tr. 230 - Sáng sớm hôm sau, chúng tôi từ Suối Rút bắt đầu ra đi. Đồng bào biết trước nên đã dậy sớm, đứng chục ở trước nhà và hai bên đường, tiễn đưa nhau bằng mắt nhưng đã nói lên rất nhiều. Chúng tôi đồng ca bài "Tiến lên quân hồng" giữa những tiếng dây xích rung rủng rẻng và Tây lính bao quanh.
Early the following morning, we began to leave from Sinking Creek. Our compatriots already knew and awoke early, standing by the dozens in front of the building and both sides of the street, we saw each other off with meaningful looks. We sang as a group "Advance Red Soldiers" midst the sound jangling chains and the French soldiers around us.
tr. 232-3 - Nó [tức thiếu úy Pháp tên là Đơ] ra lệnh cho binh lính không được nói chuyện với chúng tôi và mới đầu, cấm chúng tôi hát. Tuy vậy, theo kế hoạch đã định, chúng tôi cần phải tuyên truyền cho những binh lính áp giải và những dân cư dọc đường mà một trong những phương tiện hiệu nghiệm nhất là hát. Ban ngoại giao của chúng tôi nói cho thằng Đơ biết là để cho chúng tôi tự do hát thì vừa vui nhịp đều bước vừa quên những mệt nhọc đi, rồi chúng tôi cứ hát. Những bài hát cố nhiên toàn là những bài hát cách mạng, trong đó có bài lấy binh lính làm đối tượng tuyên truyền. Những binh lính đi đường cũng mệt mỏi như chúng tôi và cũng bị bọn Tây, đội đe dọa nên rất thông cảm với chúng tôi. Nhân đó, chúng tôi rủ rỉ nói chuyện, nói cho họ biết chúng tôi là người thế nào, vì cớ sao phải / đánh Tây để giải phóng dân tộc và hiện nay phong trào đấu tranh cách mạng đương dâng lên như thế nào, trong đó có cả những binh lính giác ngộ tham gia. Chỉ vài ngày sau, phần nhiều anh em binh lính đã trở nên những bạn đồng hành chí thiết với chúng tôi. Họ còn thuộc cả những bài hát cách mạng và vắng mặt thằng Đơ thì cùng hát nhịp với tôi. Những quản, đội người Việt thấy cũng phải lờ đi. Ngoài những lúc hát thông thường, đoàn mỗi khi đi qua một nơi dân cư đông đúc hay một thị trấn nào, chúng tôi lại đồng thanh hát để hấp dẫn người nghe. Nhiều người xúm lại xem, chúng tôi tranh thủ giải thích được câu nào hay câu ấy.
He [a French 2nd lieutenant named "De"] ordered the soldiers not to talk with us, and at the outset forbade us to sing. Nevertheless, according to our prepared plan, we needed to propagandize the soldiers escorting us and the inhabitants along the road and one of the most effective means was to sing. Our diplomacy committee told that dumbass "De" that by letting us sing freely we would stay in step and forget about our fatigue, so we kept singing. The soldiers were as tired as we were and were also threatened by the French and the sergeant, so they sympathized with us. On that basis, we conversed with them in whispers, told them what kind of people we were, why we were fighting the French to liberate the race and nowadays how the revolutionary movement was rising, and among them some of the soldiers came to their senses and participated. Only a few days later most of the soldiers became our close traveling companions. The learned our revolutionary songs by heart and when that dumbass "De" was gone they sang along with us. The sergeant and adjutant had to look the other way. Outside of the ordinary times we sang, every time our detachment passed a place crowded with inhabitants or some town, we sang in one voice to attract listeners. As many gathered to listen, we made efforts to explain this sentence or that.
Trần Huy Liệu, "Xuân nở trong tù," trong Hồi Ký (Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 1991) - viết 15-2-1964.
Đoạn hồi ký này viết về thời kỳ tháng 1-2 năm 1940 lúc Trần Huy Liệu và các nhà tù chính trị khác chuyển từ Hà Nội đến Sơn La. Họ vừa đi vừa hát - nhưng hát những bài gì? Trần Huy Liệu nhắc đến một bài là "Tiến lên quân hồng." Chắc đây là bài ca mà mọi người bây giờ gọi là "Cùng nhau đi hồng binh." Có những tư liệu khác với đầu đề khác là "Bài hồng quân hành khúc" (xem Thơ ca cách mạng 1925-1945, Hoàng Thị Đậu biên soạn (Hanoi: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1973), 194-5) hay với đầu đề "Hồng binh" (xem Tổng luận về văn học cách mạng (1925-1945), tập 31 của Tổng tập văn học Việt Nam: bộ phận văn học viết từ thế kỷ X đến năm 1945, tổng biên tạp, Hồng Chương (Hanoi: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1981), 630-631) hay một đầu đề nữa là "Hồng quân ca," (xem bài thơ "Ra về nhớ bạn" của Nguyễn Văn Hoan soạn năm 1936 trong Tiếng hát trong tù, tập 1, Võ Văn Trực biên soạn (Hanoi: Nhà xuất bản Thanh Niên, 1973), 154-15).
Năm 1940 Việt Nam gần như chưa có thể loại ca khúc hành quân như các ca khúc của Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Đỗ Nhuận và Văn Cao. Và nếu đã có thì chẳng bài nào được phổ biên ở nhà tù. Các nhà tù chính trị hay hát những bài và làn điệu truyền thống đặt lời mới, những bài ca Trung Quốc đặt lời mới, hay hát những bài ca chủ nghĩa cộng sản quốc tế như "L'internationale," "Bandiera rossa," và "Rote Front." "Cùng nhau đi hồng binh" chỉ được biết đến qua truyền khẩu. Bài ca này với nhiều đầu đề cũng có lẽ mới được ghi ra lần đầu đến năm 1958-9 ("Bản phổ ký âm hiện đang lưu hành là do nhạc sĩ Đỗ Nhuận ghi khoảng năm 1958-1959, trước đây, chi hát truyền miệng" xem Âm nhạc mới Việt Nam: Tiến trình và thành tựu (Hà Nội: Viện Âm nhạc, 2000), 132). Phải mãi đến cuối thập niên 1970 mà bắt thấy tên Đinh Nhu xuất hiện với bài ca này.
Trần Huy Liệu và Đinh Nhu là đồng bào bị kham ở tù Nghĩa Lộ những năm 1944-5. Trần Huy Liệu nhắc đến Đinh Nhu hai lần trong bài hồi ký "Nghĩa Lộ khởi nghĩa, Nghĩa Lộ vượt ngục," (Hồi ký, tr. 278-339, viết 17 tháng 3 năm 1946) nhưng Trần Huy Liệu không hề biết Đinh Nhu là nhạc sĩ soạn "Cùng nhua đi hồng binh." Tôi nghĩ rằng các nhà tù chính trị thời bấy giờ chưa có ý thức về khái niệm "nhạc sĩ sáng tác." Họ ca hát theo kiểu dân gian (dù là giai điệu "ta," "Tàu," hay "Tây"). Cùng thời các nhạc sĩ sáng tác những năm từ 1938-1956 chưa biết, và chưa có ý thức về những bài ca có chất truyền miệng dân gian như "Cùng nhau đi hồng binh." Tên bài hát này không được nhắc đến trong tạp chí Văn Nghệ thời kháng chiến chống Pháp.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét