đăng ở trang web
BBC Tiếng Việt (10 tháng 11 2014)
Một tác phẩm nghệ thuật thuộc về quyền sở hữu của ai? Trả lại cho đơn giản là nó thuộc về tác giả. Song cái đơn giản không hẳn là đúng. Các tác phẩm cũng phu thuộc vào một thời, một bối cảnh xã hội, một nước, một dân tộc. Các tác giả cũng nhờ vào các tác giả và tác phẩm đi trước, nhờ vào những hoàn cảnh nằm ở trong đời sống ngoài mình.
Một yếu tố quan trọng của quyền sở hữu là cái ý niệm về sự xác thực. Một mặt của sự xác thực là luật pháp. Trước bộ luật lệ ai được coi là người / nhóm người / công ty / tổ chức mà có tác quyền? Nghĩa là ai nộp giấy tờ chứng minh rằng mình đứng lên xác nhận mình là tác giả và sau đó sẽ hưởng lợi ích và chịu trách nghiệm về tác phẩm ấy.
Định nghĩa từ xác thực cho chính xác là "đúng với sự thật" (
Từ điển tiếng Việt - Nxb Khoa học Xã hội - TT Từ điển học, 1994). Chữ "sự thật" thì phức tạp hơn. Sự thật có nghĩa như "điều phản ánh đúng hiện thực khách quan." Cái khách quan thì nhiều lần khó biết đến. Còn sự thật cũng có mặt chủ quan.
Nhìn bài ca "Nỗi lòng người đi" với con mắt của pháp luật thì pháp luật rất rõ. Nhạc sĩ Anh Bằng đã nộp giấy tờ kiểm duyệt cho bài ca "Nỗi long người đi" từ ngày 15 tháng 4 1967. Từ 25 tháng 8 2012 Cục Nghệ thuật Biểu diễn ở Việt Nam cũng nhận ông là tác giả nữa.
Một sự thật khác là sự tiếp thu của bài hát này. "Nỗi lòng người đi" mới đến với thịnh giả từ năm 1967. Nếu có người nghe biết bài hát ấy trước năm đó thì chỉ là một số người rất ít. Một sự thật khác là nếu bài ca này đã được giới thiệu trong những năm 1954-1956 thì nó sẽ nổi như côn. Song lúc đến với thính giả năm 1967 thì "Nỗi lòng người đi" cũng nổi lên.
Tại sao? Vì nó phù hợp với tâm trạng của bất cứ người Việt bắt phải đi xa người tình mình, và cụ thể hơn nó phù hợp với tâm trạng của hơn một triệu dân di cư vào miền Nam. Bài hát ấy đúng với sự thật khách quan - thuở ấy đã có người gốc Hà Nội không được sống ở miền quê thương yêu và bên cạnh người thân bởi vì người Việt đang đánh nhau. Nó cũng đúng với sự thật chủ quan là có nhiều con người có những thương tiếc nhớ riêng về một người khác nào đó.
Lúc mà hòa bình đến thì chiến tranh chưa thực sự hết. Người Việt vẫn coi những người Việt khác như kẻ thù. Và bài ca "Nỗi lòng người đi" triệt để bị cấm phổ biên trên đất Việt. Nhưng nó cũng đúng với sự thật của người tị nạn Việt ở hải ngoại và với những người bị giam mất tự do ở trong nước Việt.
Tôi đã mới đến với bài ca "Nỗi lòng người đi" qua trí nhớ của
Lộc Vàng. Nếu người đọc chưa biết đến Lộc Vàng, Nguyễn Văn Lộc là một người Hà Nội chính gốc sống ở Hà Nội bị tù từ 1968 đến 1976 vì nghe và hát nhạc tiền chiến và nhạc miền Nam. Ông và bạn bè của ông nghe trộm đài Sài Gòn rồi chép lời ca để hát với nhau. "Nỗi lòng người đi" là một trong những bài ca mà ông và các bạn của ông hát với nhau.
Một chi tiết thú vị nữa là Lộc Vàng là ca sĩ đầu tiên hát bài ca này trên sân khấu Nhà Hát Lớn Hà Nội. Ngày 12 tháng 9 1968 Đỗ Nhuận làm đại diện cho Hội Nhạc Sĩ Việt Nam mời Lộc Vàng, Toán Xồm và Thành Tai Voi hát và đàn cho khoảng 20 chuyên viên âm nhạc muốn tìm hiểu nhạc "màu vàng." "Nỗi lòng người đi" là một trong những bài ca được hát tại Nhà Hát Lớn ngày đó. Nhờ vậy Đỗ Nhuận được đăng các nhận xét như sau:
Trong số những bài hát đó, cũng có bài nói đến tình yêu trai gái, như bài "Nỗi lòng người đi". Không cần bàn đến việc yêu đương đó, chúng ta chỉ nói đến một vài điểm trong toàn bộ nội dung bài hát. Từ đầu chí cuối, bài hát toát ra một bạc nhược hoàn toàn, một tâm tư cô độc, tuyệt vọng, ngơ ngác, sầu tủi, nghi ngờ của một thanh niên bạc nhược. Thực chất là một cách phản tuyên truyền của bọn tâm lý chiến, muốn gieo rắc sự bi quan ảm đạm vào lứa tuổi thanh niên, làm cho họ mất phương hướng nhắm mắt trước thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc ("Tính chất phản động của nhạc vàng," Văn hóa Nghệ thuật số 6 năm 1972, 39).
Đỗ Nhuận chắc nói đúng là ca khúc "Nỗi lòng người đi" phù thuộc vào tâm lý chiến của miền Nam. Anh Bằng từng sáng tác nhiều bài ca có mục đích như thế. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng Đỗ Nhuận ngầm về hiệu quả của bài ca này. Nghe bài ca này người nghe vẫn được một niềm tin dâng lên tình cảm và tinh thần của người nghe.
Vì công của Lộc Vàng và bạn bè thì "Nỗi lòng người đi" cũng được thành phổ biên cho một thành phần xã hội ngầm kín ở miền Bắc trong thời chiến tranh. Tôi đã được nói chuyện với một người Hà Nội khác kể rằng ông và bạn bè từng hát bài "Nỗi lòng người đi" và một số ca khúc miền Nam khác để tiễn bạn đi bộ đội vào chiến trường ở miền Nam.
Như thế một sự thật khác là bài ca "Nỗi lòng người đi" cũng là một bài tiêu biểu cho những người đang sống ở Hà Nội cảm thấy như Hà Nội thành xa lạ với mình. Còn nữa đây cũng là một bài ca của những người lính Hà Nội vào chiến trường miền Nam.
--------------------------------------------------------
Nói đến sự xác thực của một tác phẩm nghệ thuật thì một điều nhất định là mình phải đề cập đến đời sống riêng của tác giả. Có lẽ tác phẩm ấy phản ánh những người thật, việc thật. Trong những năm gần đây thì chúng ta được biết đến chuyện đời của cặp người tình Hà Nội bị chia ly vì nước Việt bị chia cắt năm 1954 là Khúc Ngọc Chân và Nguyễn Thu Hằng. Câu chuyện này được kể đến trang của một số tờ báo Việt Nam. Tôi nghĩ rằng chưa có đủ tư liệu để chứng tỏ chuyện này có thật hay không.
Tuy nhiên,
nếu sự thật là Khúc Ngọc Chân là tác giả sáng tác ca khúc này năm 1954 thì sự kiện lịch sử rất là không công bằng cho ông Chân. Nếu như thế thì bài ca của ông chỉ mới được phổ ở miền Nam từ năm 1967 (và cũng thành phổ biên ở phía bắc vĩ tuyến 17 nhờ những nghe trộn các đài Sài Gòn). Song, lúc bấy giờ ông Khúc Ngọc Chân đứng lên nhận mình là tác giả của bài hát này sẽ rất không tiện cho ông. Ông sẽ mất chức, có lẽ ông sẽ mất quyền tự do nữa. Nhưng Anh Bằng đứng lên nhận tác phẩm không có nghĩa là Anh Bằng không trả giá nào trong đời. Ông có điều kiện thực hiện ca khúc này cùng thời mà ông đã mất quyền sống ở miền quê của mình, phải di cư vào miền nam và lập lại một đời sống mới cho mình.
Một điều nữa là chúng ta (là những người thích bài ca "Nỗi lòng người đi" và cho rằng bài ca ấy có giá trị) phải công nhận rằng Anh Bằng rất là có công. Ông có điều kiện cho bài ca này được phổ biên một cách rất lịch sự và trau chuốt từ nam chí bắc. Nhờ ông mà bài ca này được "để đời." Giá như Khúc Ngọc Chân muốn được giới thiệu ca khúc này thì phải đợi đến những năm 1990. Một ca khúc của một tác giả vô danh độ 60 tuổi chắc đã không đến đâu trong thị trường âm nhạc, mặc dù bài hát ấy có phẩm chất nghệ thuật cao. Anh Bằng không xuất bản ca khúc này thì trái đất này đã thiếu ca khúc này. Nếu Khúc Ngọc Chân được công nhận là cha đẻ, thì Anh Bằng vẫn là bố nuôi. Một người bố nuôi đàng hoàng như thế cũng phải có quyền theo pháp luật. Theo một cách nói khác Anh Bằng (và công động người Việt di cư, tị nạn) được một bài ca, nhưng mất Hà Nội. Khúc Ngọc Chân được Hà Nội, nhưng mất một bài ca. Thế nào là giá cả cao hơn?