Hạnh phúc như đôi chim uyên tung bay ngập trời nắng ấm.
Happiness is like a pair of lovebirds plunging into the warm sunlight.
Hạnh phúc như sương ban mai long lanh đậu cành lá thắm.
Happiness is like the early morning dew glittering upon dark leaves.
Tình yêu một thoáng lên ngôi, nhẹ nhàng như áng mây trôi, dịu dàng như ánh trăng soi êm êm thương yêu dâng trong hồn tôi.
Love in a flash ascends the throne, lightly like a drifting cloud, gracefully like moonlight shining softly, love rising in my soul.
ĐK:
Nghe như chim trời phiêu lãng, theo mây trời lang thang rong chơi cùng năm tháng.
Feeling like a bird drifting through the heavens, following the wandering clouds, rambling through months and years
Ôi, đêm đêm cùng tiếng hát cho vơi niềm thương nhớ còn gì cho ước mơ.
Oh, every night with an incomplete song, does longing amount to anything for my dreams.
Người hỡi, cho tôi quên đi bao nhiêu kỷ niệm xa xưa.
Oh my dear, let me forget the many distant memories.
Người hỡi! cho tôi quên đi bao nhiêu mộng đẹp nên thơ
Oh my dear! let me forget the many beautiful, idyllic dreams
Tình yêu đã chết trong tôi,
Love has died inside me.
Nụ cười đã tắt trên môi, chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi, cô đơn bơ vơ, tiếng hát lạc loài.
Smiles have been extinguished from my lips, there remain only nagging regrets, loneliness, a song gone astray.
Giữa tháng 6 năm ngoái tôi được mời tham dự một chương trình ở Cà phê Thứ Bảy đường Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn. Nhạc sĩ Dương Thụ có ý mời Nguyễn Ánh 9 đến đàn piano. Tất nhiên Nguyễn Ánh 9 không đến vì sức khỏe không được tốt, nhưng nhạc sĩ Bảo Chấn có mặt và cũng đệm piano cho một vài ca khúc Nguyễn Ánh 9 trong chương trình. Hình như tên nam ca sĩ là Nhật Quang hát hai bài ca "Cô đơn" và "Buồn ơi chào mi."
Bảo Chấn ứng tác nhạc đệm theo phong cách "nửa cổ điển" mà tôi cứ tưởng là ba phần tư cổ điển. Trước khi ông Chấn lên sân khấu có một cô biểu diễn tác phẩm của Edvard Grieg và tôi cứ đánh giá cuộc biểu diễn này theo tiêu chuẩn nhạc cổ điển tây phương. Tôi nghe bài "Cô đơn" như là một bài lieder kiểu cổ điển Đức thế kỷ 19. Tất nhiên "Cô đơn" không thể nào so sánh với một kiệt tác của Schubert. Nhưng Schubert cũng hay phổ những bài thơ không sâu xa lắm, nhưng dễ gảy cảm xúc với người nghe. Lời ca của bài ca "Cô đơn" cũng như thế. Lời ca bài "Cô đơn" thật giản dị nhưng đầy cảm tính (như lời thơ mà Schubert phổ).
Ngày 2 tháng 8 2015 tôi cũng được gặp và phỏng vấn Nguyễn Ánh 9 lần duy nhất. Tôi nhận thấy một con người giản dị như các bài ca của ông. Trong kinh nghiệm tôi, các nhạc sĩ sáng tác kiêm nhạc công chuyên nghiệp rất dễ gần, dễ nói chuyện. Những người đó rất thực tế, không đề cao mình.
Bài ca "Cô đơn" được sáng tác trong những năm hậu đổi mới - sớm nhất là năm 1990. Nhiều năm sau 1975 ông không tham gia âm nhạc thành phố vì ông phải kiếm sống cho gia đình. Ông cho là sau 1975 ông mới bắt đầu sáng tác nữa năm 1990, và các bài mới bắt đầu được hát lại từ năm 1991. Tôi biết từng có hai ca sĩ hải ngoại Ý Lan thu bài "Cô đơn" trên băng đĩa năm 1992 (Ý Lan hát bài "Cô đơn" cho chương trình Dấu vết tình ta 3 (Diễm Xưa 44) và Khánh Hà hát bài này trên đĩa Hãy yêu như chưa lần nào). Tôi không biết bài "Cô đơn" được thu thanh hay biểu diễn ở Việt Nam trước 1992?
Lời ca "Cô đơn" khởi đầu với niềm hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc ấy thật mỏng manh là chim tùng bay, là sương ban mai, là áng mây trôi. Trong điệp khúc thì hạnh phúc không còn ổn - nó rong chơi, nó hát cho vơi. Đến phiên khúc 2 thì mối tình ấy thành "kỷ niệm xa xưa." Như vậy "Tình yêu đã chết trong tôi."
Lời ca này cũng sang trọng, nhưng không gì phức tạp khó hiểu đâu. Nó tiếp tục phong cách nhạc của Sài Gòn trước 1975 là thời vàng son của nhạc phổ thông Việt Nam. Giai điệu của "Cô đơn" cũng dễ thuộc và lên cao điểm với lời "thoáng" trong phiên khúc 1 và lời "chết" trong phiên khúc 2. Như vậy giai điệu cũng "vẽ" cảm xúc - hạnh phúc = thoáng, tình yêu = chết.
Video trên thu hình hai bàn tay Nguyễn Ánh 9 đàn đệm ca khúc "Cô đơn" cho Ánh Tuyết hát. Hai nghệ sĩ nghiêm tục phải thể hiện nghệ thuật của mình trong không khí của dân tự nhiên Hà Nội la hét ở phía sau.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét