22 tháng 3, 2016
Tranh không lời (Picture Without Words) - Gia Vuong (1937)
nguồn: Ngày Nay 56 (25 avril 1937), tr. 7.
Năm 1937 tranh này không cần lời. Hiện nay thì xem khuôn tranh giữa mà có hai nghệ sĩ ca trù thỉ biết đó là minh chứng của một di sản văn hóa phi vật thể.
Con chó cào cửa. Mỗi người trong nhà thấy âu lo, bởi vì họ sợ sư tử cái đứng ở ngoài. Hình như hai công tử Hà Thành đang bảo trợ các nghệ sĩ văn hóa truyền thống phải giấu phía dưới cây sập.
Blanchot nói về vai trò của viên bảo tàng, nơi mà "những tác phẩm nghệ thuật ẩn giấu nơi nguyên quán của chúng, tại đó chúng có chốn nương náu riêng" (lời dịch của Nguyễn Trung Quý). Thực ra trong những năm 1930 thì "tác phẩm nghệ thuật" là hát ả đào chưa được "ẩn giấu" chưa được "chốn nương náu." Điều đáng lo âu nhất là sư tử cái.
Quan Tòa: Anh bị 5 năm tù. Muốn nói gì nữa không?
-- Nhờ quan lớn nhắn hộ vợ tôi rằng từ rầy đừng xuống Khâm Tiên tìm tôi nữa.
nguồn: Ngày Nay số 66 (4 juillet 1937), tr. 5
Đi tù là được giải thoát? Không còn bị sư tử săn đuổi. Không cần nói đến loại nghệ thuật đặc sản của Việt Nam được thịnh hạnh. Song lúc bấy giờ là thời tiền dân chúng, tiền đại chúng, tiền khoa học. Hát ả đào có tính dân tộc nhưng không phải của đại chúng mà là của giới trí thức và giàu có. Và hình như "khoa học" có ý nghĩa là được lấy để làm công cụ. Hát ả đào không phải là công cụ tốt cho cách mạng, nhưng gần đây hơn nó đã thành một công cụ tốt cho quốc gia. Năm 1937 hát ả đào chưa phải là công cụ - nó là sinh hoạt bình thường thôi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét