31 tháng 12, 2014

mẹ nước mắt ... con trí khôn - tranh Phong Hóa 1935

Hai mẹ con ngồi xem diễn thảm kịch.

Mẹ mau nước mắt ...

và con mau trí khôn.


nguồn: Phong Hóa 29 tháng 11 1935 tr. 2.


Chắc hai mẹ con đi coi cải lương.  Các tờ báo lúc bấy giờ như Phụ nữ Tân văn hay viết đến cái "nạn vọng cổ."  Đằng sau cái nạn này cũng có cái vui.

28 tháng 12, 2014

Quyển sổ tay năm 1934 [trích] (1934 Notebook) - Vo Vu (1935)


Kham Thien ----------------->

Phụ nữ giải phóng

--  Sau một cuộc biểu tình rất lớn ở Khâm-thiên... hàng mấy trăm cô đầu hiệp lực đuổi mỏ vịt ra khỏi Khâm-thiên tô giới.


nguồn: Phong Hóa 134 (30 janvier 1935), tr. 14.


Cách đây 80 gái Hà Nội cũng sành mốt.  Hình như giầy mỏ vịt là wing tips bằng tiếng Anh? 

Ai nói hotgirl là một hiện tượng mới?  Các cô đầu phố Khâm Thiên là hotgirl của Hà Nội những năm 1930.

27 tháng 12, 2014

Phố ta (Our Lane) - Lưu Quang Vũ (1970)

Phố của ta
That lane of ours
Những cây táo nở hoa
Apple trees in bloom
Mùa thu đấy
There's autumn there
Thân cây đang tróc vỏ
Bark is peeling from the trunk
Con đường lát đá
Gravel roads
Nghiêng nghiêng trong sương chiều
That extend into the evening mist

Năm nay cà chua chín sớm
This year the tomatoes ripened early
Trên quầy hàng đỏ hồng
In market stalls they're rosy red
Chị thợ may đi lấy chồng
The seamstress went to take a husband
Chị thợ may goá bụa
The seamstress is widowed
Năm nay tôi mặc đồ đen.
This year I'll wear my black things.

Bác đưa thư, có thư ai đấy?
Mailman, got any letters?
Bác đưa thư kéo chuông
He rings the doorbell
Ti-gôn hoa nhỏ
The coralvine's little blossoms
Rụng đầy trước hiên.
Tumble replete before the veranda

Riêng bác thợ mộc già buồn bã
Only the old carpenter is sad
Thở khói thuốc lên trời
Exhaling cigarette smoke rising to the skies
Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây
The electric worker on the roof is hanging power lines
Bà giáo về hưu ngồi dịch sách
A retired lady teacher sits translating a book
Dạy cậu con tiếng Pháp
Teaches her child French
Suốt ngày chào: bông-dua
All day long greeting: Bonjour

Phố của ta
That lane of ours
Phố nghèo của ta
That poor lane of ours
Những giọt nước sa
Drops of water
Trên cành thánh thót
From the branch fall softly
Lũ trẻ lên gác thượng
A gang of kids on the upper floor
Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.
Blow lots soap bubbles floating upward.

Em chờ anh trước cổng
You await me at the gate
Con chim sẻ của anh
My sparrow
Con chim sẻ tóc xù
A sparrow with ruffled feathers
Con chim sẻ của phố ta
A sparrow of this lane
Đừng buồn nữa nhá
Don't be sad
Bác thợ mộc nói sai rồi
The carpenter was mistaken
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
If this life were only ugly tales
Tại sao cây táo lại nở hoa
Why would the apple tree bloom
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
How could the water in the gutter be so clear?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Oh sparrow with ruffled feathers
Bác thợ mộc nói sai rồi…
The carpenter was mistaken


Theo thông tin trên mạng bài thơ này Lưu Quang Vũ soạn bài thơ này năm 1970.  Đọc đề tài của bài thơ thì "Phố ta" này có thể mô tả một phố nhỏ ở Hà Nội từ những năm 1950 đến hiện nay.  Chỉ có đầu mối là "chị thợ may góa bụa" chắc có nghĩa là đi chiến trường không về.

Tôi nghĩ rằng "Phố ta" có một ít hương vị xã hội chủ nghĩa là một con phố này tụ tập người của nhiều lớp xã hội - từ tri thức (bà giáo) đến lao động (thợ mộc).  Đây là một vũ trụ với nhiều mối quan hệ nhỏ nho. Con người quan sát (là nhà thơ) tìm đến cái đẹp theo một thế giới quan thân mật và thông cảm.   Theo thế giới quan này, Lưu Quang Vũ cũng chú ý đến những chi tiết nhỏ (cà chua chín, hoa táo) của môi trường này.

Đối với tôi thì hình ảnh gây ấn tượng nhất là "nước trong veo" trong rãnh bên đường.  Rãnh nước từng là chỗ mà người ta hãy bỏ rách, nhưng thú thật nước chảy trong rãnh nước cứ trông rất trong veo.  Và nước ấy cứ chảy theo ngày tháng.

nguồn ảnh: RSPB

Chim sẻ tóc xù trong trí tưởng tượng tôi là chim vừa trải qua một cơn mưa hay vừa tắm.  Cụ thể hơn là con chim sẻ tóc xù của bài thơ này theo tôi nghĩ là một người bị quấy rầy vì một lý do không rõ. Hình như là tin đồn của người hàng xóm (bác thợ mộc) kể lại.  Chim sẻ thì vui tính, hót liu lo - bị ướt thì trông khó chịu, nhưng cũng trông dễ thương nữa.  Cái mà làm chim ấy buồn bực sẽ qua.

22 tháng 12, 2014

Tranh không lời - Phạm Đức Xương (1958)

Đang (đầu ngựa gỗ) tức Nguyễn Hữu Đang - "Bôi đen chế độ"

T. An - tức Thụy An, cưỡi ngựa gỗ

T. Bảo - tức Trần Thiếu Bảo - ở dưới ngựa gỗ

Minh Đức - tức Nhà xuất bản Minh Đức


nguồn: Thời mới 24 tháng 4 1958, tr. 4.

Vụ Nhân Văn Giai Phẩm được tóm tắt cho dân Hà Nội bằng bức tranh này.  Có ba kẻ tinh quái chỉ có ý đồ "bôi đen chế độ."  Làm sao mà các người được vẽ kiểu lố bich ấy bị coi như đáng sợ như vậy?

19 tháng 12, 2014

Có nhớ một đêm! (Do You Remember A Night) - Nguyễn Ánh (1957)

Gửi người yêu của một Quyết tử quân
For the lover of a suicide soldier

Nhớ một đêm súng nổ
I remember a night when gunfire burst
Trời Thủ đô ngút lửa
The Capitol sky thick with flames
Đất Thủ đô rật mình,
The Capitol earth shocked
Tháp Rùa cổ Kính
The ancient Turtle Tower
Hồ Gươm nước Xanh
Sword Lake's blue waters
                         Ngơ ngác nhìn tao loạn
                                Surprised see the troubles
Những chàng trai mười tám
Young men of eighteen
Chết dưới chân cây, hầm hố
Dying at the base of trees, in trenches
"Khăn quàng Quyết tử"
"Suicide kerchiefs"
(Người yêu mới tặng hôm nào)
(That their lover gave them one day)
Phủ gương mặt hờn căm
Covering faces of hatred
Những ông già bạc tóc, long răng
Old men with snowy hair, weak teeth
Tay bom,
In one hand a bomb
Tay súng
The other a gun
              lao vào xe giặc...
                    thrown into enemy's vehicle
Phố phường ơi! đêm nay yên giấc
Oh you streets! this evening of peaceful rest
Đường đêm in bóng người lính tuần tra.
Night lanes imprinted with the shadows of soldiers on patrol.
Có nhớ một đêm:
Do you remember a night:
Lớn, bé, trẻ, già
Grown ups, little ones, young, old
Vùng đứng dậy
All arise
               giữ từng mái nhà góc phố...
                     to hold the home at the corner
Cho nhà nhà mở tung cửa sổ,
So each house opens their windows wide,
Phố phường rực rỡ ánh đèn,
Streets ablaze in streetlights,
Tháp Rùa chói lỏi sao vàng,
The Turtle Tower glittering in golden stars
Bóng liễu ven hồ che mặt anh lẫn mặt nàng,-
Willow shadows at lakeside cover your face in hers,-
Tiếng hát từ loa phóng thanh:
A voice sings from the loudspeaker:
"Ca ngợi cuộc đời tươi đẹp"
"Praise fresh, beautiful life"
Có nhớ một đêm:
Do you remember a night:
Những người đã chết
Those who died
Cho ngàn năm
So for a thousand years
                     Phố cũ
                            The old streets
                                vẫn còn đây!!
                                        are still here!!


nguồn: Thời mới 19 tháng 12 1957, 4.


Một bài thơ viết làm kỷ niệm cho trận Hà Nội của mười một năm trước.

15 tháng 12, 2014

Không nên (They Shouldn't) - Đỗ Văn Thiệu (1958)

"Bạn đọc viết - Không nên"

Từ ngày hòa bình lập lại đến nay, Phòng đọc sách ở bờ hồ Hoàn kiếm không lúc nào ngớt người đến xem sách báo.  Suốt 2 dãy ghế dài, không buổi nào thừa ra một chỗ bỏ không.  Món ăn tinh thần đối với chúng ta quả là cần thiết vậy.

Nhưng vẫn còn những hiện tượng đáng phê phán.  Đó là có một số người (rất ít thôi) đã đem sách kiếm hiệp ma quái đến phòng đọc sách để xem.  Các loại sách này xuất bản trong thời đế quốc, thậm chí có người đọc cả sách của giặc xuất bản trong thời ký tạm bị chiếm.  Những loại sách đó là những ống thuốc độc, mà đế quốc dùng để tiêm vào máu Thanh niên chúng ta.

Chúng ta đọc truyện cũ, nhưng phải tùy từng chuyện và phải có sự hướng dẫn, đọc để phê phán, để nhận định xã hội cũ, còn loại sách kiếm hiệp, trinh thám, nói chung là những loại sách có hại thì nên xé nát đốt ngay đi.

Không nên đọc sách báo nô dịch của đế quốc.

Không nên đêm những thứ đó đến viện mà choán chỗ ngồi của người khác.

Chắc các bạn cũng đồng ý với tôi 2 điều không nên ấy

Đỗ Văn Thiệu
68 Phùng Hưng Hà Nội



A reader writes - They shouldn't.

Since peace has returned, the Book Reading Room at Restored Sword Lake never lacks people looking at books and newspapers.  Along the two long benches, there's never a time when there's an empty spot.  Spiritual nourishment truly is necessity for us.

But there are still some phenomena that merit criticism.  That is, there are some people (quite few) who bring ghoulish martial arts stories into the reading room to look at.  These kinds of books were published during imperialist times; there are even readers who read those books that the bandits published during the years of temporary occupation.  Those kinds of books are poisonous, narcotic pipes that the imperialists left to inoculate the blood of our Youth.

We read old stories -- but it should depend on the story and there must be guidance -- we read them to criticize and judge the old society, but the ghoulish martial genres, spy stories, and those kinds of books that are generally harmful, we need to rip them up and burn them right now.

We shouldn't read enslaving, imperialist newspapers and books.

We shouldn't bring those things into the institute and take places where others could sit.

I trust that you, friends, agree with me on these two things that they shouldn't do.

Đỗ Văn Thiệu
68 Phùng Hưng Hà Nội


nguồn: Thời mới 30 tháng 3 1958, 2.


Năm 1958 Hà Nội có văn hóa đọc sách, đọc báo là tốt lắm rồi.  Ở phòng đọc sách "không buổi nào thừa ra một chỗ bỏ không."

Song lẽ năm 1958 có hai vấn đề lớn.  Dân Hà Nội đọc các sách "có hại," và họ đọc các sách ấy một cách hoàn toàn công khai.  Như vậy, người xung quanh có thể bị làm hại lây.  Các người bị truyền nhiễm đang chiếm chỗ mà nên dành cho dân lành.  Giống như dân lành phải ngồi cạnh người bị ebola truyền nhiễm.

Hình như các sách tai hại chủ yếu là chuyện kiếm hiệp.  Tuy nhiên có thêm vài chữ quan trọng để mô tả loại sách tai hại là "đế quốc," "giặc," và "nô dịch."  Hình như đế quốc có nghĩa là Pháp và đồng minh của Pháp, và giặc có nghĩa là Việt gian và đồng minh của Việt gian?

Chữ nô dịch góc từ tiếng Trung Hoa.  Nô / 奴 nghĩa là phải bán mình hay sức mình -và dịch / 役 nghĩa là việc nặng nhọc, hay người bị sai khiến ["kẻ nào nghèo khó bán mình cho người, mà nương theo về họ người ta cũng gọi là " / "Việc nặng nhọc" / Sai khiến, kẻ hầu gọi là tư dịch"]

Sách báo nô dịch thế nào.  Đọc sách báo ấy là như bị kẻ thù sai khiến?  Đọc sách báo ấy là như bán thân mình cho địch?  Kết quả của việc đọc sách báo nô dịch là mình sẽ biến hình thành kẻ thù của chính mình.

"Xé nát đốt ngay đi"? Nếu là bệnh dịch thật thì làm thế rất có lý.  Tuy nhiên, tôi chưa biết nhà khóa học nào tìm được bằng chứng là sinh hoạt đọc sách sẽ làm cho người ta bị bệnh, hay người xung quanh mắc bệnh lây.  Cá nhân tôi cảm thấy rất băn khoăn khi nghe đến người đề nghị nên "xé nát đốt" các loại quyển sách.

Đọc bài báo cũ thì mới biết rằng xã hội lúc bấy không nhất trí về việc đốt sách này.  Năm ấy vẫn còn người Hà Nội tự chọn đọc các loại sách bị phương tiện truyền thông hay dư luận phê phán.

12 tháng 12, 2014

Chez "Déessa" (1933)

Chez "Déessa" 
54, Route de Khâm-Thiên
Lundi 25 Décembre 1933
à l'occasion de la Noel
Grand Bal
distribution de cotillons
Tombo la surprise

Tại "Déessa" [tức "Nữ Thần"]
54 phố Khâm Thiên
Thứ hai 25 tháng 12 1933
vào dịp Nô-en
Buổi Khiêu Vũ Lớn
chia phần các nón giấy
Xổ số bất ngờ


Có lẽ năm 1933 là thời mà "dịch" nhảy đầm ở Hà Nội bắt đầu - nhất là trong giới trung lưu, thượng lưu.  Phố Khâm Thiên vốn là khu chơi của thành phố.  Lắm vũ trường được dành cho các đàn ông muốn "tập" nhảy với các cavalière / kỹ nữ.  Hình như nhân ngày Giánh sinh, vũ trường Déessa muốn làm một buổi khiêu vũ lịch sự.  Họ thật sự muốn học các thói quen giải trí của người Pháp.

Năm 1933 các vũ trường vẫn là một vũ trụ mới lạ.  Trên báo Phụ nữ thời đàm có người mô tả nhà khiêu vũ Déessa là "Một gian phòng rộng, tường vẽ trăng, sao. Phòng khiêu vũ này có ba thứ đèn chiếu sáng: khi nhảy điệu tango, ánh sáng đỏ tôn thêm vẻ ngây ngấy của những cô vũ nữ, làm cho khách bàng quan tưởng mình đã dùng giấc mộng mà tới một cảnh bồng lai..." (V.T. "Khái luận về phong trào khiêu vũ," Phụ nữ thời đàm 10 décembre 1933).

Tôi nghĩ chắc vũ trường Déessa không có dàn nhạc mà chỉ có máy hát quay đĩa - quay đĩa nhạc Pháp phổ thông.

9 tháng 12, 2014

Phạm Quỳnh trên bàn mổ (Phạm Quỳnh On The Operating Table) - Văn Tân (1946)

Để bạn đọc khỏi có một nhận định sai lầm về thái độ Phạm Quỳnh, khi tên Việt gian số 1 này bị diện ra trường bắc, trước hết tôi phải nói rằng ông Hồng Lam trong "Hà-nội mới" đã lầm khi ông viết: "Khi ra pháp trường, Phạm Quỳnh đã tuyên bố: tôi vẫn tin tưởng rằng nước Việt Nam phải có một nước như nước Pháp diu dắt thì mới có thể đi tới văn minh và độc lập."

Sự thực, Phạm Quỳnh trước khi nhận mấy viên đạn kết liễu cái đời phản quốc, đã co rúm người lại không nói được một câu nào.

Theo cho chúng tôi biết, trong những ngày bị giam, một vài lần Quỳnh có nói với những người ở bên cạnh y rằng: "Tôi vẫn tưởng rằng phải có nước Pháp thì nước Việt-Nam mới tiến tới độc lập được.  Tôi thật không ngờ nước Việt Nam lại có ngày nay."

nguồn: Cứu Quốc 18 tháng 7 1946, 1+4.


Tôi tiếc rằng tôi chưa kiếm được bài viết của Hồng Lam trong báo Hà Nội Mới tháng 7 1946.  Việc Phạm Quỳnh bị ám sát là một mất mát lớn cho văn hóa Việt Nam.  Văn hóa Việt Nam bị yếu kém hơn vì ông chết sớm một cách vô lý.

Lúc bấy giờ kẻ nào bị coi là "tên Việt gian" rất có thể bị án tử hình.  Việt gian có nghĩa là thân với thực dân, tức là thân với Pháp.  Theo bài báo này của báo chính thức của Mặt trận Việt Minh thì Phạm Quỳnh là "tên Việt gian" số 1.

Tôi nghĩ rằng người ta không nhầm khi đưa tin rằng Phạm Quỳnh đã nói ở pháp trường: "tôi vẫn tin tưởng rằng nước Việt Nam phải có một nước như nước Pháp diu dắt thì mới có thể đi tới văn minh và độc lập."  Phạm Quỳnh nói những lời tiên tri.  Nếu không phải là Pháp thì phải có một nước khác thay thế.  Tôi cũng nghĩ là nếu như Phạm Quỳnh thực sự nói "Tôi thật không ngờ nước Việt Nam lại có ngày nay" thì ông nói một cách mỉa mai.

5 tháng 12, 2014

Ngày sau sẽ ra sao (What Will The Days Ahead Bring?) - Vân Tùng (1964)

Ngày xưa tôi có quen một người em gái nhỏ 
Long ago I knew a little girl
Tuổi đang mười sáu mái tóc chấm ngang vai 
She was sixteen, hair reaching her shoulders 
Tình như nụ hoa nở trong lòng đời ngọt ngào 
Love like a flower in bloom within a sweet life
Rồi yêu thương ai đem ghép cho đôi tim non đếm Xuân qua cho nhau thấy nao nao
Then someone's love connected a pair of youthful hearts, counting the passing Springs for each other feeling a little confused
Ai thương yêu ai?
Is someone in love with an other?
Đó chỉ là tình của mỗi con người!
It's just love like anybody elses!

Một hôm xếp bút nghiêng đăng trình tôi giã từ 
One day setting aside pen and inkstone to go forth, I bid farewell
Tiếng yêu buồn hơn đêm mưa lắng tâm tư
Sounds of love sadder than rain subsiding in reflection
Người đi, người thương nhớ nhau từng ngày từng giờ 
People leave, people long for each other every day, every hour
Thời gian trôi qua mau, giữ tin yêu cho nhau đến mai sau nhưng ai biết ra sao?
Time passes quickly, holding onto love's faith for each other for tomorrow, but who knows what will happen?
Riêng tôi đêm nay nhớ thương một người, lạnh buốt đêm dài...
It's just me tonight longing for someone, icy cold on this long night...

Nhưng cớ sao em buồn? tình ta ước hẹn nhiều rồi.
But why are you so sad? our love we've promised over and over again.
Ngày mai ấm lại cuộc đời 
Tomorrow will warm up our lives
Kể chuyện xa vắng thấy thương nhiều hơn!
Telling these far-off tales I feel even more love!
Khi núi sông đang mịt mờ
When the mountains and rivers grow shadowy
Người trai nhuốm nhiều bụi đời 
A man takes on the color of life's grit
Chuyện xưa khép chặt vào lòng dù đi chinh chiến vẫn nhớ người tôi mến thương.
Our story of day's past is shut tightly in my heart, though I'm at war I still miss the one I love.

Tình yêu theo tháng năm xóa mờ trong mắt buồn 
Love follows the months and years, erasing things in sad eyes
Nếu ta còn nhớ đêm đêm thoáng trong mơ 
If we still remember these nights fleeting in our dreams
Đời anh là mây bốn phương trời còn miệt mài 
My life is like clouds to the four directions of the sky absorbed in my calling
Người đi xây tương lai dấu tâm tư thương ai như gió đưa MÂY che TRĂNG khuất đêm dài
One who builds the future, concealing reflections of longing someone, like the wind pushes CLOUDS covering the MOON ending the long night 
Tim tôi đơn côi, biết nhau một lần rồi nhớ trọn đời!
My heart alone, knowing each other once and longing for the rest of our lives!

nguồn: Vân Tùng, "Ngày sau sẽ ra sao," Saigon: Diên Hng, 1965


Tác giả Vân Tùng hình như là vô danh.  Tôi không có thông tin tiểu sử nào của ông.  Có người trên mạng cho là Vân Tùng là tên bút của Minh Kỳ hay Lê Dinh nhưng tôi nghĩ rằng chưa có bằng chứng nào để nói như thế.  Vân Tùng sáng tác tất cả là 14 bài ca soạn trong vòng 4 năm.  Đây là một sự nghiệp sáng tác rất ngắn từ thời hậu Diệm (năm 1964) đến thời tiền Mậu Thân (năm 1967).  Hình như năm 1968 ông cũng có ý xuất bản một tập ca khúc với đầu đề Kẻ Ở Người Đi.
nguồn: bia sau của bài ca "Kỷ niệm một mùa xuân" của Vân Tùng (Saigon: Minh Phát, 1967)

Tôi đoán rằng Vân Tùng là sĩ quan của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.  Theo Nguyễn Văn Liệu, trước 1964 sĩ quan của quân đội Việt Nam Cộng Hòa chưa được phép xuất bản các tác phẩm vần thơ, chuyện, bình luận, nhạc, v.v. (xem Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier. Indiana University Press, 2012, tr. 393).  Một thí dụ ngoài Vân Tùng là nhạc sĩ / sĩ quan Dzũng Chinh bắt đầu công bố các ca khúc của mình trong năm 1964.

Cảnh trong bức tranh của bìa ca khúc này là buổi đêm - chàng mặc một bộ complet, nàng mặc áo dài. Hai người này đâu phải là công dân, đâu phải là nông dân.  Nàng để tay của nàng trên ngực của chàng.  Vậy hai người có quan hệ gần gũi rồi.

Nàng 16 tuổi, là tuổi lý tưởng trong một cuộc tình của bài ca Việt. Ít nhất là nàng 16 tuổi trong trí nhớ của chàng.  "Tình như nụ hoa nở trong lòng đời ngọt ngào" - tình yêu là một thứ vừa dịu dàng vừa thân mật.  Nhưng các mùa xuân đi qua - lúc đầu hai người cảm thấy bối rối (đếm Xuân qua cho nhau thấy nao nao), nhưng hiện giờ tình yêu đó có thực.

"Một hôm xếp bút nghiêng" là một cách nói ngữ sáo và cũ kỹ.  Song chàng đang học hành, đang muốn bước vào sự nghiệp, muốn xây đời riêng - nhưng tất cả bị tan vỡ vì chiến tranh.

Năm 1961 các trai có nhiệm vụ tỏng vụ:
According to the new conscription act in 1961, all men under twenty-eight holding a high school diploma and higher were conscripted … Girls in peacetime usually didn’t like to marry soldiers. ... Girls took for granted that seven out of ten young men who could become their husbands would be in the armed forces, not for a few years but probably for a very long time. [Theo lệnh tỏng quân của năm 1961, tất cả mọi đàn ông dưới 28 tuổi mà có bằng tốt nghiệp trung học hay cao hơn đã bị bắt đi lính ... Gái thời hòa bình thường lệ không ưa lấy chồng là lính ... Các người con gái cứ biết rằng 7 trong 10 chàng trai trẻ mà có thể thành chồng sẽ đi vào quân đội, và chỉ vài năm mà chắc một thời gian quá dài (Nationalist in the Viet Nam Wars, tr. 205)
"Ngày sau sẽ ra sao" cũng là một câu hỏi rất là có thật.  Làm sao mà làm kế hoạch cho đời hạnh phúc chung của ngày mai nếu tương lai của mình chỉ có chiến tranh liên miên.  Hai người chỉ có thể trao nhau "thương nhớ nhau từng ngày từng giờ."  Họ sẽ, họ phải "giữ tin yêu cho nhau đến mai sau."  "Nhưng ai biết ra sao?"  Chàng trai ấy có thể già đi, có thể bị thương, bị thần kinh, bị giam / cải tạo, hay bị chết nữa.

Nhưng chàng trai ấy cứ sống cho một niềm hy vọng, một niềm tin - "Ngày mai ấm lại cuộc đời." Mặc dù "em buồn," "em" cũng phải tin ở ngày mai ấy.

"Đời anh là mây bốn phương trời còn miệt mài."  Làn mây không có khả năng tự điều khiển mình - chỉ có cơn gió được làm vậy.  Chàng trai ấy làm "mây" thì vẫn còn nhiệt tình (miệt mài) vì tin ở "ngày mai," vì tin ở mục đích chung của đất nước mình.  Nhưng là mây thì cứ bắt phải "dấu tâm tư" như làm mây mình cũng phải dấu mặt trăng (là tình yêu đẹp hai người?).

30 tháng 11, 2014

Minh Trang - Dương Thiệu Tước đẹp đôi

nguồn: bia sau của bản nhạc Xuân Tiên và Y Vân "Về dưới mái nhà" (S: Tinh Hoa Miền Nam, 1956) tìm ra ở website Nhạc Việt trước 75.


Danh ca Minh Trang & Dương Thiệu Tước
Ban Nhạc Cổ Kim Hòa Điệu

Ngày xửa, ngày xưa (năm 1996) tôi viết một bài "Reform and Tradition in Early Vietnamese Popular Song."  (Nguyễn Trương Quý dịch bài này với đầu đề  "Cải cách và truyền thống trong ca khúc phổ thông Việt Nam thời kỳ đầu").  Tôi rất tiếc lúc công bố bài viết này thì chưa có ảnh tư liệu này.

Dương Thiệu Tước từ nhỏ vừa học nhạc ta, vủa học nhạc tây.  Dù được tiếng là một nghệ sĩ đàn guitar espagnole, ông cũng biết gảy đàn tranh.  Vợ chồng ông đã có một chương trình đài phát thanh trình diễn các tác phẩm thể hiện với các đàn tây phương và đàn phương đông.

Hiện nay còn có chủ trương phải đem tính dân tộc vào nhạc Việt hiện đại.  Có bao nhiêu nhạc sĩ Việt hiện đại biết chơi đàn truyền thống như ông Tước?

24 tháng 11, 2014

trích Nationalist in the Viet Nam Wars (Một người theo quốc gia chủ nghĩa thời chiến tranh Việt Nam) - Nguyễn Công Luận (2012)

And the cultural front was so important that any writing about the Việt Nam war without properly treating cultural activities would be deemed insufficient. (tr. 190) [Mặt trận văn hóa đã rất quan trọng vậy, ai mà viết về chiến tranh Việt Nam và không xét kỹ đúng mức các sinh hoạt văn hóa phải cho là chưa đủ]

...[L]ove songs and stories from other origins were classified as taboo and were labeled “golden music,” a North Vietnamese communist term for romantic love songs. Anyone singing or playing “golden music” would face capital punishment. A court in Hà Nội pronounced one such death sentence in 1968. (tr. 191) [Các tình ca và chuyện tình từ nguồn gốc khác bị phân loại là điều cấm kỵ và chịu nhãn hiệu "nhạc vàng," thuật ngữ cộng sản Bắc Việt dành cho tình ca lãng mạn.  Bất cứ ai hát hay đàn "nhạc vàng" sẽ bị tử hình.  Một tòa án ở Hà Nội tuyên án một trường hợp tử hình như vậy năm 1968.

After seizing South Việt Nam, communist authorities ordered the eradication of all cultural works of the South, but only a part of the works were destroyed owing to the people’s efforts to preserve them. (tr. 191) Sau khi chiếm miền Nam Việt Nam, chính quyền cộng sản ra lệnh phải bài trừ tất cả các văn hóa phẩm của miền Nam, nhưng chỉ có một phần của toàn thể các tác phẩm bị phá nhờ sự ráng sức của dân bảo vệ chúng.

Nguyễn Công Luận. Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier (Indiana University Press, 2012).


Nguyễn Công Luận viết một quyển hồi ký đọc rất hay.  Ông từng là đảng viên đảng Việt Quốc, là một sĩ quan tâm lý chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.  Ông cũng bị "cải tạo" một thời rồi được bảo lãnh sang Mỹ.

Có lẽ sách này có giá trị nhiều nhất trong các chương viết về thời lớn lên của ông ở vùng nông thôn gần Nam Định.  Có rất ít sách viết về đời sống người thường trong thời kháng chiến chống Pháp.   Ông Luận là một người có tầm hiểu biết rộng rãi, còn nữa ông nhất định là một người có quan điểm.

Tôi khâm phục ông viết về vai trò của văn hóa trong thời chiến tranh ở Việt Nam.  Tuy nhiên, có những lúc ông viết những điều hoàn toàn vô căn cứ.  Một thí dụ ở trên là việc "nhạc vàng."  Đúng là chính quyền cấm nhạc ấy (mặc dù không cấm nhạc ấy một cách thẳng thắn).  Cái sự thật là năm 1968 đã có 7 người bị bắt, bị đưa ra toà và bị giam.   Không bao giờ có luật tử hình về nhạc vàng, không bao giờ có ai bị tử hình vì nhạc vàng.

Sau năm 1975 nhà nước Việt Nam cố ý bài trừ văn hóa thời Việt Nam Cộng Hòa.  Ông Thuận viết đúng về điều đó.  Nhưng vì ông viết lung tung về nhạc vàng ở trên thì thông tin của ông dễ bị coi như thiếu uy tín.

20 tháng 11, 2014

"Cô hái mơ" - Jason Gibbs phổ thơ Nguyễn Bính (1934)





Lâu lắm mới có một tác phẩm ra lò. Trong những tháng gần đây tôi phổ thơ "Cô hái mơ" của Nguyễn Bính theo bản 1934 được in trên trang tạp chí Phong Hóa.  Đang tiếc là hiện nay tôi không có phương tiện ghi nốt bằng máy, vậy tôi cứ chép bằng tay. 

16 tháng 11, 2014

Để tôi lên giây cầm đặng hòa với dỉa Beka (1929)


Bán lẻ tại các cửa hàng chuyên môn.  Đĩa hát tiếng Bắc kỳ có 26 số tất cả, chọn toàn những tay danh ca để lấy tiếng như:

1. — Rạp Sán Nhiên Đài Hanoi (đào Tiêm và kép Nhật),
2. — Rạp Văn minh ca quán Haiphong (đào Sâm, đào Nghiên, kép Văn và cô ba Nháy).
3. — Hát ả đảo: (cô Sáu Nguyên, cô đào Dần hát và ông Nguyễn Đình Nguyên cầm chầu).

Đĩa hát tiếng Saigon thì lấy tiếng ở các ban tài tử như sau này:


Tân Thinh. — Tập ích Ban — Tái đồng ban — Tài tử - chanson Religeuses do thày P. Quý và thày Diễm soạn. (Có sẵn catalogue để biếu).

nguồn: Hà Nội ngọ báo 16 décembre 1929, 3.


Nhạc đĩa chủ yếu là nhạc phổ thông, nhạc thịnh hành.  Các hãng đĩa không làm việc thiện.  Họ muốn bán thật nhiều đĩa và không bao giờ nghĩ đến việc bảo tốn truyền thông dân tộc.  Các hãng đĩa ở Việt lúc bấy giờ là công ty nước ngoài.  Theo một cách nhìn họ "bóc lột" hay "khai thác" nhạc dân gian của một nước nghèo để kiếm tiền.  Gọi việc này năm 1929 bằng tên tư bản chủ nghĩa hay thực dân chủ nghĩa thì cũng đúng.

Tranh ở trên là quảng cáo / avertissement / advertisement theo nghĩa của Oxford English Dictionary:
To make generally known by means of an announcement in a public medium; spec. ... to describe or present (a product, service, or the like) in order to promote sales. (Để làm cho đại khái được biết đến qua việc báo cáo qua phương tiện công cộng; chính xác ... để mô tả hay trình bày (một sản phẩm, dịch vụ, v.v.) với mục đích đề xướng lương hành hóa được bán.)
Trong bức tranh ở trên đĩa than như mặt trời - một mặt trời đen chói lỏi.  Nó tỏa ra làn sóng âm thanh như mặt trời tỏa ra hơi nóng và ánh sáng.  Người phụ nữ ngồi trên một vòng (cũng là đĩa than?) lơ lửng trên mây.  Người phụ nữ ấy gảy đàn nguyệt - song lúc bấy giờ rất hiếm khi có nữ nhạc công thu đĩa.  Như vậy giới tính ở đây không mô tả nghệ sĩ chơi đàn mà lại biểu lộ một cách thưởng thức nhạc.  Nhạc này là một thứ đẹp, lịch thiệp, mềm mãi và quyến rũ.  Song tranh quảng cáo cũng thể hiện một không khí huyền bí - cái mặt trời đen, cái vòng lơ lửng trên mây - như việc nghe nhạc này cho người nghe vào một vũ trụ khác.  Tất nhiên là một vũ trụ hấp dẫn hơn vũ trụ hàng ngày.

Cái huyền bí có thật.  Việc nghe âm thanh qua một máy hát thực là một điều huyền diệu.  Có lẽ các nghệ sĩ Sán Nhiên Đài và rạp Văn Minh được rất quen thuộc với người nghe.  Hay người nghe không bao giờ có điều kiện nghe các vị nghệ sĩ ấy.

Các nghệ sĩ, các gánh hát được đề tên thành ngôi sao của một thời (với người đọc báo, mua và nghe đĩa).  Và nếu các đĩa này còn hiện hữu thì các nghệ sĩ ấy vẫn được đàn và hát cho chúng ta nghe.

14 tháng 11, 2014

Lửa trái tim Anh (Your Heart's Flame) - Xuân Miên (1965)

(Tặng anh chị No-man Mo-ri-xơn--đôi vợ chồng rất tâm đắc và hòa hợp trong một lý tưởng cao đẹp)
Dedicated to brother and sister Norman Morrision--a husband and wife who are heart-felt and in agreement in the highest ideal)

Đưa ba con về lại Ban-ti-mo,
Taking your three kids back to Baltimore,
Vầng trán chị sáng ngời niềm kiêu hãnh;
Your brow brilliant with pride
Lời của chị vang lên như thép lạnh
Your words resound like cold steel
Treo trên đầu lũ quỷ phố U-ôn.
Upon the heads of the ghouls of Wall Street.

Buổi vĩnh biệt, tâm hồn còn chảy bỏng
At your departure, soul still ablaze
Lửa tim anh và lửa--môi anh
The flame of your heart and the flame--of your lips
Anh trao cả Tình-Yêu, Cuộc sống
You present both Love, and Life
Trong hôn yêu hứa hẹn, tâm tình.
In a loving kiss of promise and feeling
Anh chọn chết chính vì yêu cuộc sống
You've chosen death because you love life
Muốn sống cao hơn cái sống tầm thường.
You want to live higher than an ordinary life.
Đem cả chết chặn bàn tay Thần Chết
Bring death to check Death's clutches
Thắp giữa lòng người ngọn lửa yêu thương
To light in people's hearts a fire of love
Yêu thương sao miền Nam đương chiến đấu
With so much love for the South in its struggle
Thôn xóm chìm trong bom, lửa giết người.
Villages and hamlets buried in the bombs and fire that kills
Thương xiết bao những thanh niên Mỹ
Feeling so, so much for the young American men
Bị đầy đi chết nhục ở xa xôi.
Pushed to die in dishonor far away
Yêu cuộc sống nguyện làm cây đuốc sống.
Loving life you pledge to become a living torch
Làm trái bom nổ xé mắt quân thù.
Making bombs that tear at the enemy's eyes
Như Đan-kô moi trái tim rực lửa
Like Danko pulling out his flaming heart
Anh rạch con đường đi đến Tự do.
You hack a route to Freedom.
-- Ê-mi-li ơi! Hãy mang ngọn lửa
-- Oh Emily! Bear this flame
Và niềm tin cha tiếp cho con
And the faith of your father continues to you
Cùng với Nhân dân là Thần công lý
Together with the People it's a Spirit of justice 
Xét xử bọn người lái súng Giôn-xơn!
Bring Johnson's arms' dealers to trial!
... Đưa ba con về lại Ban-ti-mo,
... Take your three children back to Baltimore,
Vầng trán chị sáng ngời niềm kiêu hãnh:
Your forehead is radiant with so much pride:
Lửa trái tim anh đang thành sức mạnh
The flame in your heart is becoming strength
Đốt cháy quân thù trên trận địa Việt-nam
To burn up the enemy on Vietnam's battlefield.

5-11-1965


Hãy so sánh Norman Morrison với nhân vật Đankô / данко trong truyện thuyết của Gorky.  Đankô là một chàng trai vô tích sự nhưng dũng cảm trong một bộ lạc bị đầy vào rừng rậm không lối thoát.  Chàng trai ấy rút tim từ ngực mình để làm đuốc soi đường ra khỏi rừng hiểm hóc này.  Cả bộ lạc được cứu thoát rồi Đan-kô chết.  Đoàn cuối của cốt chuyện là:
Đoàn người vui sướng và tràn đầy hy vọng, không nhận thấy Đankô đã chết và không thấy trái tim can đảm của anh vẫn cháy bừng bừng cạnh xác anh. Chỉ có một người vốn tính cẩn thận nhận thấy điều đó và sợ xảy ra chuyện gì không hay, liền dẫm chân lên trái tim kiêu hãnh ấy … Trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm. (nguồn: Len Forum)
Tất nhiên Đankô và Morrison đều sử dụng đến lửa.  Ý của nhà thơ Xuân Miên là trái tim Morrison cũng soi đường.  Nhưng để cứu ai?  Nước Việt có đủ can đảm, đủ sức để tự chống ngoại xâm.  Morrison thì không chống ngoại xâm, mà lại chống sự chết - "Đem cả chết chặn bàn tay Thần Chết." Morrison muốn làm một ngọn đuốc để người Mỹ biết đến việc bất công mà nhà nước Mỹ làm nhân danh cho mình.

Có lẽ cái điều chung chủ yếu của Morrison và Đankô là họ "muốn sống cao hơn cái sống tầm thường."  Nghĩa là cải hai người tự hy sinh để làm việc có ý nghĩa.  Dù không phải là chiến sĩ, nhưng vì mình còn trẻ và có ý cao cả thì cũng chết như một chiến sĩ, một liệt sĩ.

Câu chuyện của Gorky đặt câu hỏi - một người nhân đức dũng cảm có được xã hội nhận ra?  Câu trả lời "không."  Đankô không chỉ không được nhận ra, mà cũng bị cố ý chà đạp và bỏ quên.  Trường hợp của Morrison có phải như thế không?

Xuân Miên viết đến "niềm kiêu hãnh" của vợ chồng Norman Morrison: "Vầng trán chị sáng ngời niềm kiêu hãnh: / Lửa trái tim anh đang thành sức mạnh."  Tôi nghĩ nói như thế về sự "kiêu hãnh" là rất rẻ tiền - kiêu hãnh là làm việc để có ích cho mình, làm "tự hào về giá trị của mình" (Từ điển tiếng Việt - Nxb Đà Nẵng / Trung Tâm Từ Điển Học, 2007). Vợ chồng Morrison chỉ muốn có ích cho hòa bình.  Họ muốn thành sức mạnh theo lối bất bạo động (nonviolence).

Đankô và Morrison đều không muốn "đốt cháy" ai.  Họ sẵn sàng trả giá là đời của họ để cứu đồng bào mình và nhân loại.

tấm ảnh Huế chụp từ trên không (2/1969) - Sheelagh Field Collection

Link to Slide
Cố đô 1 năm sau Tết Mầu Thận

Lăng Minh Mạng


Lăng Khải Định


nguồn ảnh: Sheelagh Field Collection, Vietnam Center and Archive