trích Lưu Quang Vũ. Di Cảo (TPHCM: Nxb Lao Động, 2008)
1-3-1963 (tr. 12)
Nghe bố nói chuyện về chèo - xem minh họa - Cụ Mầm đóng hề thánh thật. Xem 2 nữ diễn viên Đoàn Kim Lan hát và múa trích đoạn. Đẹp và hay - Vốn chèo của dân tộc ta quý, trữ tình và lạc quan thật.
I heard father speaking about chèo - see it illustrated - Old man "Sprout" plays the clown with real flair. Saw 2 actresses of the Kim Lan Troupe sing and dance excerpts. Pretty and nice - our people's chèo is precious, lyrical and quite positive.
2-6-1963 (tr. 18)
Đọc lại bài thơ của mình, một điểm yếu quá rõ ràng: lời dễ dài, hình ảnh chưa sâu. Cần tìm tòi hơn. Tối xem Lưu Bình Dương Lễ.
Re-read my poem, there's a very evident weakness: the words are undemanding, images not yet deep. Got to research more. Tonight seeing Lưu Bình Dương Lễ.
16-5-1965 (tr. 150)
Hôm nay gặp L khi mình đi ngắt những chùm hoa tím đẫm nước mưa... Tối đi xem chèo Kim Nham - Xúy Vân.
Today I met L as I went to pluck bunches of rain-dampened purple flowers... Tonight seeing the chèo Kim Nham - Xúy Vân.
18-9-1965 (tr. 178)
Tối ra phố Hải Phòng, không ngờ qua rạp Tháng Tám lại thấy Đoàn chèo Hà Nội đang diễn ở đấy, diễn cả vở Tấm Cám của bố nữa, nhưng tối nay là đang diễn "Sợi tơ vàng" vở chèo mình đã xem rồi, xem với mẹ ở rạp Đại Nam, gặp bác Văn Chi, bạn của bố trong buồng vé, mừng quá, lấy hai chỗ cho mình và Lập xem. Từ khi đi bộ đội, đây là lần đầu mình ngồi trong một rạp hát. Vở chèo đã xem rồi với những anh chị diễn viên vẫn đến chơi nhà mình và quen mình, gợi cho mình nhớ lại một thời êm ấm cũ ở Thăng Long. Nhưng hôm nay, nghe lại những điệu hát chèo, với tư cách là một anh bộ đội gìn giữ Tổ quốc.
Xem được mấy đoạn đầu rồi phải về. Anh bộ đội hy sinh hơn mọi người ở chỗ đó. Vào buồng vé chào bác Văn Chi.
Đêm náo nức không làm sao ngủ được.
Tonight out on Hải Phòng's streets, unexpectedly passing the August Theater I saw the Hà Nội chèo Troupe was performing there, in fact performing father's Tấm Cám play, but tonight they were performing "A Golden Thread" a chèo play that I'd already seen, saw it with mother at the Great South theatre, met uncle Văn Chi, father's friend in the ticket office, it was great, he got two places for Lập and I to watch. Since I went soldiering, this is the first time I've sat in a theatre. I've seen this chèo play before with these performers who have visited my home and know me, called up in me memories of a peaceful time in Thăng Long. But today I listening again to these chèo melodies, now as a soldier preserving the Fatherland.
Watched a couple of acts then had to go home. A soldier boy must make more sacrifices than others in that regard. Went in the ticket office to greet uncle Văn Chi.
At night I was excited, couldn't sleep.
Lưu Quang Vũ không phải một người thanh niên bình thường xem chèo - bố là Lưu Quang Thuận là một nhà viết kịch và cũng là một soạn giả chèo. Với Lưu Quang Vũ xem chèo là một sinh hoạt không lạ gì cả. Lưu Quang Vũ cũng là kiểu thanh niên giỏi và đặt những ước vọng cao cho chính mình, đòi hỏi nhiều ở mình. Coi thơ của mình (viết năm 1963, lúc 15) chưa hay, nhưng coi chèo là cái gì nào đó cao cả. Là một đứa lãng mạn nữa đi ngắt hoa - 17 tuổi vẫn mê xem chèo là một nghệ thuật có chất lãng mạn (gọi là trữ tình cho hợp thời đại). Đi bảo vệ đất nước vẫn còn tình cảm với chèo, bảo vệ nước là bảo vệ chèo phải không? Đến xem chèo là nhớ đến gia đình ở Hà Nội.
Năm 1993 đi xem chèo rất dễ. Một đêm tôi xem một vở chèo ở rạp Hồng Hà - khán giả đến xem đông. Vở kịch và cách diễn rất thú vị. Năm ngoái đi chơi với Dương Thụ và Trần Tiến cũng được nghe một số diễn viên địa phương hát vài điệu chèo tôi cũng thấy đam mê luôn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét