Những tầng lớp lao động, bình dân họ thích nghe cải lương, xem tuồng tích, kịch dân gian. Còn vấn đề nghe nhạc, rất khoá chuyện tình "Lan và Điệp" "Hàn Mặc Tử," "Đồi Thông Hai Mô" ... nghĩa là bài hát phải có cốt chuyện càng éo le trắc trở, nhiều nước mắt càng dễ gây ấn tượng hơn!? Thật tình mà nói, vì trình độ dân trí còn hạn chế, những dòng nhạc "bác học," "hiện đại" là món ăn chưa quen với những người có cái dạ dày chỉ thích nghi với mắm muối, dưa cà!
...
Nhạc Boléro thường viết về quê hương, tình yêu, thân phận. ... Nhạc tình Boléro có "ướt" mà không "ác," có ủy mị nhưng là thứ ủy mị đầu trần chân đất, chớ không phải là lòe loẹt phấn son, gấm vóc lụa là.
...
Với trào lưu tốc độ hóa, hiện đại hóa, đã vô tình ngăn dòn chảy Boléro vốn hiền từ như một con khe, con suối rồi chăng?
...
Vẫn trên đường đi tìm kiếm, chắc một ngày không xa, Boléro (những bài hát cũ) sẽ được các ca sĩ hát lại. Mong lắm thay!
nguồn: "Tội nghiệp Boléro!" [tháng 12 1999], trong Tội nghiệp Boléro!: Tạp bút, phỏng vấn ̣(Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn nghệ, 2005), tr. 70-79.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét