Ancient musical instrument of Viet-Nam / Đàn cổ Việt Nam
Chinese Classical Theater / Hát bộ
Class in Musical Instruction - Lớp học âm nhạc
Playing Ancient Vietnamese musical instruments - Chơi các đàn cổ Việt Nam
Singing the Harvest Song - Hát bài ca được mùa
The Symphony Under the Stars - Dàn nhạc giao hưởng dưới sao đêm
Traditional Vietnamese Instruments - Các đàn truyền thống Việt Nam
Traditional Vietnamese Theater - Sân khấu truyền thống
nguồn: Datebook - American Women's Association of Saigon (1960) [Sổ nhật ký Hội Phụ nữ Mỹ Sài Gòn], từ George E. Gray Collection, Vietnam Center and Archive.
Đây là các tấm ảnh tuyên truyền cho nước Việt Nam Cộng Hòa. Như thế không thành vấn đề. Thời nội chiến thì khó tránh điều ấy. Một điều chắc chăn hơn là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chưa lần nào cho phổ biên một tấm ảnh nào cả mà không phải là tấm ảnh tuyên truyền.
Các tấm ảnh này được chọn lọc cho người xem là các phụ nữ Mỹ có mặt ở Việt Nam năm 1960. Nhóm tạo ra quyển sổ này muốn giới thiệu những nét văn hóa tinh hoa của người Việt và muốn chứng minh rằng các nét văn hóa tinh hoa có mặt ở nước Việt Nam Cộng Hòa.
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho rằng văn hóa thuần tuý của dân tộc Việt bị tiêu diệt ở miền Nam. Chỉ còn văn hóa thực dân hay văn hóa đế quốc hay văn hóa lai căng.
Các tấm ảnh như "Chơi các đàn cổ Việt Nam" và "Bài ca được mùa" trông như được sắp xếp rất kỹ. Nhưng không sao - phong cách sắp xếp như thế cũng là truyền thống.
Chắc ít người biết đến dàn nhạc giao hưởng ở Sài Gòn. Hình như nhạc giao hưởng ở Sài Gòn không được nhà nước bảo trợ như ở Hà Nội, như vậy không được sinh hoạt nhiều. Nhưng một điều chắc chăn là Sài Gòn từng có nhạc giao hưởng và các dàn nhạc ấy đã giới thiệu những tác phẩm của các nhạc sĩ Hải Linh, Vũ Thành và Nghiêm Phú Phi.
Cái tấm ảnh chụp ở phòng thu âm cũng rất đặc biệt. Chắc đây là phòng thu thanh của đài phát thanh với một dàn nhạc dân tộc.
Chúng ta còn biết rất ít về đời sống văn hóa của nước Việt Nam Cộng Hòa.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Tôi đang có 1 tranh cãi với bạn mình về ca khúc hoài thu do ca sĩ Thanh thúy trình bày có phải là bolero hay không. Bạn tôi gần như mặc định tất cả nhạc vàng đều có giai điệu bolero, còn tôi thì không nghĩ như vậy. Tôi hoàn toàn không biết gì về nhạc lý, nhưng theo kinh nghiệm nghe nhạc của mình thì phần hòa âm này có một mang hơi hướm blue. Anh nghe thử và có thể cho tôi một lời giải đáp được không?
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Hoai-Thu-Thanh-Thuy/IW6IIZF8.html
"Hoài thu" vốn có nhịp fox moderato. Link âm thanh mà bạn gửi bị hỏng rồi. Nhưng tôi sưu tầm được âm thanh của Thanh Thúy hát bài "Hoài thu" trước 1975. Theo tôi nghĩ Thanh Thúy hát bài hát ấy theo nhịp cha cha cha hay gọi là mambo cũng được. Nói là Thanh Thúy hát có màu sắc blues cũng không nhầm. Cái điệu vọng cổ và điệu blues có những nét giống nhau. Các kèn saxo, clarinet chơi các mô típ jazz/blues trong bản thu thanh này.
Tôi cho rằng từ nhạc vàng là một từ vô nghĩa. Tôi nghĩ rằng bạn của bạn coi tân nhạc nào mà có nét dân gian miền Nam (như cải lương / vọng cổ) là nhạc vàng. Song nếu nghĩ đúng theo lịch sử thì "Thiên thai" cũng là nhạc vàng. Chế độ Mao Trạch Đông phát hiện khái niệm nhạc màu vàng là các loại nhạc không tranh đấu cho chủ nghĩa cộng sản.
Tôi cũng cho rằng Thanh Thúy là một ca sĩ tân nhạc rất độc đáo có một phong cách mà không thể nào lầm lẫn với bất cứ ca sĩ nào khác. Tôi rất thích giọng hát Thanh Thúy.
Cảm ơn anh đã giải đáp câu hỏi của tôi. Tôi cũng biết nguồn gốc của từ nhạc vàng ( trái ngược là nhạc đỏ, nhạc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản) là 1 từ chẳng đẹp đẽ gì. Hiện nay, từ này được sử dụng khá thông dụng và từ nghĩa tiêu cực nó đã chuyển thành nghĩa tích cực, rất nhiều người nghĩ từ vàng như là gold, như là châu báu hơn là nghĩa tiêu cực như nó vốn mang. Tôi thì cho rằng từ ngữ là do con người đặt ra, nếu con người có thể áp đặt cho nó nghĩa tiêu cực thì cũng có thể xoay chuyên để nó trở thành tích cực, quan trong chẳng phải ở tên gọi mà chính bản chất, như ở đây là những ca khúc xưa bị gắn mác nhạc vàng. Tốt thôi, cứ gọi là nhạc vàng hay bất cứ thứ gì mà họ có thế áp đặt, thì những ca khúc này cũng chẳng mất đi giá trị một chút nào, thậm chí nó còn tác động trở lại, làm cho từ nhạc vàng thay đổi hoàn toàn nghĩa gốc, trở nên đẹp đẽ và tích cực.
Quên mất 1 điều: tôi rất mừng khi biết anh cũng thích giọng ca của Thanh Thúy. Tôi luôn yêu thích chất giọng khàn trầm, buồn và liêu trai này. Sau này có 1 ca sĩ giọng trầm hát nhạc xưa (tất nhiên là khác với giọng Thanh Thúy) mà tôi cũng rất thích là Ngọc Anh với bài không tên cuối cùng, giết người trong mộng, ướt mi, sang ngang,... anh thử nghe xem.
Đăng nhận xét