Mới đây (mồng 1 tháng 9 2010) có một bài báo rất lạ xuất bản trên báo Lao Động với đầu đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh với bài Quốc ca Việt Nam." Trong bài báo này có nhiều thông tin về quốc ca Việt Nam mà tôi chưa được biết đến. Tôi thấy ngạc nhiên vì tôi có bỏ cũng nhiều sức để tìm hiểu về đề tài này.
Tác giả bài báo này mới tiết lộ những chi tiết như:
1) Hội nghị quốc dân đã có một ban tuyển chọn quốc ca.
2) Ban này trình lên ba bài ca để Chủ Tịch Hồ Chí Minh lửa chọn là "Cùng nhau đi hồng binh" (theo tác giả là bài của Đỗ Nhuận soạn), "Diệt phát xít" của Nguyễn Đình Thi và "Tiến quân ca" của Văn Cao.
3) Bài này cũng giải thích những lý lẽ tại sao Hồ Chí Minh chọn "Tiến quân ca" và không chọn hai bài khác.
4) Rồi Hồ Chí Minh có sửa chữa ca từ "Tiến quân ca" tại chỗ làm cho bài ca này được "chính xác hơn, đẹp hơn và đáp ứng yêu cầu của bài Quốc ca Việt Nam."
Tôi chưa hề thấy bằng chứng nào để chứng minh các điệu trên, và nếu có thì tôi rất muốn thấy những tư liệu ấy. Tác giả bài báo này có tựa bài viết này vào tư liệu là lời kể của hai nhạc sĩ Văn Cao và Lê Mây. Văn Cao thì đã qua đời (nhưng có viết về chuyện này), Lê Mây (tức Trần Huy Trân) thì sinh năm 1936 thì không thể nào là người trong cuộc.
Mới đây chính phủ Việt Nam có xuất bản Văn Kiện Đảng Toàn Tập - tôi phải thú nhận rằng tôi chưa có điều kiện trả bộ tư liệu này để xem có thông tin nào về quá trình chọn quốc ca Việt Nam. Nhưng tác giả bài báo cũng không trích dẫn thông tin nào từ tư liệu này.
Trần Huy Liệu có viết một bài hồi ký "Đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào," (Tập san Nghiên cứu Lịch sử 17 (tháng 8 1960)) không đề cập đến các chi tiết ở trên.
Theo Văn Cao thì đúng là Hồ Chí Minh chọn bài quốc ca - "Ngày 13 tháng tám năm 1945, Bác Hồ đã chọn bài "Tiến quân ca" làm quốc ca cho Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" ("Cảm xúc về quốc ca," Nhân dân 16 tháng 8 1981, tr. 2).
Suốt thời kháng chiến chống Pháp quốc ca Việt Nam có giữ lời ca nguyên bản như "Thề phanh thây uống máu quân thù." Một tư liệu chứng minh điệu này là tập ca khúc Tiến quân ca: Gồm 6 bản nhạc chọn lựa (Nam Định: Hoà Bình, 1955) của Đoàn Thanh Niên Việt Thành phố Nam Định biên soạn năm 1955 - sách có số VV59.00647 ở Thư Viện Quốc Gia Việt Nam.
Những lời mới mà tác giả bài báo đã cho là của Hồ Chí Minh soạn lúc tháng 8 1945 mới được nhận là ca từ chính thức của Quốc ca Việt Nam vào năm 1956 - xem "Báo cáo của Bộ Tuyên Truyền về quốc kỳ, quốc ca, quốc huy," Nhân Dân 17 tháng 9, 1956. Văn Cao cũng có viết "Nhớ lại năm 1955 tôi cùng với đồng chí Tố Hữu sửa lại bài 'Tiếng quân ca'" ("Cảm xúc về quốc ca"). Là Văn Cao và Tố Hữu sửa chữa lời ca của Quốc ca, không phải Hồ Chí Minh. Và họ làm việc này năm 1955 chứ phải là năm 1945.
Về cuộc thi chọn quốc ca chưa được bằng chứng - người ta đề nghị "Diệt phát xít" cũng hợp lý. Bài ca này đã được phổ biến lúc bấy giờ - có lẽ phổ biến hơn "Tiến quân ca." Cả hai bài thuộc về sự kiện quan trọng của thời ấy - là sự cai trì của hai chính phủ Pháp và Nhật cả hai đều là phát xít. Như Văn Cao viết - ông sáng tác bài này để đáp yêu cầu soạn "một bài ca cho khoá quân chính kháng Nhật" ("Cảm xúc về quốc ca").
Bài thứ ba là "Cùng nhau đi hồng binh" thời Hội nghị được thì phổ biến rất ít. Lúc sớm nhất tôi có thấy tên bài ca này được đăng trên giấy tạp chí / sách / báo nào là trong bài viết của Đỗ Nhuận "Âm nhạc với cách mạng tháng tám và kết quả thắng lợi" (Văn Nghệ 15 (tháng 8 1958)). Nếu bạn đọc nào có biết đến thông tin nào về bài ca này được đăng sớm hơn, xin cho tôi biết.
Năm 1995 nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý có viết: "Còn hiện tượng 'Cùng nhau đi hồng binh' của Đinh Nhu, dẫu có được xác nhận là là đã ra đời từ năm 1930 và thành tư liệu lịch sử, nhưng thực tế thì đời sống của nói vào thời ấy còn ẩn khuất..." Rồi ông viết tiếp: "Nói thêm một chút về bài "Cùng nhau đi hồng binh": mãi đến năm 1957 khi Hội Nhạc sĩ Việt Nam ra đời..., thú thật trong giới nhạc sĩ chúng tôi hồi đó chưa có ai đã biết bài 'Cùng nhau đi hồng binh.' Một hôm anh Đỗ Nhuận - Tổng thư ký đến họp Ban Chấp hành mới thông báo: có một đồng chí cán bộ lão thành phát hiện với ngành nhạc trường hợp bài 'Cùng nhau đi hồng binh,' nói là của Vương Gia Khương (chứ không phải là Đinh Nhu như bây giờ) đã sáng tác trong thời gian ở tù." (xem "Đôi điều bàn luận," Âm nhạc số đặc biệt chào mừng Đại hội lần thứ 5 (1995), 46-7).
Tôi nghĩ rằng bài ca "Cùng nhau đi hồng binh" không thể có mặt tại Quốc dân đại hội tháng 8 1945. Nếu có bằng chứng nào khác trái với ý tôi thì tôi rất muốn biết.
Đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh được vẻ vàng rồi. Vai trò lịch sử của bài "Tiến quân ca" cũng rất vẻ vàng. Tại sao ghép cả hai một cách không căn cứ?
a circle
1 giờ trước
1 nhận xét:
Lạ nhỉ. Em đã chuyển thắc mắc này tới anh Vũ Mạnh Cường (blog VMC), phó TBT báo Lao Động xem có thể trao đổi với tác giả được không.
Đăng nhận xét