Huỳnh Anh (đắp): Tôi thấy nhiều bạn lấy đôi điệu trong cổ nhạc miền Bắc, miền Trung, rồi chế biến ra. Nghe lên là ta thấy liền. Còn cổ nhạc miền Nam, thì có thể kể như là chưa được khai thác. Chẳng biết vì nó không hợp với việc này, hay là nó bị bỏ quên...
Nguiễn Ngu Ý (hỏi): Nhưng mà ảnh hưởng cổ nhạc miền Nam đối với dân chúng vẫn khá đậm đà chớ?
(đắp): Dĩ nhiên là đậm đà nhiều. Anh vô chơi những xóm lao động ở Đô thành, hoặc về nhà quê, thì anh thấy rõ. Tôi có thể nó mà không sợ trật bao nhiều, là ảnh hưởng đó đến bảy chục phần trăm chớ chẳng ít. Chắng biết anh có để ý không, chớ tôi thấy những người dân thường, dạy đi dạy lại một bài Tân nhạc dê dễ, họ thường hát sai; nhưng dạy qua một bài Bình bán, hay nói lối Vọng cổ, thì họ hát đúng dấu nhịp nhàng chưa vững. Điều này chứng tỏ nhạc cổ truyền đã ăn sâu vào hồn dân tộc.
(hỏi): Anh gần bạn trẻ nhiều, chắc anh rõ sở thích của họ về Nhạc.
(đắp): Bạn trẻ đây là bạn trẻ Đô thành, anh phải hiểu cho tôi như thế mới được. Cổ nhạc, thì họ không thích mấy, anh còn lạ gì tuổi trẻ hay chuộng những gì mới, lạ. Tân nhạc, thì họ thích vừa vừa, còn nhạc Âu-Mĩ, thì họ rất thích. Tôi xin nói ró nhạc Âu-Mĩ đây, không phải là loại nhạc cổ điển, mà là loạ nhạc vui nhẹ (musique légère), loại nhạc khiêu vũ.
nguồn: "Bách Khoa phỏng vấn giới nhạc sĩ," Bách Khoa 164 (1 tháng 11 1963), tr 113.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét