Ngày vừa rồi tôi đã giới thiệu bản rap "Phu xe" của Rapsoul. Trước tiên tôi muốn nói đến vài nét chung của rap Việt và vọng cổ. Thứ nhất là cả hai thể loại nói chung không có bè trầm. Thứ hai là cả đều sử dụng tiết tấu thong thả, không nhanh. Thứ ba là thơ văn của hai thể loại sử dụng đến những câu dài tương đối kết thức với chữ ăn vần.
Lần trước tôi nhật xét rằng chữ "phu" gồm ba nghĩa là người bắt làm lao dịch, người làm nghề nặng nhọc và là người lớn tuổi. Cả ba ý nghĩa này đều đúng với bản rap "Phu xe." Ý nghĩa thứ nhất có lẽ sẽ gây tranh luận nhiều nhất. Tình trạng lao dịch thuộc thời phong kiến làm sao mà vẫn có đến hiện nay? Tôi nghĩa với đầu đề "Phu xe" (chứ phải là "Người kéo xe") tác giả Rapsoul muốn tỏ lên tình trạng "bóc lột" của nghề "phu xe." Làm sao trong một xã hội hiện đại vẫn còn những "người lao động bị bắt đi làm lao dịch" như "trong xã hội cũ"?
Đây là một điệu trải ngược - hiện nay có những phương tiện hiện đại để chở đồ, chở người. Làm sao con người phải bán sức để làm việc vất vả này? Nhưng cùng một lúc có những người rất cần kiếm ăn bằng nghề này. Nếu máy móc thay thế cho họ thì họ kiếm sống bằng cách nào?
Rapsoul cho rằng chúng ta có trách nhiệm với người phu xe đây. Tối thiểu là chúng ta phải "lắng nghe" và thương những người sống vất vả như ông phu xe. Vai trò của người rap này là nói về người phu xe để xã hội không quên ông ấy.
Cách đây hơn một năm tôi đã dịch một bài bản khác về một ông già xứ Việt sống vất vả là bản vọng cổ "Ông lão chèo đò" của soạn giả Viễn Châu. Viết được 50 năm trước đây chắc chắn Viễn Châu có một cách viết ca từ khác với Rapsoul hiện nay. Và khi viết đến một nhân vật cách đây nửa thế kỷ cũng có một quan niệm rất khác.
Những nét chính khi nhìn về ông phu xe là "gian khó," "gian nan," "nhọc nhằn," và "âu lo." Về ước vọng thì ông muốn được "bớt đi" các cái ở trên và được "ấm no." Ảnh hưởng của khí hậu cũng nặng - lúc "nắng cháy vai" lúc "đổ mưa"
Lão chèo đò cũng rất thiếu thốn (ông mặc "manh áo tồi tàn" ăn "cơm hầm canh rau") nhưng ông không cho là thiếu. Khí hậu cũng làm cho ông khổ ("dãi nắng dầm mưa").
Nhu cầu của bản "Phu xe" là người nghe phải nhìn đời ông phu xe và "cảm thông." Ông lão chèo đò nhất định không chịu như vậy. Cả hai nghề đều tự lập - làm hay không làm là tuy người. Nhưng điều đó rất rõ trong ý thức ông lão chèo đò - "khỏe thì đưa khách mệt nằm xả hơi." Và ông không muốn người xung quanh lưu ý đến ông. Ông như đã quyết định bỏ cuộc ganh đua - "Công danh như thể bèo trôi giữa dòng." Lối sống của ông lão này thì dễ nhằm hơn vì ông sống trong cảnh thiên nhiên. Ông lão thì theo dòng êm ả của giòng sông ("trời rộng sông dài"), ông phu xe thì ở trong dòng đồng người.
Rapsoul cũng nhấn mạnh sự xót xa, phong ba và gian nan của "kiếp người." Nói là "kiếp nghèo" thì tất nhiên số phận không cho lối thoát mặc dù người phu xe rất muốn được thoát. Ông lão chèo đò "chẳng mong chi" không nghĩ đến kiếp mình, số mình. Rút cuộc người sống khôn hay dài thì "vẫn không bằng đời của lão."
Bản "Phu xe" có chất "phong trào" nhiều hơn. Những người bị thiếu bị tước luôn cảm thấy bồn chồn sốt ruột mong đợi vào cái gì đó sẽ thay đổi định mệnh của họ. Và họ muốn được nhận ra trong cái đám đồng người trôi qua. Thế là nguyên nhân làm tôi cũng cho rằng chữ "phu" vẫn giữ ý nghĩa "bắt làm lao dịch" ở đây. Ông lão chèo đò thì không dám "bàn nguyện cơ đồ viễn vông / Đời này có cũng như không." Tiền chỉ là phương tiện "mua lấy vài chai rượu" vậy "tiền bạc trả công chẳng nệ." Về đám đông người ông có quan niệm "sang giàu cũng như áng mây bay." Như vậy ông này không được coi là "phu."
Đời của ông lão được phác họa đầy đủ hơn. Ông "Phu xe" thì có nhiều chi tiết về tình hình bên ngoại ("giọt mặn" "vai gầy" "mồ hôi") và rất ít về đời nội tâm của ông. Rapsoul viết đại khái về "đôi bánh" đầu âu lo, gian khó. Cái đoạn cuối thì hay nhất khi mà biết đến một cái cụ thể là cái "cực nhất" và "ước mơ" của người phu xe. Dù ông lão chèo đò là như một người vô hình, ông đã tìm một chỗ riêng tư cho tinh thần ông được giữ tinh khiết. "Sớm còn tối mất bận lòng mà chi."
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét