Âm nhạc Việt Nam hãy còn ấu trĩ. Nhạc khí thô lậu chỉ đủ cho sự chơi cá nhân hay gia đình chứ không hợp với lối chơi công cộng, lại không biết rõ khoa âm hưởng học nên sự lựa chọn chắp ghép hoá hợp cao độ của mỗi âm mỗi tiếng không theo một định luật nào cả. Nhạc phổ không có, sự thống nhất trong các bản các bài cũng thiếu hẳn. Bởi vậy thường cùng một bài mà mỗi người chơi theo một cách, với những tiếng lèo tiếng đệm âm gió thêm vào hay rút bớt đi, tuỳ ở sở thích riêng.
Nhạc cổ Việt nam chỉ gợi được những cảm giác uể oải, yếu ớt bằng phẳng như cánh đồng lúa kéo đến tận chân trời. Sóng âm không bao giờ đột ngột vút lên hạ xuống làm cho các giác quan bị kích thích mạnh mẽ để nâng tâm hồn con người lên tới cái buồn thanh cao hoặc cái vui tráng lệ.
Vietnamese music is still in its infancy. Crude musical instruments only adequate when playing privately or in the family, they aren't suited to public playing, and furthermore knowing no harmonization, therefore the choice of combining pitches of each sound follows no rules at all. Without written scores, unity within each composition is even lacking. For that reason, often everybody plays a piece in their own way, with stretches of music played in a long-winded way or shortened according to one's taste.
Vietnamese traditional music only gives rise to smoothed sluggish, frail emotions like fields of ripened rice extending to the horizon's end. Sound waves never unexpectedly rise or fall to make the senses be strongly excited in order to lift people's spirits to a noble sadness or a magnificent happiness.
Lương Đức Thiệp (trong sách Xã hội Việt Nam, 1944) - trích từ Blog của Vương Trí Nhàn
Theo website Trí Thức Việt, Lương Đức Thiệp (1904-1946) là một nhà văn, nhà nghiên cứu. Ông thuộc nhóm Hàn Thuyên. Website ấy cho rằng ông "là một nhà nghiên cứu xã hội học nghiêm cẩn một cách đặc thù."
Với chữ "âm hưởng" thì hiện nay không biết ý ông Thiệp hồi xưa chính xác là như thế nào. Theo quyển Thuật ngữ và ký hiệu âm nhạc (Nxb Văn hóa, 1984) thì âm hưởng nghĩa là: "hiệu quả của âm thanh trong cảm giác người nghe." Theo Từ điển tiếng Việt (Viên Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng; Trung tâm Từ điển học, 2002) thì nghĩa là: 1) "tiếng vang"; hay 2) "âm thanh, nói về mặt hiệu quả tác động đối với cảm xúc của con người." Quyển này có hai thí dụ: âm hưởng của đàn bầu và âm hưởng của bài thơ.
Đọc đoạn này thì tôi muốn nói - ông Thiệp ơi, coi chừng! Ông đang nói đến các di sản văn hóa phi vật thể. Liên Hiệp Quốc bảo thế! Nhưng chúng ta phải thả lỗi cho ông Thiệp vì ông viết sách vài năm trước khi Liên Hiệp Quốc được thành lập.
Thực ra Lương Đức Thiệp viết theo một quan niệm mới ra đời thời Cách mạng công nghiệp ở châu Âu. Các ý ở trên phản ánh thế giới quan tư sản cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. (Phải nói rằng Mác, Lê, và Ăng-en cũng được ảnh hưởng như thế). Đời sống nhạc cổ điển mới được tổ chức theo kiểu mà mọi người hiểu biết hiện nay.
Thời này giới trung lưu bắt đầu có những khái niệm đề cao nhạc viết theo bản phổ, bắt đầu loại trừ nhạc ứng diễn, bắt đầu nghĩ đến chuyện "nhạc phẩm để đời." Họ coi thường nhạc nghiệp dư, tài tử và chủ trương tính chuyên nghiệp hóa âm nhạc với các nhạc viên để đào tạo các nhạc sĩ đàng hoàng. Thuở ấy người ta mới bắt đầu viết nhạc theo quy mộ lớn - symphony, sonata, opera, thính phòng. (Các nhận xét này đến với tôi qua sách mới What Makes Music European: Looking Beyond Sound [Thế nào làm nhạc tính châu Âu: Lưu ý ngoài âm thanh] by Marcello Sorce Keller (Scarecrow Press, 2012).
Thế giới quan này rất tai hại cho văn hóa dân gian, hậu quả của quan niệm này (không riêng của Lương Đức Thiệp) đã làm cho nhạc truyền thống gần như mất đi.
"Nhạc khí thô lậu" có ý nghĩa là tự sáng chế, là không theo tiêu chuẩn nào. Cái nhược điểm các nhạc khí chưa công nghiệp hóa thì khó áp dụng cho phong trào đại chúng hay trước một quần chúng lớn. Ông Thiệp cũng cho rằng nhạc này "không theo một định luật nào cả." Các nhà dân tộc nhạc học đã bác ý kiến đó. Họ tìm hiểu đến môi trường xã hội gây ra các kiểu nhạc, hiểu biết kỹ đến phương pháp và cấu trúc của các loại nhạc dân gian. Nhạc này không có "nhạc phổ" vì đây là nhạc truyền miệng được một cấu trúc linh hoạt và đa dạng. Còn nữa nhạc này không cần đến một "nhà sáng tác" - tất nhiên từng nghệ sĩ xứng đáng có vai trò sáng tác (compose / composer gốc từ cái chữ La-tinh componere có nghĩa "ráp vào với nhau" - nghĩa chữ tiếng Anh component). Trong giới nhạc dân gian này không ai để ý ai "đạo" ai, hay ai có vai trò sáng tác thế này. Đây là nhạc của công động, của mọi người có khả năng tham gia.
Nhạc Việt bị chê là như "cánh đồng lúa," nhưng "bằng phẳng" kiểu này có dáng đẹp đặc trưng của Việt Nam. Thật ra các giai điệu ả đào, chèo, chầu văn, tài tử không "vụt lên hạ xuống" - nhạc truyền thống không có ý "kích thích" hay làm giật gân. Chắc ông Thiệp và nhiều người trí thức trẻ thập niên 1930-1940 như ông không còn biết gì về thẩm mỹ của nhạc dân gian.
Có lẽ cái hay của nhạc Việt nằm ở điều "mỗi người chơi theo một cách." Nghĩa là người nghe phải được am hiểu một nền âm nhạc có những qui luật riêng. Nhạc truyền thống không hẳn là dễ kén người nghe.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
"âm hưởng học": có lẽ ở đây Lương Đức Thiệp muốn nói tới khái niệm sau này sẽ được gọi là "hòa thanh"?
Đăng nhận xét