31 tháng 7, 2013

Trường Nhạc - Âm nhạc học xá (1956)

nguồn: Thời mới 1 tháng 6 1956, 2

Trường Nhạc
Âm Nhạc Học Xá
 17 Cột Cờ

Dịp nghỉ hè mở thêm nhiều lớp, có 9 giáo-sư phụ trách: Ký-âm-pháp, Thanh-nhạc, Piano, Violon, Accordéon, Guitare, Banjo, Mandoline, Cla-rinette Saxophone.  Xin đến xem điều lệ và ghi lên tại văn phòng trường 17 Cột Cờ.

Music School
The Music Boarding School
17 Cột Cờ

For school break we're opening up many classes with 9 professors in charge of: Solfege, Vocal Music, Piano, Violin, Accordion, Guitar, Banjo, Mandolin, Clarinet, Saxophone.  Please come to see the rules and sign up at the school office.


Hình như trường này là một trường dân lập.  Tôi rất muốn biết những 9 người giáo sư là ai.  Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kèn saxophone không được khuyến khích.  Có một người học saxophone trong thời đó cho tôi biết rằng saxophone bị coi là "văn hóa đối trụy."

30 tháng 7, 2013

Có giải phóng mà vẫn giữ được quốc hồn quốc túy (Liberated but retaining the national spirit) - ?? (1938)

nguồn: Vịt Đực 23 Tháng 11 1938, tr 2.

Được (hay bị) âu hóa với phụ nữ cũng có nghĩa là được (hay bị) giải phóng.  Song ở đằng sau luôn luôn có (đến bây giờ) nỗi băn khoăn về sự mất gốc.  Vậy "giữ được quốc hồn quốc túy" đáng khen - mặc dù kết quả cũng thấy lố bịch.  Chiếc nón quay thao có bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng không đúng khí động học.

29 tháng 7, 2013

Tớ quán nhảy (I Jumped The Bar) - ?? (1957)

--Tớ quán nhảy...
--Nhảy cao hay nhảy sào?
--Nhảy rào .. ở nhà hát Nhân dân!

--I jumped the bar...
--High jump or pole vault?
--Jumped the fence...into the Peoples' Theatre.


nguồn: Thời mới 6 tháng 10 1957, 4.


Sinh hoạt "cao bồi" năm 1957 (tức là sinh hoạt thanh niên muôn thuở).  Họ thích đi coi mà không thích đợi, trả tiền.  Ở trong nhà hát chắc chỉ có nhạc đỏ.  Tại sao các cao bồi muốn vào?  Vì đây là nơi giải trí tập trung cả dân thành phố.

Nhà hát Nhân dân là một sân khấu rộng rãi ở ngoài trời, trước là bãi đấu xảo thời Pháp.  Sau đây bãi này là địa điểm của Cung Đình Hữu Nghị Việt Xô.

27 tháng 7, 2013

Cấm đái (Don't Urinate) - ?? (1934)

L[ý] T[oét] - Lạ! Cấm đái thì sống thế quái nào được?

That's odd! If you don't urinate, how the hell can you live?

nguồn: Phong hóa 113 (31 tháng 8 1934), 8.


Cái hay của ông Lý Toét là ông theo một thứ lô-gích hiển nhiên.  Có lẽ xã hội thành thị biết điều nhiều hơn, nhưng ở đây Lý Toét đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ đây.

25 tháng 7, 2013

Phòng khám bê (Calf Inspection Room) - NVM (1934)

Y Sĩ Nguyễn Văn Lang
Phòng khám bê

Doctor's Assistant Nguyễn Văn Lang
Calf Inspection Room

--Thôi ta hãy kẻ đến đấy, về ăn cơm đã.

--That's enough, I've traced this far, time to go home for lunch.

nguồn: Phong Hóa #105 (13 tháng 7 1934), 2.

21 tháng 7, 2013

Chuyện thật 100 phần 100 khi các rạp chiếu bóng tắt đèn (Stories 100 Percent True When The Theatres Turn Off Their Lights) - Trần An (1958)

- ? ? ? ?

- Cháu nó bé, nhờ chú cho cháu xem một tý...

- Khói thuốc lá và cái mũ là 2 thứ ai cũng ghét.

-Ấy chết! Xin lỗi ông.  Tối quá, tôi cứ tưởng ghế chưa có ai ngồi.

-My kid's small, could you let me see for a while...

-Cigarette smoke and hats are two things everybody hates.

-Gracious! Excuse me sir.  It's so dark, I thought the seat had nobody sitting in it.

nguồn: Thời mới 19 tháng 1 1958, 2.


Plus ça change...  Rạp hát, rạp chiếu bóng là chỗ tập trung nhiều người từ các tầng lớp xã hội.  Tất nhiên các rạp cũng là mặt trận trong quá trình làm cho xã hội được lên văn minh hơn.  Xã hội Việt Nam xã hội chủ nghĩa năm 1958 cũng thế.  Để chân thối trên ghế trước, ngăn tầm nhìn của khán giả khác, khói thuốc lá, v.v.  Tôi cũng ngạc nhiên thấy người đàn bà trong panô thứ 4 còn mặc áo dài đẹp trong thời gian này.

17 tháng 7, 2013

Trên đồi sắn mùa đông (On A Hill of Manioc in Winter) - Thanh Tâm Tuyền (1977-1978)

Trời thấp gió nhốn nháo
Skies low, winds swell
Tai ù buốt huyên náo
Ears numb with cold, pell mell
Chống cuốc nghỉ sườn đồi
Resting on a hoe, hillside slope
Đói, mệt, thở khờ khạo.
Tired, hungry, out of breath like a dope.

viết ở Lào Cai, 1977-8

Ông hãy xem ngay con ấy (Old man look at those kids) - Xuân Lập (1964)

tranh: Xuân Lập
 
-- Ông hãy xem ngay con ấy.  Chúng tiến bộ hơn ông.

-- Con có hơn cha thì nhà mới có phúc, thế mợ lại muốn tôi hơn chúng nó để nhà ta là... vô phúc hay sao? (!!)

-- Old man, take a look at those kids.  They're more advanced than you.

-- If the child is better than the father that's good luck in the home, so you'd like me to be better than them so our home is... unlucky, or what? (!!)

bìa sách: Hồn bướm mơ tiên, Tiểu thuyết thứ 7
book covers: Butterfly Soul Dreams of A Fairy, Saturday Novel

trên giấy: Sổ công tác
on the paper: Work Register

trên ba lô: Đi miền núi
on the back pack: Going to the mountains

nguồn: Thời mới 25 tháng 10 1964


Ngày xưa - năm 1905 thì chính xác - đã thị trường ca nhạc Mỹ từng có một bài ca với chủ ̣đề "Everybody Works But Father" - Mọi người làm việc ngoài bố.  Theo truyền thống thì bố là gia trưởng - là người có trách nhiệm kiếm sống cho cả gia đình.  Trong bài hát đó thì người bố ngồi hút ống điếu, không làm gì cả cùng lúc một người vợ và các con phải vất vả.

Lười thì đành, nhưng không "tiến bộ" - cái đó là một tội lỗi không thể chấp nhận.  Xã hội mới gọi mọi người làm việc xây xã hội chủ nghĩa, nhưng bố như điếc không nghe, hay không muốn nghe lời kêu gọi ấy.

Nhưng tội lỗi nghiệm trọng nhất là đọc văn chương của xã hội "cũ."  Tất nhiên cả xã hội có trách nhiệm tiêu hủy các vết tích của xã hội "cũ" ấy - làm sao mà giữ được các tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Bảy hay các tác phẩm Tự lực Văn đoàn như Hồn Bướm Mơ Tiên.

nguồn: Phong Hóa 20 (4 tháng 11 1932), 12.

Ông bố này giữ lại tính "chủ nghĩa cá nhân" kiểu Hà Nội tạm chiếm.

15 tháng 7, 2013

trích "Bốn mươi năm Hà Nội" - Dương Thụ (1994)

trích Dương Thụ, "Bốn mươi năm Hà Nội" trong Cà phê... mưa (Nxb Nhã Nam, 2010); vốn được in trên báo Bắc Ninh 10/1994.

tr. 20 - Vào một ngày cuối thu của bốn mươi năm trước, ngày mồng mười tháng Mười năm 1954, hàng chục vạn đồng bào Hà Nội, sau gần ba nghìn ngày mong ước chờ đợi, đã đổ ra đường để được sống giây phút cảm động nhất, thiêng liêng nhất của đời mình, để được tận mắt nhìn thấy quang cảnh vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại: Quân ta về, rầm rập tiến vào năm cửa ô, cờ đỏ sao vàng rợp trời, thủ đô giải phọng! ...

On an autumn day forty years ago, the 10th of August 1954, tens of thousands of Hanoi-ans, after an almost 3,000 day wait, poured out into the streets to live most one of the most intense, most sacred moments of their lives, to see before their eyes the most glorious spectacle of contemporary Vietnam: Our soldiers returning, animatedly advancing through the city's five gates, yellow stars on red flags shading the street, the capitol was liberated!
...
tr. 21 - Ngày ấy... nếu chỉ căn cứ vào vẻ bề ngoài như Hà Nội êm ả như trong mơ.

In those days... based on appearances, it was as if Hanoi was peaceful like a dream.

Nhưng... thực ra bên trong thì không như thế.  Một cuộc vật lộn, đau đớn đã diễn ra với bao nhiêu đổ vỡ mất mát và cũng biết bao nhiêu nảy nở sinh thành làm thay đổi một cách căn bản Hà Nội, với tất cả những gì nó có trước đó.

But... in fact, on the inside it wasn't like that.  A struggle, a painful one occurring with so much breakage and loss and also so much emerging, coming to life, that fundamentally changed Hà Nội from everything that it had before.

Cán bộ, công nhân, dân nghèo thành thị đã trở thành chủ nhân thật sự của kinh thành ngàn năm văn vật. Những tà áo dài thướt tha, những bộ complet lịch sự của tầng lớp trung lưu đã biến mất.  Thay vào đó là áo cánh, áo cộc, quần đen, là những bộ áo quần bảo hộ lao động may cắt bằng vải xanh Sĩ Lam Trung Quốc, những bộ đại cán màu rên và áo trấn thủ, áo bông trần, áo len tối màu cho những ngày trở rét.

The city's cadres, workers, the poor had become the true bosses of this civilized, thousand year old capitol.  Graceful women's tunics, elegant three piece suits of the middle classes disappeared.  In their place were loose shirts, short sleeve shirts, black trousers, protective clothing for work made of army green Chinese fabric, cadre uniforms, padded cotton vests, dark sweaters for cold nights.

Người Hà Nội đã làm một cuộc thanh lọc cuộc đời mình.

Hanoian had purified their lives.

Cái riêng tư được gọi bằng một tên mới: chủ nghĩa cá nhân, và nó nhanh chóng trở thành kẻ thù số một của mọi tâm hồn.  Cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa cá nhân tư sản với mọi biểu hiện của nó trong tư tưởng, trong quan niệm, trong sinh hoạt thừơng ngày là cuộc cách mạng quan trọng nhất làm thay đổi gương mặt của người Hà Nội.

The personal was called by a new name: individualism, and this quickly became the number one enemy of every soul.  The war against bourgeois individualism and its expression in thoughts, in ideas, in daily activities was the most important revolution that changed Hanoians' appearance.

Họ gạt ra ngoài mọi phù phiếm xa hoa, mọi kiểu lịch sự, mọi hoa mỹ bóng bẩy trong lối sống. Không son phấn, không nước hoa, không thời trang áo quần đồng hồ kính bút...

They rejected every frivolous extravagance, every manner of elegance, every showy ornamentation in their lives.  No more make-up, no more perfume, no more fashion in clothing, watches and pens...

tr. 22 - ... Và cũng mất luôn những nhỏ nhẹ cùng sự chọn lọc, chải chuốt ngôn từ, sự luôn xin lỗi cám ơn như một dân Paris chính cống trong lời ăn tiếng nói của người Hà Nội gốc.

... Additionally was lost a gentleness and discernment, a polished vocabulary, an always present "excuse me" and "thank you" like true Parisians in the way of speaking of native Hanoians.

Sự thay đổi này đã tạo ra những nét đẹp mới, chân thật giải dị hơn, nhưng cũng làm mất đi nhiều thứ mà bây giờ mỗi khi nhớ lại vẫn thấy ngẩn ngờ nuối tiếc.

This change created a new beauty, more sincere and simple, but it also caused the loss of many things that every time I recall them make me feel foolish regret.


Ý của Dương Thụ là tất cả mọi người Hà Nội đều mừng cuộc giải phóng thủ đô.  Tuy nhiên, giải phóng xong không có ý nghĩa hết đấu tranh.  Còn thêm "một cuộc vật lớn" - chống chính người Hà Nội, những người bị gọi là của Hà Nội tạm chiếm.  Đây là một cuộc chống phong tục, thói quen, lối sống của dân thành phố.  Thay đổi sinh hoạt quen thuộc hàng ngày phải "đau đớn" như Dương Thụ viết - là thay đổi "tất cả những gì nó có trước đó."

Dương Thụ coi cách thay đổi này như lẽ dĩ nhiên phải như vậy - vì "dân nghèo trở thành ... chủ nhân."  Còn cũng được "tạo ra những nét đẹp mới."  Người Hà Nội được "làm một cuộc thanh lọc cuộc đời mình."  Ông mô tả một "cuộc chiến đấu" trong một Hà Nội "êm ả."  "Chủ nghĩa cá nhân" bị công kích.  Bị công kích cũng có ý nghĩa là "chủ nghĩa cá nhân" cứ phản kháng và không đầu hàng.  Nhiều nét Hà Nội "phù phiếm xa hoa" và "chải chuốt" cố và được tồn tại.  Tuy nhiên tồn tại với "bao nhiêu đổ vỡ mất mát."
0:16
0:17
vài hình ảnh trong phim tư liệu Viet Minh troops take over in Hanoi 1954.

14 tháng 7, 2013

thêm tấm ảnh miền Bắc từ Hugh Manes Collection






















































Cô Tú (Miss Tú) - Lương Châu (1945?)

Ai về chợ huyện, huyện Thanh-Vân,
Whoever’s going back to the district market, Thanh Vân District
Hỏi thăm, hỏi thăm Cô Tú đánh vần được chưa
Ask whether, ask whether Miss Tú can spell yet?
Đánh vần năm ngoái, năm xưa
She was spelling last year, years past
Năm nay quên hết nên chưa biết gì.
This year it’s all forgotten, she doesn’t know a thing.

Lưng trời tiếng sáo vu vi,
In the distance, there’s the humming of a flute
Vẳng nghe ai học chữ i, chữ tờ.
The echo of someone studying letter “i”, letter “t.”
Sách i tờ biếu không cho học,
The book with “i” and “t” gifted but not allowed to learn.
Liệu cô mình đã đọc được chưa?
I wonder if our Miss has read them yet?

Đôi bên bác mẹ cùng già,
On both sides her folks are old,
Lấy cô hay chữ để mà cậy trông.
Someone would marry her if she were literate to rely on.
Mùa hè cho chí mùa đông,
Summer’s almost turning to winter,
Ruộng vườn thóc lúa tính thông cô chẳng nhầm.
Gardens and fields, calculating the rice you’re never off.

Nụ tầm xuân còn đương phong nhụy,
Her youthful smile is still virginal,
Xin cô mình đừng phí ngày xanh.
Please don’t let her waste the prime of her life
Bình Dân Học Vụ lập thành,
The Popular Education Office has been founded,
Cô nên tới đó học hành cho thông.
She should go there to study until she’s fluent.


Cách đây vài tháng một người Pháp đã liên lạc với tôi, hỏi về một số đĩa than 78 tua mà ông được sưu tầm. Ông ấy muốn giới thiệu một bài ca trong các đĩa ấy trên blog cá nhân là Ceints de Bakélite. Tôi đồng ý dịch và giới thiệu về ca khúc và nghệ sĩ hát ca khúc này (bằng Anh ngữ).

9 tháng 7, 2013

Chỉ yêu mình em (Love Only You) - Châu Khải Phong (2012)

Vừa ngày nào ánh mắt ta trao nhau lần đầu
It was just the other day when we exchanged glances for the first time
Nụ cười em đã khắc sâu trái tim của anh
Your smile imprinted itself upon my heart
Phải làm sao cho quên đi bao nhớ thương về em?
What must I do to forget all this longing for you?
Phải làm sao cho phút giây đó ngừng trôi mãi?
What must I do so those moments stop flowing without end?

Và một ngày tiếng yêu thương đó chợt trở về
And one day that sound of love suddenly returned
Gặp lại em lòng hạnh phúc mang bao nhung nhớ
Seeing you again, my happy heart bore so many memories
Và anh biết mãi mãi trong cuộc đời này
And I knew that always in this life
Thì tình yêu anh đã thuộc về người.
My love already belong to someone.

[ĐK:]
Tình yêu đó anh chỉ trao cho riêng người thôi
That love I only offer to someone alone
Dù đời thay đổi nhưng trái tim anh nguyện chung tình
Though life may change, my heart pledges to be faithful
Người có biết khi xa em trong lòng nhớ thương đêm từng đêm?
Does someone know that when I'm far from her my heart longs night after night?
Cầu mong sao cho chúng ta không rời xa nữa.
What prayer can I say so we won't be separated any more.

Dù ngàn năm sau khi trái đất kia có đổi thay
Though a thousand years from now this planet has changed
Thì lòng anh vẫn sẽ chẳng đổi thay yêu người muôn đời
Yet my heart will never, ever change, will love you always
Mùa đông giá rét sẽ ấm nồng có em kề bên
Frozen winter will feel warm with you beside me
Tình anh và em mãi không phai mờ qua ngàn sóng gió
Love, yours and mine, will never fade through lots of wind and waves
...
Mùa đông giá rét sẽ ấm nồng có em kề bên
Frozen winter will feel warm with you beside me
Nguyện cho tình ta mãi không phai mờ qua ngàn sóng gió.
I pledge that our love will never fade through lots of wind and waves


Mới gặp em, anh bị sét đánh và yêu em ngay.  "Đời đổi thay" và hai người bị "rời xa."  Đã bị thử thách và sẽ gặp thử thách nữa nhưng anh cứ thương yêu em mãi mãi.

Năm ngoái, các cháu mười mấy tuổi của tôi giới thiệu bài ca này cho tôi.  Họ thích bài ca này, và rất thích video kèm theo.  Ca khúc này đã được hơn 6 triệu lượt xem trên Youtube.


Người anh trong video là một người hầu bàn ở một quán trang trí phong cách hiện đại (có chữ tiếng Anh - "luxury" / xa hoa vẽ trên tường).  Làm nghề đó vất vả, và người làm nghề đó có địa vị thấp trong xã hội.  Và phải làm nhỏ đi phong cách của mình khi đội nón và mặc đồng phục của công ty BBQ Chicken (cũng toàn chữ tiếng Anh).

Anh ấy mệt mỏi chợp mắt trên bàn ăn.
Rồi có cảnh khác.  Anh chàng này thành công tử gặp mỹ nương khi dạo trên phố.
Quay về đời thực anh ấy phục vụ cô ấy một cách rất tận tình.
Có vẽ như cô ấy - mỹ nương có thật - mới có cảm tình gì nào đó khi anh ấy phân tích thực đơn.
Như thế, anh ấy được xin và ghi số điện thoại của cô ấy trên điện thoại di động của mình (theo phong tục hiện đại).
Rồi hai người hẹn gặp nhau - ở một bãi cỏ hoa dại.  Vui chơi và thân mật.
Đối với các cháu nhà mình thì cao điểm của video là lúc hai người nhìn nhau một cách âu yếm
rồi làm một trò ảo thuật cho bông hoa dại xuất từ phía sau tai cô ấy.

Hai người cầm tay nhau phải lòng rồi.
Nhưng giấc mơ ấy bị thực tế đập phá.  Cô trẻ quản lý quán này (áo đen) phát hiện ra anh ấy (áo trắng) đang ngủ trong giờ làm việc.  Anh ấy chỉ được mơ về cuộc gặp gỡ tuyệt vời này.
Anh ấy phải hạ thấp mình xin lỗi.  Trong mơ anh ấy là hoang tử, nhưng trong đời thực chỉ là lao công.  Là một người lao động trong cảnh xa hoa.  Tất nhiên thì giấc chiêm bao cũng xa hoa.

Tác phẩm này có hai cốt truyện.  Chuyện lời khúc ca là "chỉ yêu mình em" mãi mãi dù anh và em không được gần nhau luôn.  Chuyện phim ảnh là trai phận nghèo được mơ về cô tiên nữ cao sang, xin đẹp và thơ ngây.

Nếu hòa hai chuyện với nhau thì tác phẩm này là ước mơ của chàng trai trẻ và nghèo về một cuộc tình lý tưởng.  (Người nghèo cũng nuôi hy vọng).  Người lý tưởng ấy sẽ không dễ vào đời mình, vậy sẽ "khắc sâu trái tim của anh" rồi "tình yêu anh đã thuộc về người."  Điều tất nhiên trong một cuộc tình non dạ là không có phút nào mình có thể chịu "xời ra" người tình.  Khi chưa có người tình thì mình muốn hưởng cảm giác ấy.