Tôi đang bước đi trên dãy phố hẻo lánh
I'm walking along rows of out of the way streets
Nơi thời thơ ấu, có bàn tay của người cha già dắt lối...
A place of my youth, with my old man's hands guiding the way
Nơi những giọt mồ hôi của mẹ, bán bưng tan phiên chợ chiều
A place with drops of my mother's sweat, hawking goods at the breaking up of the day market
Rồi có một ngày, chàng trai gặp một cô gái
Then one day, a lad met a lass
Chàng bỏ quên sau lưng bao kí ức của thời ấu thơ
He left behind so many memories of youth
Rồi lạc lõng, rồi muộn phiền, rồi gục ngã trên biển đời sâu thăm thẳm
Then lost his way, then sorrow, then fell down in the depths of life's ocean
Thấy gì? Được gì? Thế thôi cuộc đời vẫn trôi
What do you feel? What have you got? So, life still flows on
Còn gì? Tìm gì? Thế thôi cuộc đời vẫn trôi
What's left? What do you seek? So, life still flows on
Nhọc nhằn, nhọc nhằn, kiếp sống không nhà
Weary, weary, a homeless existence
Áo cơm, xứ xa, đôi chân giờ mỏi mệt
Food and clothing, far away lands, two feet now worn out
Cha ơi, mẹ ơi, con mơ điều giản dị
Oh dad, oh mom, I have a simple dream
Nắm tay, hát ca, cho con được trở về
Take my hand, sing, let me come home
Nhiều lúc cũng buồn, nghĩ thêm nước mắt lại trào giữa đêm
Often I'm sad, giving it more thought tears overflow in the middle of the night
Tìm người năm xưa ngồi lại, đến nay chỉ còn nhớ thương
Seeking someone of years past, sitting, now it's only longing
Một ngày mỏi mệt, đến khi phải nằm xuống thôi
A day worn out, until you can only lay down
Đất khô, khói hương, sớm mai chỉ là tiếc thương
Dry earth, incense smoke, tomorrow is only regrets.
Một người bạn FB đề nghị tôi tìm hiểu đến ban nhạc Quái Vật Tí Hon. Tôi phải cám ơn bạn ấy vì tôi rất thích nhạc này. Không phải tôi thích tất cả các bài hát trên album "Đường về" nhưng tôi rất ủng hộ hướng đi của ban nhạc này.
Đây là nhạc rock, nhưng khác với một phần lớn các ban nhạc rock ở Việt Nam đây không phải là rock nặng, rock la hét. Chắc rock nặng hợp gu với nhiều người rocker ở Việt Nam nhưng tôi thích những kiểu rock đa dạng hơn. Ca sĩ của nhóm Quái Vật Tí Hon cũng có một giọng ca ngọt, đầy truyền cảm.
Một nét khác của rock Việt gây thác mác cho tôi là nội dung ca từ nặng về đạo đức, tính giáo dục - cái thái độ đen trắng, vượt qua, v.v. Đối với tôi các ca từ rock hay nhất cũng lắm lần khó xác định ý nghĩa đến mức có thể coi như nhập nhằng, tối nghĩa. Ca từ nhập nhằng đòi hỏi nhiều hơn ở người nghe. Tất nhiên ý nghĩa ca từ kiểu này không có nét đen trắng rõ rệt.
Một điều thú vị nữa về ban nhạc Quái Vật Tí Hon là cách làm giai điệu. Lâu năm với nhạc trẻ Việt Nam thì giai điệu kén ca từ - các lời ca phải tuân theo những giai điệu với các nốt đơn, từng lời một nốt, ít tô điểm. Nhất là với những giai điệu theo phong cách nhạc pop rock quốc tế với các thang âm điệu trưởng, điệu thứ có nhiều chụm nốt hàng xóm. Các ca khúc của ban Quái Vật Tí Hon thì khác. Ca từ kén giai điệu một cách phú hợp và nghe rất tự nhiên. Tức là có nhiều chỗ các giai điệu cũng có chất ngâm thơ, tụng kinh nhưng không tựa vào một hệ thống truyền thống.
Nhạc trong bài ca "Cho con được trở về" gây lên một không khí kỳ ảo. Đầu bài ca có chỉ có đàn synthesizer nhỏ tiếng (nghe "goth" một chút) lặp lại một chụm hợp âm đi xuống hơi nghịch tai với một đàn ghi ta chơi hợp âm rài. Ngay trước khi giọng ca vào có vài nốt ghi ta điện tử đến bàn đạp wah-wah.
Dù các ca từ có lẽ đã kể đến những kỷ niệm thật, nhưng vì không khí nhạc này tôi có cảm giác như các ca từ biểu lộ một tâm trạng nửa thật nửa ảo. Những "dãy phố hẻo lánh" phản ánh những cảm giác băn khoăn. Người kể chuyện còn là đứa bé nhỏ thấy lạc loài, nhưng phải dựa vào người "cha già" đưa đến chốn. Là một người được trưởng thành rồi nhưng người ca hát vẫn bị ám ảnh nhiều năm sau. Một hình ảnh ám ảnh nữa là những "giọt mồ hôi của mẹ." Thời thơ ấu mẹ là nguồn an ủi, người nhỏ bé thấy khó tách rơi mẹ. Mẹ mình thấy khó khăn thì tất nhiên gây một ấn tượng lớn.
Theo một cách nhìn đơn giản "Cho con được trở về" là một thất tình ca. Một "chàng trai gặp một cô gái" - "rồi muộn phiền, rồi gục ngã" cứ tìm đến "người năm xưa." Nhưng tôi nghĩ rằng ca từ có một tư cách tìm tòi sâu xa hơn. Người kể chuyện này đã dấn thân bước vào đời nhưng đời không ban ơn cho người đó bị "nhọc nhằn" trong một "kiếp sống không nhà." "Không nhà" cũng có thể là ẩn dụ với nghĩa là chưa xây được một tổ ấm? Tại "cô gái" ấy? Không gian ảo-thực này cũng kéo dài khi người đó suy nghĩ đến tình trạng của mình - người đó hình như không "thấy," "được," "còn," hay "tìm" gì. "Thế thôi cuộc đời vẫn trôi" là như chí khí mình bị liệt.
Vậy người kể chuyện muốn được về nhà mà theo tôi nghĩ là về với mẹ (dù trong ca từ người ấy đều kêu "cha ơi" và "mẹ ơi."). Theo một cách suy nghĩ về tâm lý học thì mọi người xuất phát từ cái ý thức ấu trĩ (infantile consciousness) là chỗ được ôm ấp, thuộc người me. Một người mẹ dành hết cho con, là nơi nương náu, là một tình trạng nguyên thủy thiên nhiên. Việc bước vào đời biểu lộ tham vọng lên dần một mức ý thức cao hơn để cạnh tranh với thế giới có cách loài cảnh nguy hiểm và cám dỗ. Đi vào thế gian có nghĩa phải trải qua nỗi cô đơn, phải chấp nhận sự bất bất hòa, bất ổn. Vậy mình cũng lâm vào các kiểu đau khổ, khó nhọc (nhọc nhằn), kể cả điều ác. Thường lệ là người cha là kẻ chỉ lối lên ý thức đầy đủ hơn này.
Như nhà tâm lý học Erich Neumann viết "Chừng nào là ý thức của cái tôi ấu trĩ còn yếu và cảm thấy sự căng thẳng của sự tồn tại của mình là nặng và khó chịu, cùng thời mà tình trạng ngái ngủ được như một điều thích thú khoái cảm, nó chưa phát hiện ra cái thực tế và tính riêng biệt của chính mình" (So long as the infantile ego consciousness is weak and feels the strain of its own existence as heavy and oppressive, while drowsiness and sleep are felt as delicious pleasure, it has not yet discovered its own reality and differentness - Erich Neumann, The Origins and History of Consciousness, R.F.C. Hull dịch từ tiếng Đức (Pantheon Books, 1954), tr. 16).
Khi về phía "đại mẹ" (greater mother) thì mình cũng đầu hàng trước số phận, chấp nhận chết một cách vô danh - "phải nằm xuống thôi." "Đất khô, khói hương" chắc có nghĩa là chết, chôn trong đất. Khô là không xanh tươi là hết nuôi dưỡng - nhưng thân mình cũng thành chất bổ làm cho đất màu mỡ.
Nhưng dấn thân bước vào đời cũng có nghĩa là tìm đến ánh sáng, đến sự hiểu biết - đi về cõi mẹ nghĩa là về đêm, với sự vô tri. Vậy nhân vật của bài ca cảm thấy thất bại trong đời chỉ muốn "mơ điều giản dị" là "cho con được trở về." Nói cho đơn giản là người đó chọn một lối đi từ ánh sáng về đêm. Nhưng hát về những đau khổ trong đời không có ý nghĩa là thất bại mãi. Có lẽ nguồn khó khăn ấy chỉ là "cô gái" ấy làm cho đời mình có vẻ như một sự sụp đổ xung quanh mình. Đây là cảm giác của một người "mỏi mệt" chắc cảm thấy mình quá yếu để đối phó với các khó khăn trong đời. Mong được về thời ấu thơ là phản ứng bình thường.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét