Trăng tàn trên hè phố (The Moon Sets Over The Roadside) - Phạm Thế Mỹ (1965)
Tôi lại gặp anh
I met you again
Người trai nơi chiến tuyến
A man at the front
Súng trên vai bước lê qua đường phố
Gun over your shoulder dragging your feet across the street
Tôi lại gặp anh
I met you again
Giờ đây nơi quán nhỏ
This time in a small tavern
Tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ
30 years old but I'd think you were still a youngster
Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường
What do you miss from our school days long past
Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường
What do you miss from the days you happily hit the road
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
The narrow path back home is fragrant with poinciana
Màu xanh áo người thương
The blue of a lover's blouse
Nắng chiều đẹp quê hương
A beautiful afternoon back home
Hay nhạc buồn đêm sương
Or sad music on a dewy night?
Tôi lại gặp anh
I met you again
Trời đêm nay sáng quá
The night sky was so bright
Ánh trăng như hé tươi sau ngàn lá
It was like the moonlight flooded forth behind a thousand leaves
Tôi lại gặp anh
I met you again
Đường khuya vui bước nhỏ
On a midnight road happy, small footsteps
Kể nhau nghe chuyện cũ bao ngày qua
We told each other old stories of so many days past
Lối gầy về nhà anh hoa vẫn nở
On the narrow path back home flowers still bloom
Kỷ niệm từ ngày xưa chưa xóa mờ
The memories of days past have yet to fade
Ánh đèn vàng ngoài ô vẫn còn đó
The golden lights of the suburbs are still there
Bạn anh vẫn còn đây
Your friends are still there
Sống cuộc đời hôm nay
Living today's life
Với bọn mình đêm nay
We two guys tonight
Anh sống đời trai giữa núi đồi
You live a man's life midst hills, mountains
Tôi viết bài ca xây đời mới
I write a song to build a new life
Bờ tre quê hương
The bamboo hedge of home
Tay súng anh gìn giữ
The gun that you hold
Tôi hát vang giữa đời để người vui
I sing, resounding into life to leave people happiness
Thôi mình chia tay
So now we must part
Cầu mong anh chiến thắng
I pray that you'll be victorious
Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố
Midnight, the moon is about to set over the roadside
Thôi mình chia tay
So now we must part
Rồi mai đây có về
And tomorrow you'll come home
Quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ
As a gift, remember to write down a poem
Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ
Dawn's light is waiting to break forth
Nỗi buồn vui biệt ly chưa xóa mờ
The happy and sad of party hasn't yet faded
Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó
Enemy guns from the deep jungles are still there
Đừng lưu luyến gì đây
Don't linger around here
Thôi bọn mình chia tay
So we two guys say good bye
Thôi bọn mình chia tay
So we two guys good bye
Những ngày xưa thân ái (Those Beloved Days of Old) - Phạm Thế Mỹ (1966)
Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai
Who will you[1] send those beloved days of old
Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa
Peaceful spring breezes stir the scattered trees
Anh cùng tôi bước nhỏ, áo quần nhăn giấc ngủ
You[1] and I taking small steps, our clothes wrinkled from sleep
Đi tìm chim sáo nở, ôi bây giờ anh còn nhớ?
Searching for the magpie's outburst, can you[1] still remember?
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho ai
Those beloved days of old, please send them to someone
Trăng mùa thu lên cao, khóm dừa xanh lao xao
The autumn moon rose high, clusters of green coconut leaves rustled
Anh cùng tôi trốn ngủ, ra ngồi hiên lá đổ
You[1] and I, escaping sleep, went out to sit on the porch midst falling leaves
Trông bầy chim trắng hiện mơ một nàng tiên dịu hiền
Watched the flock of birds appear, dreamt of a gentle fairy
Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ, anh còn nhắc tên tôi?
Night after night, hearing guns burst in the midnight jungle, pouring waterfalls, do you[1] recall my name?
Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở, cuộc đời anh có vui?
Night after night as moonlight illumines white flowers in bloom on the hillside, are you[1] happy in that life?
Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu
The days passed quickly, where can I find you[1]
Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già
I returned to the old hamlet, the ferry boat has aged
Nghe tin anh gục ngã
Heard the news that you've[1] fallen
Dừng chân quán năm xưa
Resting my feat at that stall of long ago
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương
Is it coconut milk I drink of, or tears for my native land?
Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao
Those lanes and byways of days past, how could I ever forget them?
Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh
Let me call your[1] name again midst the glittering heavens
Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ
Now you're[1] peacefully at rest as I lie listening to guns burst
Như lời anh nhắc nhở, ôi căm hờn dâng ngập lối
Like the words you[1] recalled, oh hatred floods the path
Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Those beloved days of old, please bind them to the future
Anh còn gì cho tôi, tôi còn gì cho em
What have you[1] left for me, what have I left for you[2]
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù
Only hands on small guns midst jungles deep killing the enemy
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em
Those beloved days of old, I ask to give them to you[2]
Tôi có viết vài câu lúc biết nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ qua đời. Ông ấy để lại một sự nghiệp khó phân loại. Ông là một nhạc sĩ của Việt Nam Cộng Hòa nhưng cũng là một người cộng sản. Rồi khi cộng sản đến thì phong cách sáng tác của ông không phù hợp với thời thế mới cho lắm.
Cách đây dăm ba tháng Nguyễn Đắc Xuân có viết một thư cho Phạm Tuyên bênh vực nhạc của Phạm Duy. Ông Xuân rất đúng về một điều là những người phê phán đó không dự vào sự "thẩm định đúng giá trị thật những đóng góp của nhạc sỹ" vì sự thẩm định ấy không có. Ông Xuân kể tiếp là chưa có thẩm định nào của Trịnh Công Sơn trong giới chuyên môn, rồi nói về Phạm Thế Mỹ:
Thế các anh có biết nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ở Quận 4 TP HCM không? Thưa thật với anh, tôi là người ngoại đạo, nếu có nói sai mong anh và các bạn của anh đại xá: Ở các đô thị miền Nam trước năm 1975, khó tim được một nhạc sĩ tài năng, yêu nước, can đảm, cách mạng như Phạm Thế Mỹ. Theo những thông tin của những người gần gũi với Phạm Thế Mỹ thì hình như Hội nhạc sĩ VN chưa quan tâm đên Phạm Thế Mỹ. Để các anh có dịp trao đổi với Hội Nhạc sĩ VN, tôi gởi kèm theo dưới đây bản liệt kê những gì tôi biết về người nhạc sĩ sống rất vinh quang và chết trong trong âm thầm ấy.
Ở trên tôi có tạm dịch hai bài ca của Phạm Thế Mỹ viết nam 1965 và 1966. Điều thứ nhất phải nói là hai bài ca được phổ biến trong những năm không kiểm duyệt chặt chẽ như trước 1964. Đó cũng là những năm mới có những ca khúc phản chiến.
Hai bài ca ấy đã được phát thanh nhiều. Ở Hà Nội đã có những người nghe trộm hai bài hát này, chép lại và hát cho nhau nghe. Làm như thế là trái pháp luật và có những người bị hỏi cung, có những người bị tù. Có một người kể chuyện là quan tòa hỏi "Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó" - súng thù là của ai? - thì người chơi nhạc nói là của cộng sản. Nhưng vì lời ca ấy là do Phạm Thế Mỹ soạn thì tôi nghĩ rằng không thể trả lời đơn giản như thế.
Bạn Hiếu [hieutn1979] có viết một bài blog cho Yahoo 360 tên là "Tình anh lính chiến." Theo tôi hiểu quan điểm của Hiếu là trong những bài ca gọi là nhạc vàng có những bài ca có chất "tình đồng chí" nếu nhìn lại thời hòa bình thì có thể bị coi là phức tạp về giới tính. [Đây là một đề tài thú vị và tôi hy vọng Hiếu và các bạn khác sẽ viết thêm].
Hai bài ca trên của Phạm Thế Mỹ không có tính chất "tình đồng đội" vì cái người "tôi" chưa đi lính. Chắc phải gọi là tình đồng hương. Hai người tôi và anh có những tâm sự thân thiết trong một khung cảnh lãng mạn và khó quên -- như hai người tình. "Bạn anh vẫn còn đây / Sống cuộc đời hôm nay" - nhưng các bạn thì tiêu biểu cho ở đây, cho quê nhà, nơi "hoa vẫn nở." "Sống cuộc đời hôm nay" là sống thời chiến tranh liên miên.
Tôi có nghe rằng những bạn bè Hà Nội thời chiến tranh có hát bài "Trăng tàn trên hè phố" với nhau để tiễn một bạn sắp đi vào đường Trường Sơn. Thực sự "súng thù từ rừng sâu" là của ai? Rồi trong "Những ngày xưa thân ái" có đoạn: "Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ / Như lời anh nhắc nhở, ôi căm hờn dâng ngập lối." Tôi đọc hai câu này và nghĩ rằng Phạm Thế Mỹ muốn biểu lộ ý kiến phản chiến. Người bạn của người kể chuyện chết, cho người kể chuyện kế tiếp vai trò của người bạn đã chết. "Căm hờn" không phải là của cá nhân với cá nhân, hay chế độ với chế độ, nhưng là tình trạng căm hờn chung đang phá hoại những điều đẹp trong đời (những ngày xưa thân ái).
Tôi nghĩ rằng bài "Những ngày xưa thân ái" rất khó dịch và mặt đại từ. Theo tôi hiểu "tôi" là một đàn ông, "anh" là một người bạn và "em" là một người bạn (nam) khác. Tôi tạm dịch anh là "you[1]" và em là "you[2]." Chắc coi "em" là người yêu thì hợp lý ít nhiều. Nhưng vai trò của người em này trong bài thì cũng nhỏ. Tôi nghĩ rằng người em này cũng sẽ là một người lính kế tiếp: "anh nằm nghe súng nổ" rồi "tôi nằm nghe súng nổ" rồi cuối cùng sẽ có "em nằm nghe súng nổ." Thế là phản chiến.
Trong hai bà ca thì chữ "còn" có vai trò không khác nhau lắm. Bài "Trăng tàn trên hè phố" thì các cái "còn" thì là cụ thể - "ánh đèn vàng ngoài ô" của nơi quê, và "bạn anh" ở nơi quê để đối chiếu với sự còn lại của "súng thù từ rừng sâu." Trong "Những ngày xưa thân ái" thì cái miền "còn" là miền của kỷ niệm - "anh còn nhớ," "anh còn nhắc," rồi "anh còn gì," "tôi còn gì." Cuối cùng "chỉ còn tay súng."
"Tôi viết bài ca xây đời mới" là một câu ca khó giải nghĩa. "Xây đời mới" có mùi chủ nghĩa. Nhưng như tôi viết ở trên hai bài ca hướng về phía "còn" và không nói gì về từ "sẽ." Và về tương lai thì thuộc về ngày xưa: "những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai." Nếu ngày xưa buộc vào tương lai thì tôi hy vọng rằng cả ngày xưa và tương lai sẽ có những "lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm," những "Màu xanh áo người thương," những "nắng chiều đẹp quê hương," và những "nhạc buồn đêm sương." Lúc xây một đời mới nhất định phải có khúc ca buồn.
a circle
45 phút trước
1 nhận xét:
tôi nghĩ ở câu hai "at the front" có lẽ không hợp lý lắm: ở đây nhân vật kể chuyện nói gặp lại người bạn từ mặt trận (chiến tuyến) về lại thành phố (back from front)
từ "chiến tuyến" có lẽ cũng nên chuyển thành "front line" hơn là "front"
:)
Đăng nhận xét