24 tháng 9, 2014

Cần lột mặt những kẻ lưu manh (We Need To Unmask the Ruffians) (1957)

Từ ngày tiếp quản Hà-Nội tàn tích và ảnh hưởng xấu xa của xã hội cũ đã được nhân dân ta gói ghém và gửi theo giặc mang đi.  Nhân dân chúng ta đều muốn có 1 đời sống tươi đẹp, muốn thủ đô ngày càng trở nên rực rỡ trong sáng của chế độ.   

Song 1 số tàn dư dột nát còn sót lại làm ảnh hưởng xấu một phần cho chế độ ta.  Đó là nạn cao bồi lưu manh đã lợi dụng phong trào phát huy tự do dân chủ mà chớm nở.  Các báo trước đã vạch mặt chúng và các cơ quan trị an cũng đã chú ý tới nhưng có lẽ vì chưa biện pháp đối phó nghiêm khắc nên hiện nay nạn lưu manh cao bồi vẫn còn xuất hiện ở những nơi công cộng đông người nói chung.

--Trong một buổi biểu diễn văn công tại nhà hát nhân dân 1 tên đã kéo bạn sửng cổ khá khịa với 1 người yêu cầu chúng giữ trật tự, 1 tên khác lợi dụng lúc tắt đèn đã có hành động luồn tay vào người em gái tôi; Ngoài đường thì chèn xe của chị em PN, rồi ngoái cổ lại nhìn với con mắt "lố bịch", v.v..

Since taking over Hanoi, the legacy and the bad influence of the old society have been tightly wrapped up by our people and sent away along with the invaders.  We the people all want a beautiful fresh life, want our capital to be every day more brilliant in the light of our regime.

However, a few dilapidated vestiges have played a part in causing a bad influence in our regime. That's the cowboy and ruffian calamity that has taken advantage of the development of the democratic freedom that's budding.  Newspapers have exposed them and security bureaus have paid attention, but perhaps because we don't yet have measures to harshly deal with them, so today the ruffians and cowboys still appear among crowds generally speaking.

During an ensemble performances at the people's theatre, one of them brought a friend to make a flippant, quarrelsome remark to someone who request that they maintain order, one of them took advantage of the lowering of the lights and committed the act of slipping his hand on to my little sister; Out on the street they cut in on the bikes of all our sisters, then they turn to gaze with "ridiculous" eyes.

nguồn: Thời mới 4 tháng 4 1957, tr. 2.


Đời đời thì vấn đề chính là "chưa biện pháp đối phó nghiêm khắc" với các nạn xã hội.  Nếu lãnh đạo tìm đến "biện pháp" đúng mục thì sẽ không còn vấn đề.  Đơn giản.

Đây có phải là "tìn tích" của "xã hội cũ"?  Không thể nào như vậy vì "nhân dân ta" đã "gói ghém và gửi theo giặc mang đi."  Xã hội cũ gồm những ai?  Xã hội cũ chắc có nhiều lính lê dương.  Họ ra là điều tốt chứ?  Xã hội cũ cũng có nhiều người, nhiều gia đình tìm một đời sống mà đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của họ hơn xã hội "rực rỡ trong sáng của chế độ."  Trong những người của "xã hội cũ" mà đã ra đi thì cũng có nhiều người lịch thiệp (tôi cũng được gặp nhiều người lịch thiệp đã giã từ Hà Nội, Hải Phòng năm 1954, 1955.)

Bản tính con người có bao giờ thay đổi đâu?  Xã hội nào, thời đại nào cũng có những kẻ lưu manh, dù là sống "rực rỡ trong sáng của chế độ."  Họ không thành kẻ lưu manh vì "tàn tích" của "xã hội cũ."  Họ vốn là kẻ mất dạy, xã hội nào cũng có.

Không có nhận xét nào: