Mới đây tôi được biết đến sáchThought Reform and the Psychology of Totalism; A Study of "Brainwashing" in China (New York: Norton, 1961). Sách này được viết về tình hình xã hội ở Trung Quốc thời cộng sản chủ nghĩa của Mao Trạch Đông. Ông tạo ra một danh sách về cách phương pháp của chế độ cộng sản ở Trung Quốc áp dụng, nhưng nhiều xã hội, phe, giáo phé khác có thể sử dụng đến các phương pháp này. Các phương pháp cũng khá quen thuộc ở Việt Nam. Sau đây tôi dịch một bài wikipedia tóm lại các ý kiến của Lifton:
Sách Cải tạo tư tưởng và tâm lý của chủ nghĩa cai trị toàn mặt: Nghiên cứu về "tẩy não" ở Trung Quốc của Lifton viết năm 1963 là một công trình nghiên cứu về các kỷ thuật cưỡng bức mà ông đặt tên là cải tạo tư tưởng hay "tẩy não," dù ông thích tên trước. Những người khác cũng đã đặt tên "quyền hành tâm trí". Lifton tường tận miêu tả tám phương pháp mà ông nói rằng đã từng được sử dụng để thay đổi tâm trí con người trái ý của mình.
1) Quyền hành hoàn cảnh - Quyền hành về thông tin và truyền thông.
2) Vận động thần bí - Vận động bằng mánh khóe những điều được kinh qua mà có vẻ như là tự phát nhưng thực ra được dự định và điều khiển.
3) Đòi hỏi sự trong sạch - Thế giới được coi là đen trắng và các thành phần luôn luôn được cổ vũ là phải thích nghi với tư tưởng của công động và chiến đấu để tự hoàn thiện mình.
4) Thú tội - Tội lỗi, theo công động đặt nghĩa, phải được thú nhận cho người giám sát của mình hoặc công khai cho công động.
5) Khoa học linh thiêng - Học thuyết hay tư tưởng của công động được coi như là chân lý cơ bản, nằm ngoài các cảm tượng hoài nghi hay tranh luận.
6) Khuynh hướng ngôn ngữ - Công động giải thích hay dùng đến các từ hay nhóm từ bằng những cách mới làm cho thế giới bên ngoài không hiểu được.
7) Học thuyết là hơn con người - Kinh nghiệm cá nhân của từng thành phần phải làm bé nhỏ trước khoa học linh thiêng và các loại kinh nghiệm trái ngược phải được phủ nhận hay giải thích lại để đáp ứng với tư tưởng của công động.
8) Xét xử về sống chết - Công động hưởng đặc quyền để quyết định những ai được quyền sống hay và những ai thì không được quyền sống.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét