28 tháng 6, 2017

"Quên cách yêu" (Forgetten How To Love) - Khánh Đơn (2013?)

Từ bao lâu không thấy nhớ em đã không nói yêu thương một ai
For so long I have not missed you, I have not spoken of love to anyone
Sợ câu chia tay hay nước mắt rơi đêm đêm đầm đìa trên gối
Fearing words of parting or falling tears that fall nightly moist upon a pillow
Từ khi anh bước ra đi em không muốn nhớ điều gì
Ever since you left I don't want to remember anything
Mà vết thương trong em vẫn đau đấy thôi
And the wounds inside still hurt, that's all

Để quên anh em đã cố quên những năm tháng bên anh buồn vui
To forget you, I've tried to forget the months and years with you, happy and sad
Nụ hôn trên môi hay cái nắm tay bên nhau ngọt ngào khi ấy
A kiss on the lips or holding hands sweetly back then
Mà em quên trái tim em vẫn còn cần lắm yêu thương
And I've forgotten that my heart still needs a lot of love
Nhưng vì anh từ lâu tình yêu với em thật bình thường
But because of you, loving for me is just so so

Từ lúc anh đi vội vàng em bàng hoàng em giật mình em hoang mang
Since you left so quickly, I was just stunned, was startled, was confused
Là lỗi do em hay là do anh đã đổi thay âm thầm
Was the fault with me or with you and your secret changes
Em càng níu tay anh thì anh lại càng buông tay
The more I clung closely the more you let go
Để cho em chơi vơi giữa đời quá đắng cay
Leaving me hanging in a life too miserable

Từ đó em không còn cười em lạnh lùng em chẳng buồn em không vui
Since then I no longer smile, I'm cold, not happy, not sad
Học cách quên anh theo thời gian trôi cũng đã quên anh rồi
Learned how to forget you with the passing of time I've forgotten you
Nhưng rồi trái tim em giờ đây chẳng thể yêu anh
But now my heart couldn't love you
Quên được anh em cũng quên cách để em yêu một người
Able to forget you I also have forgotten how I could love someone


Nói về kinh tế thì chắc bài ca "Quên cách yêu" là một trong những bài ca thành công nhất của thế kỷ 21 đến bây giờ.  Trong bài của Nguyên Minh, "Nhạc Việt 2014 ẩn dưới những con số," (Thể Thao & Văn Hoa 2 tháng 1 2015) có danh sách các nhạc sĩ Việt được hưởng tiền tác quyền nhiều nhất.

Đứng thứ hai trong danh sách là nhạc sĩ Khánh Đơn. Năm ngoái, Khánh Đơn là nhạc sĩ nhận tiền tác quyền cao nhất cho ca khúc Quên cách yêu (164 triệu) ...
Một bài ca được khán giả đón nghe nhiều như vậy phải phản ánh một thực tế nào đó của một thành phần xã hội Việt Nam.  Tôi được biết đến nhạc sĩ Nguyễn Khánh Đơn khi nghe bài ca "Mặc kệ người ta nói" trước đây hơn 10 năm.  Đó là một trong những bài ca bị xếp vào loại "nhạc gây sốc" mà tôi từng tìm hiểu đến.

Nhạc của Khánh Đơn được phục vụ nhu cầu nghe của người trẻ - chắc từ tuổi 10 đến tuổi 18.  Tôi đoán như vậy.  Và các bài ca kiểu này (có hằng trăm được sản xuất mỗi năm) đều nói đến những khó khăn trong tình yêu.  Thông điệp của "Quên cách yêu" là vì "anh bước ra đi" em không thể nào hạnh phúc nữa.  Lạnh mành hay không, thông điệp này hợp với tâm trạng của nhiều người của thế hệ này.  Thực ra đây là một thông điệp rất bình thường trong nhạc thị trường bốn phương và muôn thuở.


Cái MV / music video hiện nay là yếu tố then chốt để một bài ca được thành phổ biến. Xem phim này thì mới biết rằng chàng trai ấy "bước ra đi" trước một xe tải và bị đập chết luôn.

Cảnh phim video này rất êm đềm và thơ mộng, như vậy chắc không phản ánh thực tế của ai cả. Nhưng ký ức lắm lần được thơ mộng hơn thực tế.  Chỉ có hai người, không có đám đông. Hai người ăn mặc đẹp như vậy trông khá giàu có, nhưng đi lại bằng xe buýt công cộng và xe đạp. Có phải video này xây nên một vũ trụ theo ước vọng của khán giả?

Có vài điều lạ nữa.  Hình như video này được quay ở Trung Quốc - xem chữ trên xe búyt ở dưới.

"Quên cách yêu" cũng được phát hành bằng tiếng Trung Quốc với tên "忘了爱" (Vong liễu ái).  Tôi không được bài ca này được khán giả Trung Quốc đón nghe nhiều không?

Một điều lạ nữa là cặp tình nhân trông như sinh đôi - cải hai trông androgynous (có tính nét vừa nam vừa nữ), cả hai nhuộm tóc như nhau, tóc hơi ngắn của một cô gái, hơi dài cho một chàng trai.

25 tháng 6, 2017

Địa ngục trần gian - trong triển lãm cải cách ruộng đất - Tượng của Song-Văn và Văn-Hòe (1955)











Tượng của Song-Văn và Văn Hòe
từ trên xuống dưới từ trai sang phải
-- Điạ chủ Bang (xã Xuân Hòa Vĩnh Phúc) hiếp chị Hiệp có mang rồi đá chị trụy thai (2 ngày sau chị chết). Nó còn đá chết 1 em bé và 30 nông dân khác.
-- Địa chủ Nguyễn Văn Điều (xã Quỳnh Thanh - Nghệ An) dùng gậy dâm mù mắt chị Sách, vì chị ốm không làm được.
-- Địa chủ Vũ Văn Tá (xã Hùng Sơn -- Thanh Hóa) dùng dinh hai dâm chết 57 người, đánh chết và bị thương 500 người.
-- Địa chủ Trạch (xã An-Trạch -- Quảng Bình) đã tập trung hàng trăm người cho tay sai báo, giết 136. Anh Đĩnh du kích, bị nó bắt, lấy kiếm chém làm nhiều khúc.
-- Địa chủ Bách (xã An Trạch -- Quảng Bình) quỵt tiền công ở 12 năm của anh Liên vu cho ăn cắp bắt anh trèo lên thang ôm bó nứa, đạp đổ thanh cho nứa cắt nát người.
-- Địa chủ Lối và tay sai (xã Sơn Động -- Vĩnh Phúc) dùng dao giết anh Quyền du kích.
-- Địa chủ Tuân (xã Quỳnh Tái -- Nghệ An) vu cho ông Liên ăn cắp ván, treo ngược ông lên, nung đỏ lưỡi cày áp vào bụng. Khi thả ra ông đi được 2 bước rồi chết.
-- Địa chủ An (xã Minh Thành -- Nghệ An) tro8 em Thưởng cho vào cối giã, vì em không làm vừa ý nó.
-- Địa chủ Bồn (xã Phú Lâm -- Thanh Hóa) làm lý trưởng đã bắt 3 chiến sĩ cách mạng, dùng móc sắt vào mồm treo lê sà nhà tra tấn.


nguồn: Văn Nghệ #91 20 tháng 10 1955, tr. 1.

Scars of Independence

Tôi vừa đọc xong quyển Scars of Indepedence: America's Violent Birth [Vết sẹo của độc lập: Sự ra đời bạo lực của nước Mỹ] của Holger Hoock (New York: Crown, 2017).  Giáo sư Hoock là một nhà sử gốc Đức, như vậy ông được nhìn lịch sử Mỹ từ bên ngoài.

Đối với tôi, đây là lần đầu tiên tôi thấy một nhà sử coi chiến tranh cách mạng Mỹ như một cuộc nội chiến.  Lúc bấy sống ở Mỹ có hai phe chống lại nhau là phe patriots [ái quốc] và phe loyalists [trung thành - nghĩa là trung thành với đề quốc Anh].  Phe patriot đồng hơn phe loyalist, nhưng cả hai đều là lực lượng đáng kể.

Cuộc chiến tranh này cũng có sự tham gia của nước khác.  Tất nhiên nhóm loyalist là đồng minh của nước Anh và bên ấy cũng được đấu tranh chung với lính thuê của vùng Đức quốc và người da đỏ của bộ lạc Iroquois.  Nhóm patriot được sự bảo trợ của đề quốc Pháp.  Cuộc chiến này phụ thuộc vào một chiến tranh toàn cầu có sự tham gia của nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Lan, Ấn Độ và Nam Dương.

Trong sách của ông Hoock điều nổi bật nhất đối với tôi là hai phe chung một dân tộc, chung một giòng máu đánh nhau một cách khốc liệt - họ giết nhau, tra tấn nhau, chiếm tài sản của nhau một cách ác liệt quá.

Ở nhà trường và trong trí nhớ chung của dân Mỹ, chúng tôi chỉ nhớ đến tính cao thượng của các cha thành lập nước Mỹ [founding fathers].  Ý chí tìm đến tự do và độc lập của các vị ấy cũng rất đáng quý.  Ở nhà trường và sách sử cuộc chiến tranh này là một cuộc cách mạng, một một chiến để giành độc lập và chống một đề quốc. Nhưng ở đằng sau có người Mỹ không chung một lý tưởng đánh và giết nhau một cách khinh khủng.

24 tháng 6, 2017

Một chỗ trên ô tô buýt (A Place On The Bus) - Thanh Tâm Tuyền (1964)

Tặng Nguyễn
Dedicated to Nguyễn

Buổi chiều vào chật khoang xe. Ðèn thắp lên. 
Evening crowding into its hold. The lights turn on
Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài 
The roar of the engine becomes a long laugh
Mưa xuống bên ngoài, ngoài cửa sổ. Những bàn tay níu lấy vòng sắt lạnh 
Rain is falling outside, outside the window. Hands cling to cold iron hoops
Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau 
Every day we stand next to each other not knowing each other
Thân mật ngó lên mái tóc rối nền trời khuya 
Intimately peering over tousled hair in a midnight sky
Ngó vào mắt hoang xa dòng sông không bờ 
Peer into corrupted eyes, rivers without a bank
Sau một ngày làm việc em mơ về khói ấm khuôn mặt riêng 
After a day at work you dream of warm steam, an individual face
Tôi nghĩ về cuộc đời thầm thầm hàng ngày 
I think of a murky life every day
Trên những thành ô tô buýt người ta xô chạm vô tình 
Upon the bus-fortresses where people bump and push without intent
Tôi bám chặt cửa xe xin một chân đứng 
I stick fast to the door, ask for a place to stand
Nhớ đến chúng bạn: một người bên Xóm Cỏ một người ngoài Phú Thọ 
Think of us friends: one from Grass Hamlet, one out in Phú Thọ
Muốn gặp nhau mang cảm tình qua hai chặng đường len giữa đám ồn ào 
Wanting to meet to bring our sympathies past two stretches of road midst a noisy crowd
Chuyến xe buýt chạy trong buổi chiều. Trời mưa, mưa ngoài châu thành 
The bus runs through the evening. It rains, rains outside the city
Không tìm thấy bến không đỗ lại 
Seeing no dock, no place to pull over
Vai áo đã ướt đầy 
The shoulder of my shirt is completely soaked
Tóc em rét mướt 
Your hair is very cold
Một ngày mới bắt đầu với tờ báo phát hành sớm gói trên tay 
The day begins with a newspaper published early, wrapped up in your hand
Xe còn chạy mưa hoài dòng sông hoang mắt bỏ cố níu lấy cửa xe 
It keeps running, incessant rain, wild river, discarded eyes, still sticking fast to the door
Nhưng chúng ta không kiếm được một lời nào mà nói
But we can not find any words to say
 

Thanh Tâm Tuyền, Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy (Sài Gòn: Sáng Tạo xuất bản, 1964)

21 tháng 6, 2017

phim Trận Phong Ba tại rạp Olympia (1950)

nguồn: Tia Sáng (30 tháng 8 1950), tr. 2.

Phim Les montagnards sont vốn có tên tiếng Anh là Swiss Miss (Cô Thụy Sĩ) của năm 1938.


Chung một chương trình cũng có phim Trận Phong Ba là một trong hai phim nói đầu tiên của Việt Nam đã được sản xuất 12 năm trước.  Chủ nhân rạp Olympia cho chiếu lại Trận Phong Ba "để các bạn có dịp so sánh sự tiến bộ, bắt đầu từ phim này, với những phim sắp có của người Việt Nam đóng."

Đây là một cách quảng cáo rất buồn cười.  Trong hồi ký Cát Bụi Chân Ai, Tô Hoài kể rằng phim Trận Phong Ba "tồi quá, không có người xem" mặc dù có nhà Nguyễn Tuân tham gia đóng vai phụ (Westminster, CA: Hồng Lĩnh, 1993, tr. 17).  Nhưng thực từ khi phim ấy được sản xuất đến năm 1950 thì chưa có phim nào của người Việt Nam được thực hiện.  Như vậy mục quảng cáo phải so sánh phim này với "những phim sắp có."

Một điều đặc biệt của phim Trận Phong Ba là nhạc sĩ Phạm Đăng Hinh đóng vai "nhạc sư." Ca khúc "Đám mây hàng" cũng được xuất hiện trong phim này với tên "Cám dỗ."  Tôi chưa lần được thấy một tấm ảnh của Phạm Đăng Hinh.  Năm 1950 thì phim Trận Phong Ba vẫn còn, nhưng hiện nay thì chắc cuốn phim ấy bị mất luôn.

18 tháng 6, 2017

2 Sim 2 Máy Yêu 2 Người (2 Sims 2 Phones In Love With 2) - Yuki Huy Nam (2014)


Một buổi sáng khi thức giấc anh nhìn quanh căn phòng
One morning on awaking I looking around the room
Chỉ có mỗi anh mà thôi
Only myself, that's it
Rồi bỗng đâu có tiếng phone reo lên từng hồi
Then suddenly the sound of a phone with each ring
Bàng hoàng trước chiếc phone của ai
Dumbfounded before somebody's phone
À thì chắc là chiếc phone em đánh rơi thôi mà
Ah, it must be your phone you misplaced, that's it
Thì thôi anh nghe máy thử xem
So, that's it I'll listen and see

A-lô, a-lô ???
Hello, hello?

Vậy là sao vậy là sao vậy là sao
So how's that, how's that, how's that

Một máy dành cho anh một máy cho người ta
One phone just for me and one for someone
Để rồi em yêu hai người sao
So you can love two people
Vì quá yêu em nên anh nào nghĩ đến
Because I loved you too much, how could I imagine
Sau lưng em đã dối lừa anh
That behind my back you deceived me
Một máy thì nhắn tin một máy thì nghe phone
One for taking messages the other to listen to the phone
Để rồi không ai phát hiện ra
So that nobody can discover
Thế gian nhiều đổi thay tình yêu là thế sao
This world has many changes, love is just like that
2 sim 2 máy yêu 2 người.
2 sims 2 phones and loving 2.

Giờ em đã cất bước đi thì thôi anh cũng cầu chúc cho em được bình yên
Now you've off to go, fine, I pray that you find peace
Thà là như thế hơn là bên cạnh anh mà em cứ dối lừa anh
It's better that way then being next to me when you deceive me

Tình yêu có những lúc khiến ta thật hạnh phúc rồi lại khiến ta thật khổ đau
Love has moments that make us really happy then make makes us really miserable
Khi mà anh biét em không còn yêu nữa tim đau chợt anh không đứng vững.
When I knew you didn't love me any more my heart hurt I no longer stand steadily


Tình yêu thế kỷ 21.  Có rất nhiều cách lừa người tình.  Đây là một cách rất hiện đại.  Đâu bài ca người hát rất ngây thơ, không thể tưởng rằng người tình đã giả dối.  Người hát vô tội này ngẫm nghĩ là tình yêu vừa "hạnh phúc" vừa "khổ đau."  Bị lừa thì đốt nhiên cảm thấy như không còn được "đứng vững."

Không biết dư luận muốn cho rằng bài ca này phản ánh một thế hệ thanh niên hiện vô cảm, vô đạo đức, nhưng bất cứ thế hệ có người như thế - chỉ có kỷ thuật đổi thay.


7 tháng 6, 2017

trích "Sắc nước hương trời Việt Nam" - Thanh Hậu (1975)

Chào mừng miền Nam đại thắng và kỷ niệm lần thứ 85 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin—Văn hóa đã tổ chức một đợt biểu diễn nghệ thuật rầm rộ.  Tham gia đợt biểu diễn nào có:

— Đoàn chèo trung ương.
— Đoàn tuồng trung ương.
— Đoàn múa rối trung ương.
— Đoàn giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch Việt Nam.
— Đoàn ca múa trung ương.
— Đoàn ca múa miền Nam.
— Đoàn ca múa thủ đô Hà Nội.
— Đoàn ca múa Hải Phòng.
— Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị.
— Đoàn ca múa Cục Chính trị Quân giải phóng.
— Đoàn ca múa Phòng không—Không quân.
— Đoàn kịch nói Hải Phòng.
— Đoàn cải lương Nam Bộ.
— Đoàn kịch nói Nam Bộ.


Tổng cộng 14 đoàn, trong đó có ba đoàn quân đội....


nguồn: Giải phóng (bộ mới) 24 tháng 7 1975, tr. 3.


Sau cuộc chiến thắng ngày 30 tháng 4 1975, hơn 1000 diễn viên ở miền Bắc được chuyển vào miền Nam là một cuộc xâm chiến văn hóa tiếp theo.

Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam biểu diễn tại thành phố Hồ Chí Minh.

-- Điệu múa xuống đường (ảnh trên)
-- Một tiết mục của tốp ca nữ (ảnh dưới)

ảnh: Khắc Điệp và Nguyễn Đăng

6 tháng 6, 2017

William H. Chan (1947)

tức Trần-văn-Hưng
Giáo sư Anh văn và Guitare Hawaienne
Đờn Guitare Hawaienne theo
phương pháp Hawaii và Mỹ
Anh ngữ theo phương pháp giáo khoa
Anh-Cát-Lợi
Ghi tên: 14, Henri d'Orléan -- Hanoi

Tia Sáng, Số 50, 5 Tháng Mười 1947

Hình như tên thật của William Chan là Trần Vạn Hưng.  Rue Henri d'Orléans hiện nay là phố Phùng Hưng.  William H. Chan từng dạy ghi ta Hạ Uy Di cho Đoàn Chuẩn, Huyền Linh và Phó Quốc Thăng.