25 tháng 5, 2024

18 giờ 06 chương trình tấu dương cầm do Bà Phạm thị Lạc Nhân thực hiện (1970)

(Kỷ niệm 200 năm sinh nhật của Nhạc sĩ Bethoven [sic] 16-12-1970)
-- Sonatine do Phạm thanh Thủy độc tấu.
-- Danse Villageoise do Đào Bích Vân độc tấu.
-- Rondo do Trần thị Thu Oanh độc tấu.
-- 1 ère Bagatelle do Nguyễn Quỳnh Chi độc tấu.
-- 2 ère Bagatelle do Phạm Thị Thanh Mỹ độc tấu.
-- Ecoszaisas [sic] do Nguyễn Phúc Vĩnh Nghiêm độc tấu.
-- Manasi [sic] do Yên Chi và Diễm Chi trình tấu 4 tay.
-- Menuet do Vũ Đình Phúc độc tấu.
-- Sonate en la B Mal do Lê Thị Phương Dung độc tấu
-- Sonate en Fa Mal do Từ Muối Muối độc tấu
-- Sonate A Thérèse do Hồ Thị Thế Vân độc tấu.
-- Sonate clair do luneg [sic] do Nguyễn Diễm Phương độc tấu

nguồn: Đuốc Nhà Nam 16 tháng 12 1970

Chương trình này kết thức lúc 18:50 rồi Thời sự quốc tế bắt đầu.

Ludwig van Beethoven sinh 16 tháng 12 1770, như vậy chương trình được thể hiện đúng là sinh nhật 200 của ông nhạc sĩ này. Chương trình được trình diễn qua làn sóng vô tuyến truyền hình Việt Nam Cộng Hòa cho toàn quốc xem. Các nghệ sĩ là học sinh của giáo sư Phan Thị Lạc Nhân dạy dương cầm ở trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn.

Lúc bấy giờ miền Nam Việt Nam, nước Việt Nam Cộng Hòa, chỉ có hai kênh vô tuyến truyền hình. Một kênh hoàn toàn là chương trình Mỹ bằng tiếng Anh. Như vậy kênh vô tuyến truyền hình duy nhất phát thanh bằng tiếng Việt đã dành 44 phút cho 13 học sinh dương cầm làm kỷ niệm cho Ludwig van Beethoven một nhạc sĩ Đức thế kỷ 19 rất là đặc biệt.

24 tháng 5, 2024

École de Vinhlong (Trường Vĩnh Long) - Ph. Nadal (1931)

bẩm vào ảnh để làm to hơn

nguồn: Indochine Française - La Cochinchine (Exposition Coloniale Internationale, Paris 1931) (Saigon: P. Gastaldy, 1931).

Đây là thế hệ của Lưu Hữu Phước (sinh năm 1921) lớn lên ở Cần Thơ (không phải là Vĩnh Long). Năm 2024 có trường nào ở Việt Nam mở lớp dạy các nhạc cụ này?

12 tháng 5, 2024

Statuts de la Société Philharmonique de Hanoi (Điều lệ của Hội Nhạc kịch Hà Nội) (1926)

Statuts de la Société Philharmonique de Hanoi (Hanoi: 1926)

Article Premier

L'Association fondée, en 1889, sous le nom de Société Philharmonque de Hanoi, est destinée à répandre et à cultiver le goût de la musique.

Elle a son siège à Hanoi, boulevard Francis-Garnier, sa durée est illimitée.

Article 2

Les principaux moyens d'actions qu'elle emploie sont:

L'acquisition, l'étude et la vulgarisation d'oeuvres musicales et artistiques;
L'organisation d'auditions musicales, de concerts, de soirées artistiques ou choréographiques...

Article 3

La Société est placée sous le haut patronage des Chefs civils et militaires de la Colonie, auxquels est décerné le titre e Président d'Honneur: le Gouverneur général, le Général commandant en chef, le Résident supérieur.

Article 4

L'Association comprend:

1o des membres bienfaiteuers;
2o des membres sociétaires;
3o des membres participants;
4o des membres exécutants.

...
Les membres exécutants sont ceux qui, sociétaires ou non, sont agréés par le Conseil d'administratin, sur l'avis de la Commission d'études, après avoir justifié devant elle de connaissances musicales ou artistiques suffisantes, ils sont dispensés du droit d'entrée et du payement de la cotisation. Ils peuvent recevoir des indemnities.



Điều lệ của Hội Nhạc kịch Hà Nội (Hà Nội: 1926)

Điều khoản thứ nhật

Hiệp hội được thành lập năm 1889 với tên Hội Giao hưởng Hà Nội nhằm mục đích truyền bá và trau dồi sở thích về âm nhạc.

Nó có trụ sở chính tại Hà Nội, đại lộ Francis-Garnier, thời hạn hoạt động không giới hạn.

Điều khoản thứ hai

Các phương tiện hành động chính sử dụng đến là:

Việc mua, nghiên cứu và phổ biến các tác phẩm âm nhạc và nghệ thuật;
Việc tổ chức các buổi nghe âm nhạc, buổi hòa nhạc, buổi tối nghệ thuật hayvũ đạo...


Điều khoản thứ ba

Hiệp hội được đặt dưới sự bảo trợ cao của các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của Thuộc địa, những người được trao danh hiệu Chủ tịch danh dự: Toàn quyền, Tổng tư lệnh, Thượng nghị sĩ.

Điều khoản thứ tư

Hiệp hội bao gồm:

1o thành viên ân nhân;
2o thành viên liên kết;
3o thành viên tham gia;
4o thành viên điều hành.

...
Thành viên biểu diễn là những người dù là thành viên hay không được Hội đồng quản trị chấp thuận theo lời khuyên của Ủy ban nghiên cứu, sau khi chứng tỏ được đầy đủ kiến ​​thức về âm nhạc hoặc nghệ thuật, họ được miễn quyền tham gia và thanh toán phí tham gia biểu diễn. Họ có thể nhận được tiền bồi thường.

5 tháng 5, 2024

Đại-hội Ca-nhạc (Hà Nội, 1953)


Đúng 9 giờ rưỡi sáng ngày 5-7-53
Tại nhà HÁT LỚN thành-phố
do hội Bảo-Trợ Học-sinh nghèo và đài Phát-thanh Hà-nội tổ chức

Ngày đua tài quyết liệt của những ca-sĩ nam-nữ thanh-thiếu-niên đầy hứu hẹn cho cự phát-triển của âm-nhạc mới VIệt-Nam, lựa chọn trong số gần 200 tài-tử đã dự cuộc thi hát tại đài Phát-thanh Hà-nội.

Một ngày đáng ghi trong lịch trinh tiến-hóa của nền âm-nhạc nước nhà mà tất cả Hà-thành thanh-lịch cùng tha-thiết với văn-hóa không thể bỏ qua.

Giá vé từ 10$ đến 40$.

nguồn: Tia Sáng 27 tháng 6 1953, 2.


Nguyễn Trương Quý viết về sự kiện này trong quyển Một thời Hà Nội hát: Tìm cũng không ngờ làm nên lời ca (2018).