nước cộng sản chủ nghĩa.  Chắc "bài hát trữ tình cổ điển" có nghĩa nhạc tây Âu.  Tại sao 6 trang dân ca Lào có giá cao hơn 12 trang bài hát Hung?

29 tháng 5, 2021

tranh cổ động năm 1997

KHÔNG sử dụng, tàng trữ văn hóa phẩm độc hại nghiện hút, tiêm chích may túy, mua bán dâm, đánh bạc, cá cược. 

Nếu tôi còn nhớ đúng, tôi đã chụp tấm ảnh này gần ngã tư đường Lê Lai và Nguyễn Thái Học, quận 1, Sài Gòn.  Ngày xưa các băng cát xét, video rất phổ thông - gần như chưa có đĩa CD hay DVD.  Cuối năm 1997 Việt Nam mới có internet.  Người đạp xe đạp trên đường phố.

20 tháng 5, 2021

Một lối quảng cáo xi-nê ở miền Nam (1957)

nguồn: Độc Lập 17 tháng 10 1957

Không biết độc giả miền Bắc năm 1957 thấy hình ảnh này như thế nào? Ghê gớm hay quyến rũ?

1 tháng 5, 2021

Mỹ Liên Xô 1959


nguồn: Độc Lập 7 tháng 11 1959

Kinh tế Mỹ và kinh tế Liên Xô nhìn từ Hà Nội năm 1959. Kinh tế Mỹ thì cao nhưng không vững. Kinh tế Linh Xô vốn là yếu đang tăng thêm. Năm 1959 Liên Xô chưa vượt qua Mỹ - hãy đợi đến năm 1965 sẽ có hai kinh tế phồn vinh như nhau. Thực ra kinh tế không vững của nước Mỹ đang xuống một ít -- chắc Liên Xô sẽ thành nước mãnh liệt nhất hoàn cầu.

25 tháng 4, 2021

Chiếc khăn màu tím (The Purple Scarf) - Phượng Vũ (1970)

Hôm xưa mới quen trên đường khuya
A day long ago was when I got to know the midnight road  
Phố buồn ngỡ ngàng gọi tên em
Sad lanes, confused, calling out your name   
Khi quen đã lâu ngày tình yêu chớm nở
When we met there were many days before love came into bloom  
Em tặng anh chiếc khăn xinh.
You gave me the gift of a pretty scarf.  

Màu khăn trinh nguyên như trang giấy học trò
The color of this scarf pure like a student's white pages  
Nhiều đêm anh nâng niu mơ hình người em gái
Many nights I caressingly dreamt the image of a girl  
Suối tóc buông dài khóc miết đêm dài
Flowing hair, long, let loose, crying ceaseless through the long night  
Vòng tay như đón đợi chờ tình yêu ai?
An embrace like that could be encounter, awaiting somebody's love  

Rồi đến một chiều thu mưa bay hè phố thưa
Then one autumn day, rain falling on the empty sidewalks  
Thương em dìu bước mềm
Feelings for you, guided your soft steps  
Ngập ngừng khi nói xin lòng đừng gian dối
Undecided when you told me, asked your heart not to lie  
Đôi mình yêu mãi nghe em.
The two of us will be love forever dear.  

Một lần yêu thương em tặng anh
A single time of love you gave me a gift  
Chiếc khăn hồng mang bao ước vọng.
A rosy scarf bearing so many hopes.  
Tên anh và tên em trên chiếc khăn màu hồng
My name and yours on a rosy scarf  
Bền thắm duyên vợ chồng.
The durable affection of husband and wife.  

Duyên xưa dở dang em gửi khăn tím buồn
When that affection of so long ago went wrong you sent me a sad purple scarf  
Màu kỷ niệm đau thương
The color of painful memories  
Xe hoa khuất xa một người khăn vẫy chào
The floral carriage disappeared into the distance, one person waived goodbye with a scarf  
Một người nước mắt trông theo.
Another, tearfully followed it with their eyes.  

Chiều nay cô đơn nghe thương nhớ một người
This evening, lonely longing for someone  
Màu khăn năm xưa đây đâu rồi người yêu ấy
The scarf's color of years past, where is it, that love  
Áo tím sang cầu chắc đã phai nhiều
The purple blouse crossing the bridge has probably faded a lot  
Còn màu khăn kỷ niệm mình còn thương nhau.
Yet in the scarf's color in memory, we still have feelings for each other.



Tôi cám ơn nhạc sĩ Phượng Vũ đã cho tôi phỏng vấn ông ngày 15 tháng 6 2019. Ông rất vui tính và cởi mở cho tôi biết nhiều về đời sống âm nhạc ở nước Việt Nam Cộng Hòa. Phượng Vũ qua đời ngày 16 tháng 4 2021 vừa rồi.

Hình như bài ca "Chiếc khăn màu tím" không được thu thanh trước năm 1975. Phượng Vũ sáng tác bài ca này cho ca sĩ Thanh Phong đã in bài ca này cho Sao Băng Nhạc Tuyển của mình. Thanh Phong cùng Hương Lan hát bài ca trên băng cát xét Quê Hương Ngàn Năm của Trung Tâm Làng Văn.  Tôi kính phục nhạc sĩ Phượng Vũ - sáng tác một bài hát boléro đâu phải là dễ.

17 tháng 4, 2021

Lyric Songs - Khúc hát trữ tình (1993)

Chỉ đạo nghệ thuât: Nghệ sĩ ưu tú
Director Eminent Artist
Khắc Huề

Buổi biểu diễn mở màn hồi: 20h
The performance begins at
Ngày 15 tháng 4 năm 1993
Date
Tại
At
Giá vé: số ghế
Ticket price: 10.000 Seat No: DB5

Địa chỉ giao dịch: 13 Đặng Trần Công - Hà Nội
Điện thoại: 233785 
Chương trình biểu diễn

Phần 1. Các bài ca về tình yêu của Việt Nam và quốc tế.
Phần II. Hát theo yêu cầu của khán giả

Performance Programme

Part I. Vietnamese and foreign love songs performed by well-known artists.
Part II. Performance at the audience's request.


Lúc bấy giờ vốn ngôn ngữ Việt của tôi còn rất ít và kiến thức về nhạc Việt thì gần như chưa có.  Như vậy tôi không nhớ được gì mấy về chương trình này.  Tôi chỉ nhớ riêng một bài ca là "Cô hàng nước" của nhạc sĩ Vũ Huyến. Chắc đa số các bài ca trong chương trình có tiết tấu chậm. Riêng bài ca này đã gây ấn tượng do chất hài hước và nhờ giai điệu có chất truyền thống.

10 tháng 4, 2021

"Trong ánh sáng của cách mạng" (In The Revolution's Light) - Lê Thương (1976)

(Suy nghĩ của một số anh chị em văn nghệ sau đợt nghiên cứu đường lối văn nghệ của Đảng)

Qua đợt bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ vừa qua, tôi càng thấy rõ con đường văn nghệ phải đi. Nhờ ánh sáng cách mạng chiếu rọi ấy mà tôi thấy được cả những lầm lẫn của mình trước đây và mong có dịp phục vụ nhân dân đích thực và hiệu quả hơn

(nhạc sĩ) Lê Thương 

nguồn: Giải phóng #282 23 tháng 6 1976 

(The thoughts of some of our brothers and sisters after a series of researches about the Party's cultural line)

After this recent series of political and professional strengthening, I see the cultural road I most go more clearly. Owing to the illumination of the revolution's light I can see all of my mistakes before and hope to have the opportunity to serve the people more genuinely and fruitfully.

28 tháng 3, 2021

"Gần 3 triệu rưỡi bản nhạc và băng nhạc cách mạng phát hành trong năm qua" (1976)

Trong vòng một năm, kể từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đã có trên 100 tác phẩm âm nhạc cách mạng được xuất bản dưới hình thức nhạc in và băng nhạc với tổng số phát hành là 3,466,000 bản.

Trong năm qua, xuất bản phẩm được phát hành với số lượng nhiều nhất là 177,793 bản; số lượng phát hành ít nhất của một xuất bản phẩm cũng lên đến 9,000 bản. Có tác phẩm đã tái bản đến lần thứ sáu và vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của quần chúng. 

...

Ngoài ra, cũng trong năm nay Nhà xuất bản [Giải Phóng] sẽ xuất bản 5 loại dĩa hát 

nguồn: Giải phóng (14 tháng 5 1976)


Thời hậu giải phóng năm 1975-6 thị trường âm nhạc Việt Nam hoàn toàn khác với thời tiền giải phóng. Các sản phẩm là do các cơ quan nhà nước sản xuất và lưu hành.  Đầu đề mục báo này báo cáo về số lượng bản nhạc cách mạng được phát hành. Phát hành không có nghĩa là bán hay mua. 

Thời Việt Nam Cộng Hòa thì các năm 1969, 1970, 1971 đã từng có trên 400 tác phẩm được thâu lên đĩa hát, như thế là chưa kể đến số lương các chương trình băng nhạc và các tờ bản nhạc.  Tờ nhạc in của riêng bài ca "Thành phố buồn" của Lam Phương được bán độ 500,000 bản.

Con số 3,500,000 bản / băng nhạc còn ít ỏi so với dân số hơn 48,000,000 ở xứ Việt Nam năm 1975.


27 tháng 3, 2021

Đôi tám (Double Eight [Sixteen]) - Y Vân (1967)

Đôi tám như là nụ xanh đương chớm
Double eight is like a budding flower
Đôi tám như bằng mùa xuân thiên đường
Double eight is like a spring paradise
Đôi tám biết sống lứa đôi 16 trăng tròn
Double eight experiences living as a couple of 16 moons round 
Đôi tám tiếng nói ân tình tuổi xuân
Double eight youthful words of affection
Cho bao say sưa trong giấc mơ
For such bliss in our dreams
Như trong không gian xa mơ hồ
Like in the vague distance
Mà yêu ngay cuộc đời ta
Loving our lives just now

Dám sống dám yêu là ta. 
Daring to live, daring to love are we
Biết khóc biết cười là thế
Knowing tears and laughter this way
Thế giới bát ngát dắt nhau cùng đi
The wide world guides us both together
Nơi đâu yêu thương ta đưa nhau về
Love's realm leads us home
Tình đôi tám mình sẽ xây bằng những ân tình
Love at double eight we'll build from affection

Tình tang tình…
Ting tang ting
Đôi tám tình bằng tình yêu say đắm
Double eight loving with a passionate love
Đôi tám yêu bằng tình thương vô vàn
Double eight feeling with a vast compassion
Ta sẽ khẽ nói với nhau từng tiếng ân cần
We softly speak together in thoughtful tones
Rằng sẽ sống hết cho mộng ngày xanh
That we'll fully live for these youthful dreams
Cho yêu thương lên ngôi thế gian
Let love ascend to this world below
Cho thi ca mới xây tâm hồn
Let verses truly build our souls
Tình yêu nuôi mộng bình yên
Love feeds peaceful dreams

Phương Tâm ca trên dĩa Sóng Nhạc 988/2156 và băng Sóng Nhạc 3 với ban nhạc Y Vân.


14 tháng 3, 2021

Lá thư (The Letter) - Đoàn Chuẩn - Từ Linh (1949)

Nhớ tới mùa thu năm xưa, gửi nhau phong thư ngào ngạt hương.
Remembering autumn one year long ago, we sent each other sweet-scented letters.
Nét bút đa tình lả lơi.
Handwriting wanton and amorous.
Nhớ phút ngập ngừng lòng giấy viết rằng: chờ đến kiếp nào, tình đầu trong gió mưa, người yêu dấu ơi.
I remember a moment, hesitant, writing upon paper: wait through any incarnation, first love in bad weather, my dear.
Em nay về đâu. 
But where did you go? 
Phong thư còn đây.
The letter remains.
Nhớ nhau tìm trong ánh sao.
Missing each other, seeking in the star's light
Nhớ tới ngày nào, cùng bước đến cầu, ngồi xõa tóc thề, hẹn lời ái ân, trôi đến bến nào, hình dáng thuyền yêu.
Missing a day when, stepping together toward a bridge, seated you released your hair to your shoulders, promises of affection drifted toward some dock, the shape of love's boat.

Thời gian như  xóa lời yêu thương.
It's as if time erased those loving words.
Thời gian phai dần màu bao lá thư
As if time gradually faded the letter
Anh quay về đây đốt tờ thư quên đi niềm ân ái ngàn xưa.
I came back here, burned those letters, forget that affection of long ago.
Ái ân theo tháng năm tàn ái ân theo tháng năm vàng.
Affection that has followed waning months and years, affection that has followed golden months and years.
Tình người nghệ sĩ phai rồi.
The artist's love has already faded
Nhớ tới mùa thu năm nao mình anh lênh đênh rừng cùng sống.
Remembering one year's autumn when I drifted through the woods, along with the river.
Chiếc lá thu dần vàng theo.
An autumn leaf followed along, slowly turning golden.
Nhớ tới ngày nào, cùng bước đến cầu, ngồi xõa tóc thề, còn đâu ái ân chẳng người xưa!
Remembering one day, stepping together toward a bridge, seated you released your hair to your shoulders, but where's that affection now, lover of long ago!


nguồn: Tuyển chọn ca khúc Đoàn Chuẩn (Hà Nội: Nhà xuất bản Âm Nhạc - Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996)


Nguyễn Văn Lộc, tức Lộc Vàng, ca bài "Lá thư" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh ngày 24 tháng 11 năm 2007 ở Thủy Tiên Quán (17A đường Ven Hồ Thụy Khuê, Hà Nội). Lộc Vàng hát sai lời, nhưng đúng không khí.

24 tháng 2, 2021

10 giờ 45 rồi sắp giới nghiêm rồi!! (1965) - It's 10:45 Almost Curfew (Túyt)


Dancing

10 giờ 45 rồi, sắp giới nghiêm rồi!! Hay là tụi mình vô nhót vai nhót đến 2 giờ đi nhậu luôn? Hả?

Hay là tụi mình về đi ngáo rồi 2 giờ giậy rồi đi..., chơi cho đến sáng luôn? Hả?

nguồn: Chính Luận 6 tháng 7 1965.

13 tháng 2, 2021

Giọng ca dĩ vãng (A Voice in the Past) - Bảo Thu (1967)

bolero

Ngày xưa mỗi lần em buông tiếng hát.
Days past, every time you raised your voice in song
Thì anh, tay phím nắn nốt cung đàn.
I with fingers on the frets carefully wrote the notes
Từng nhịp nhặt khoan anh ru hồn theo tiếng tơ, nhẹ dìu lời ca em thăng trầm theo từng lúc, và rồi hờn yêu em mỗi lần em hát sai, em nũng nịu cười nói: "sai là tại anh."
The beats slow down and accelerate, lull the soul with silken sounds, gently the words you sing rise and fall in time, irked whenever you sing wrong, you coax me laughing: "that was your mistake."

Nhưng em nuôi mộng ước về tương lai hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi, rồi em đành chối tiếng giao hoà, từ ly là khúc hát đau lòng sầu muôn lối.
But you nurture a future dream, apricot flowers that engulf the road you've taken, so you are resigned reject sounds of amity, separation is heartache's song, sadness everywhere.
Ai đang xây mộng gác vàng cao sang?
Who builds a golden, noble dream?
Ai đem cung nhạc tiếng đàn gieo hoang?
Who brings the wild notes of a guitar?
Lời ca ngày đó đã xa rồi, mà sao còn chuốt mãi cung đàn vọng về tim.
The lyrics of that day have past, but why do they still burnish the guitar's notes that resound to the heart.

Giờ đây mỗi lần em buông tiếng hát.
Now, every time you raise your voice in song.
Thì ai thay thế nắn phím cung đàn?
Who will substitute, to press the guitar's frets?
Từng nhịp nhặt khoan ai sẽ dìu theo tiếng em?
The rhythms slowing and quickening, who will support your voice?
Và lời hờn yêu em nay còn như ngày trước?
And your irked and charmed words, are they like before?
Và rồi tại ai trong mỗi lần em hát sai?
And so, who was it who made you sing wrong every time?
Cung lỡ giây chùng, mấy ai đàn đừng sai?!
Mistuned notes and slackened strings, who wouldn't play it wrong?


Bảo Thu, "Giọng ca dĩ vãng" (Saigon: Tiếng K Thời Đại, 1967).


Giao Linh ca "Giọng ca dĩ vãng" trên đĩa hát Sơn Ca 9.

11 tháng 2, 2021

Tình yêu, mùa xuân và hy vọng (Love, Spring and Hopes) - Trần Kiết Tường (1981)

Andantino con amoroso

1)
Mùa xuân mãi mãi trong lòng em
Spring is always in your heart
Mùa xuân mãi mãi trong lòng anh
Spring is always in my heart
Cuộc sống dù có gian lao gian khổ ai lại buồn?
Life has its hardships and missions, who wouldn't be sad?
Mùa xuân mãi mãi trong lòng ta.
Spring is always in my heart.

Mùa xuân qua hè đến thu về, rồi mùa đông sương gió lạnh lùng
Spring passes to summer then autumn returns, then winter and its cold mists and winds
Mùa xuân chỉ đến với con người hy vọng
Spring only comes to those with hopes
Mùa xuân chỉ đến với tấm lòng yêu núi sông
Spring only comes to heart that love the land

2)
Người yêu yêu dấu lắng nghe mùa xuân
A beloved lover strains to hear spring
Mùa xuân hoa nở trong lòng ta
Spring blooms in our hearts
Cuộc sống đẹp ánh tương lai ta hát thêm yêu đời
Beautiful life, in future's light we sing our love of life
Mùa xuân mãi mãi trong lòng ta.
Spring is always in our hearts.

Lời yêu thương trìu mến êm đềm, rồi tình yêu vương vấn trong lòng.
Peaceful affectionate words of love, then a devoted love in my heart.
Mùa xuân chỉ đến với con người hy vọng
Spring only comes to hopeful people
Mùa xuân chỉ đến với tấm lòng yêu núi sông
Spring only comes to hearts who love the land


Nguồn: Những Ca Khúc Mới (Phân Hội Âm Nhạc Thành Phố Hồ Chí Minh, [1981?]

Bài hát này được Giải B của Thành Đoàn Thanh Niên Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1982. Câu một viết theo khóa thứ hiệp (tình em) rồi câu hai được viết khóa A trưởng (tình anh). Khóa của đoạn bắc cầu  không rõ là thứ hay trưởng.

7 tháng 2, 2021

Nhạc kích động (1965)

TÂY BAN CẦM "The Shadows" tập 1 và 2, gồm những bài Nhạc kích động hay ghi theo đĩa nhạc do Ban The Shadows trình bày, ghi rõ ràng để chơi 3 đờn. (Solo Guitar Rythm Guitar và Bass) giá 20đ. (3 bài)

nguồn: Chính Luận 23-24 tháng 5 1965.

Nhóm nhạc Anh Quốc The Shadows đã gây ảnh hưởng lớn nhất hơn bất cứ nhóm nào khác cho nền nhạc rock Việt. Thực ra năm 1965 Việt Nam chưa có các thứ nhạc rock, nhạc trẻ mà chỉ có nhạc kích động.  Nhóm The Shadows bắt đầu được nổi tiếng với tác phẩm không lời "Apache" năm 1960.  The Shadows cũng đặt tiêu chuẩn cho nhạc kích động / trẻ / rock với ba đàn - guitar lead, guitar accord và guitar bass.  Một điều thú vị nữa là dân ngoài Bắc cùng thời cũng mê và học trộm nhạc The Shadows nữa.

The Shadows không được nổi tiếng ở nước Mỹ.

25 tháng 1, 2021

Ối! Em cứ lo bò trắng răng - Tuýt (1969)


Ối! Em cứ lo bò trắng răng!!! Đã có chánh phủ lo hết!! Sau đây là ta... thả dần cưng ơi!!!

[Báo: Chánh phủ sắp lập khu nhà kin đáo]

nguồn: Chính Luận 5-6 tháng 10 1969


Nhà công tử thời Việt Nam Cộng Hòa phải có magnetophone / máy ghi âm mới được văn minh.





18 tháng 1, 2021

Nhà xuất bản Âm nhạc Giải phóng (Liberation Music Publisher) (1976)


Chào mừng Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước

NHÀ XUẤT BẢN
ÂM NHẠC GIẢI PHÓNG

phát hành

-- Hát Mừng Việt Nam Thống Nhất
(gồm nhiều bài hát về đề tài Thống nhất Tổ quốc)
-- Tiến Lên Đoàn Viên
(Tập bài hát chọn lọc cho thiếu niên)
-- Em mơ gặp Bác Hồ
(Tập bài hát chọn lọc cho nhi đồng)
-- Những Bải Ca Giải Phóng 6
(Băng nhạc vọng cổ do nhiều ca sĩ quen biết trình diễn)
-- Những Bài Ca Giải Phóng 7
(Băng nhạc mới với tiếng hát Quốc Hương)

Có bán tại : 101 Võ Di Nguy (Chợ Cũ), thành phố Hồ Chí Minh và các đại lý

nguồn: Giải phóng #223 (22 tháng 4 1976)

Đây là mục quảng cáo thị trường âm nhạc Sài Gòn một năm sau biến cố 30 tháng 4 1975. Nhờ dịp này ba tập nhạc mới ra lò - một cho người lớn (đề tài thống nhất), một cho tuổi ô mai (đề tài đoàn viên), một cho con nít (mơ về Bác Hồ). Mục này cũng quảng cáo hai băng Những Bài Ca Giải Phóng 6 và 7, như vậy nhà xuất bản này đã từng phát hành các băng 1 đến 5 rồi. Các sản phẩm của Nhà xuất bản Âm Nhạc Giải Phóng phải thay thế cho nhạc Sài Gòn thời Cộng Hòa.

Các băng nhạc này có phải là băng cát xét hay băng cối? Quốc Hương là một giọng ca trữ tình hát những bài ca cách mạng một cách rất dễ nghe. Không biết băng này chỉ gồm những bài hát hiện nay đang có sẵn trên trang mạng Bài Ca Đi Cùng Năm Tháng hay có những tác phẩm / bản phổ mới mẻ hơn? Nhạc đệm cho các bản thu thanh của Quốc Hương thường lệ là dương cầm, phong cầm hay dàn nhạc giao hưởng. Trên mạng mới đây tôi đã tìm ra một bản phổ "xập xinh" của bài "Đỉnh núi cao ta đặt pháo" (Hoàng Hiệp) có Quốc Hương hát với một dàn nhạc có tiếng trống, tiếng chũm choẹ, tiếng đàn ghi ta điện tử, đàn ghi ta bass. Băng Những Bài Ca Giải Phóng 7 có nhạc đệm như thế không?

16 tháng 1, 2021

Tám chữ có (Eight Things That Are) - Lê Cát Trọng Lý (2012?)

Có ước mơ tựa như cánh buồm chờ cơn gió vút lên
There are dreams reclining like sails that await a gust of wind
Có vết thương mười năm đứng âm thầm vì cơn mưa sống lại
There are wounds, ten years secretly stand up so rain brings them back to life
Có trái tim tựa như tiếng đàn làm tôi yêu siết bao
There are hearts reclining like a guitar's notes making me love so, so much
Có bước chân dài hơn những con đường về nơi tâm vắng lặng...
There are footsteps that are longer the road home for a solitary soul...

là là la lá là... la là lá la la là lá là la
là là la lá là... la là lá la la là lá là la

Có giấc mơ vạn năm vẫn u sầu chờ bàn tay đến lay
There are dreams, after thousands of years they still sorrow in rocking hands
Có tiếng ca là hương lá trầm gọi người mê thức dậy
There are voices singing that are fragrant agarwood leaves calling to wake the dreamer
Có chuyến đi dài hơn đất trời và không thể đến nơi
There are journeys longer than heaven and earth and they never could arrive
Có tiếng kêu là im ắng im lìm là không thể hát về...
There are calls that are silenced, quiet, that cannot be sung about...

2 tháng 1, 2021

trích "Nghệ thuật" (The Arts) - Letao (1941)

Nghệ thuật là gì?

Nghệ thuật là một vấn đề rộng rãi và rất huyền hồ, vì nó thuộc tâm hồn và tình cảm.

Ta hãy tạm gọi nghệ thuật là một sự cố gắng để tìm cái đep và để trình bầy nó ra. Lòng cố gắng ấy không có tính cách vụ lợi chi cả, cho nên người thường ví nghệ thuật như một trò chơi. Vì ta yêu, ta thích mà tạo ra một tác phẩm cũng như ta đùa rỡn vì ta tiêu một sức hoạt động trong ta. Nhưng nghệ thuật nó cao siêu và phức tạp hơn trò chơi nhiều.

Muốn tạo ra một tác phẩm thì nhà nghệ sĩ phải xúc động trước đã. Nghệ sĩ phải có cảm hứng. Vậy thế nào là cảm hứng?

Lòng nghệ sĩ chứa đầy tình cảm và ý tưởng. Những tình ý ấy bị chôn sâu trong tiềm thức của nghệ sí bởi hai duyên cớ:

Một là nhờ ở thiên nhiên và ở di truyền, hay ở nòi giống cũng thế. Như một hạt giống có hạt tốt, hạt xấu, con người ta sinh ra có người có thiên tư hơn đời, cũng có người chứa đầy mầm xấu.

What are the arts?

The arts are a vast subject and very illusory because they pertain to the soul and feelings.

Let's temporarily call the arts the attempt to find the beautiful and display it. These attempts don't have a commercial character at all, thus people often compare the arts to a game. Because we love or we like it we create a work is like we're joking around because we consume a little bit of active strength within. But the arts are much more sublime and complicated than a game.

If an artist wants to create a work then they must feel an emotion. An artist must have inspiration. So, what is inspiration?

An artist's heart is full of feelings and thoughts. But these feelings are buried deeply inside the artist for two reasons:

One is owing to nature and in genetics, or in race as such. Like a strain of seeds, there are good ones and bad ones, people give birth to people who have greater endowments, there are also those full of bad sprouts.

Nguồn: Letao, "Nghệ thuật," Tri Tân tạp chí số 14 (12 tháng 9 1941).


Trong những câu này, tôi đọc một khái niệm mà tôi hoàn toàn không đồng ý. Nghệ thuật đâu phải "huyền hồ." Mỗi người có khả năng tạo ra những tác phẩm có tính nghệ thuật. Ông Letao nói đúng về vài trò của cái đẹp nhưng cái đẹp này rất dễ khám phá nếu mình mở rộng ngũ quan mình. Còn sự "vụ lợi" có vai trò rất quan trọng, rất cốt yếu - muốn có nghệ thuật cao cấp hay cao siêu thì các nghệ sĩ phải được kiếm ăn. 

Kiểu thẩm mỹ này vẫn phản ánh cái thái độ tài tử. Quan niệm tài tử xuất phát từ việc tự trau dồi mình bằng kinh nghiệm và giáo dục.  Có nghệ thuật nông có nghệ thuật sâu và mỗi loại nghệ thuật có thể làm cho người thưởng thức cảm thấy cái đẹp ở trong. Nông không hẳn là dở, sâu không hẳn là hay.