Đây trời Việt Nam ngàn năm tươi sáng luôn.
Here Vietnam's skies for a thousand years always fresh and bright.
Thanh niên xung phong đấu tranh vì đất nước.
Assault youth fight for the land.
Đây người Việt Nam ngàn xưa anh dũng luôn.
Here Vietnam's people for a thousand years always heroic.
Thanh niên kiên cường trí vững vàng.
Steadfast youth of steady mind.
Kia Việt Nam ngàn năm quyết không lùi.
There Vietnam for a thousand years resolved not to retreat.
Trời Việt Nam luôn luôn sáng tươi.
Vietnam's sky forever fresh and bright.
Người Việt Nam ngàn năm quyết không lùi.
There Vietnam for a thousand years resolved not to retreat.
Cùng vùng lên đấu tranh xây đời.
Together arise, fight to build their lives.
Đời sống mới.
New lives.
Người Việt Nam mới.
A new Vietnamese people.
Thanh niên đi lên đắp xây dựng non nước
Youth ascend to build up the homeland
Đời sống mới.
New lives.
Trời Việt Nam mới.
A new Vietnamese sky.
Xây núi sông bằng sức người Việt Nam.
Erect mountains and rivers with the strength of Vietnamese people.
Đây là bài ca đầu tay của Nguyễn Đức Toàn viết trong thời phong trào "đời sống mới." Như bài báo
Cứu Quốc 19 tháng 12 1946 (đúng là ngày đầu của Trận Hà Nội) viết về đời sống mới này:
Nó là đời sống của những người, của một dân tộc luôn luôn nhận thức rằng mình có Tổ quốc để phụng sự, có đồng bào để chung sống, có kế hoạch, có đường lối để làm việc và phấn đấu.
Đây cũng là những người Việt mới. Mới thật. Trước thưở ấy người Việt chưa biết chủ nghĩa dân tộc. Con người Việt trong bài hát này cũng không đi cùng những hình ảnh cũ như khi "tuốt gươm" trong bài "Diệt Phát Xít," "da ngựa bọc thân" của bài "Chiến sĩ Việt Nam." Nếu có mâu thuẫn trong bài ca "Ca ngợi đời sống mới" là tại sao đời sống mới này phải tựa vào một quá khứ ngàn năm xa xưa? Người Việt xưa bị lâm vào cảnh nội chiến lâu năm và cũng "mất nước" vài lần rồi.
Đời sống mới này theo một ý nghĩa "mới." Chữ "mới" vốn có một ý nghĩa đơn giản là "vừa xảy ra" (xem
Việt Nam tân từ điển minh họa (Khai Trí, 1967) hay Trương Văn Hùng,
Từ điển tiếng Việt phổ thống (Nxb Thanh Niên, 2007)). Tôi cũng thích cách định nghĩa chữ "mới" của Huình Tịnh Paulus Của là "Chưa hề có, chưa ai biết, còn tinh hảo, còn nguyên vẹn, còn sốt, còn tươi, bây giờ, tức thì, hiện tại, không có bao lâu; chừng ấy" (
Đại Nam quấc âm tự vị (Rey, Curiol & Cie., 1895)).
Quyển
Dictionnaire élémentaire annamite-français của R.P. Legrand de La Liraÿe (Challamel aîné, 1874) dịch chữ mới một cách rất đơn giản là "nouveau" hay "récemment." Vậy có phải chữ "mới" có ý nghĩa giống chữ "new" trong tiếng Anh? Một cách định nghĩa chữ "new" trong quyển Oxford English Dictionary là "Not previously known or experienced; now known or experienced for the first time" (Chưa từng biết đến hay trải qua; hiện được biết đến hay trải qua lần đầu tiên).
Song lẽ, có những quyển từ điển tiếng Việt hiện đại có chất chính thức (như
Từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển ngôn ngữ, 1992) hay
Từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học Vietlex, 2007) cũng dịch chữ mới một cách mới. Từ điển kiểu này cũng dịch chữ "mới" một cách quen thuộc là "vừa có hay vừa xuất hiện chưa lâu." Nhưng từ điển này cũng định nghĩa chữ mới một cách rất đặc biệt là "thích hợp với thời đại ngày nay, với xu thế tiến bộ."
Ý nghĩa này cũng lờ mờ - thế nào là thích hợp, là tiến bộ? Ai được đánh giá việc thích hợp, tiến bộ này? Đây là một ý nghĩa chính trị không phải một ý nghĩa khoa học.
Oxford English Dictionary cũng định nghĩa chữ new một cách tương tự là "Other than or replacing the former or old; different from that previously existing, known, or used; changed" (Khác với hay thay thế cái trước hay cái cũ; khác với các cái mà trước đây được hiện hành, biết đến, hay sử dụng đến; đã thay đổi). Nhưng định nghĩa kiểu này không đánh giá về cái khác, về sự thay đổi.
Nếu nói "mới" là "thích hợp," thì "cũ" là chưa hay không thích hợp. "Mới" là tiến bộ thì "cũ" là lạc hậu, phải không? Nhưng cái mới, cái thích hợp, cái tiến bộ cũng làm vai trò khác với cái trước và thay thế cái cũ. Thành mới thì phải thay đổi chứ?
Chữ xu thế cũng là một chữ lờ mờ ít nhiều. Ai mà nắm được xu thế này? Có phải là xu thế 1946 khác với xu thế năm 1986? Khác với xu thế năm 2014? Vậy quan niệm "mới" là thế nào cũng thay đổi theo thời cuộc. Liệu có người còn hát các bài ca về đời sống mới năm 1946, con người mới của thời này sẽ hát không hát về mình nhưng lại hát về một thời cũ có xu thế khác.