Trần Lê, "Ba con trai khoe giọng cùng Chế Linh trong liveshow" VTC News 22 tháng 10 2011.
Lần đầu tiên trở về nước biểu diễn sau 30 năm xa quê hương, Chế Linh được đón tiếp một cách nồng nhiệt. Khán phòng Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội chật kín chỗ ngồi. Có nhiều fan ngồi hú hét tên ông. Đối tượng khán giả đến với chương trình liveshow của Chế Linh hầu hết ở lứa tuổi trung niên. Thời của họ gắn liền với giọng hát của giọng ca vàng dòng nhạc tình này. Họ đến nghe Chế Linh để lần đầu tiên nhìn thấy thần tượng hiện diện trên sân khấu, để tìm lại những cảm xúc, hình ảnh kỷ niệm thời tuổi trẻ của mình qua những ca khúc ẩn chứa nhiều cảm xúc vui buồn của giọng ca Chế Linh.
Returning for the first time to perform after 30 years far from his homeland, Chế Linh was greeted passionately. Every seat in the auditorium of the Hanoi National Conference Center was packed. Many fans called out his name. The audience for a Chế Linh liveshow is entirely middle aged. Their time is connected with the sound of this golden voice of love songs. They came to hear Chế Linh to see their idol perform on stage for the first time, to again find the feelings, memories of their youth through songs that conceal many of the feelings of happiness and sadness of Chế Linh's voice.
Nguồn ảnh: Thế thao và văn hóa Online 28 tháng 9 2011
Anh Tuấn & Lê Tâm, "Nông thôn đói nhạc" Dân Việt 24 tháng 10 2011
Đêm ở bên này sông Cầu, làng Thổ Hà (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) chìm dần vào yên tĩnh, chỉ vọng lên tiếng loa đài của một đám thanh niên hát karaoke trong một đám cưới ở đầu làng. Năm đầu tiên của thế kỷ XXI, vậy mà các cậu trai mới lớn tuổi 19, 20 vẫn cầm micro hát những bài ca ảo não cách đó nhiều thập kỷ: “Ai cho tôi tình yêu, của ngày thơ ngày mộng. Tôi xin dâng vòng tay mở rộng. Và đón người đi vào tim tôi...”.
Hát chán, mệt rồi, các cậu chuyển sang bật băng đĩa, lại giọng hát sầu thảm của ca sĩ Chế Linh vang lên: “Vòng nhẫn cưới đó em đeo, thôi hết từ nay mơ mộng rồi...”.
Khi chúng tôi hỏi sao không hát những bài nhạc trẻ, hay những bài tình ca quê hương về nông thôn, Đỗ Văn Trung- một cậu thanh niên đến vui với bạn trong đêm dựng rạp cưới vợ đáp: “Bây giờ hát nhạc vàng, nghe nhạc vàng đang là mốt đấy các anh chị ạ. Còn nhạc nông thôn à, chẳng lẽ lớp trẻ bọn em lại phải hát những bài “Đường cày đảm đang” hay “Đưa cơm cho mẹ đi cày” từ thời chiến tranh. Những bài đó mà muốn nghe thì hội diễn của các chị hội phụ nữ năm nào chả có?”.
Nights this side of the Cầu River, Thổ Hà village (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) sinks into quiet, there's just the echo of the loudspeakers of a group of youth singing karaoke at a wedding at village edge. It's the first year of the 21st century, yet these fellows of 19 and 20 still hold the microphone singing sorrowful songs of several decades past: "Who'll give me the love of those dreamlike days. I ask to lift wide my embrace and welcome someone into my heart..."
Sick of singing, tired, these fellows turn on a recording, and there's the melancholy voice of Chế Linh sounding: "That wedding ring you wear, it's done, it's the end now of my dreams."
When we ask them why they don't sing youth music, or love songs of the homeland about the countryside, Đỗ Văn Trung - a young man happy to be there that night with his friends raising the pavilion for the bride answered: "Today we sing golden music, golden music is the fashion now, you know. Countryside music? You'd really have us young people sing songs like "The Well-Done Furrow" or "Bringing Rice For Mom To Plough" from wartime? But those songs - if we want to hear them, at the performances of the women's association, is there a year when they aren't there?"
Giọng ca vàng Chế Linh (nguồn ảnh: VTC News 5 tháng 10 2011)
Tôi xin mạnh dạn viết những câu sau đây: Chế Linh là ca sĩ của lính giải phóng quân cụ Hồ. Họ vào Sài Gòn. Nghe các băng đĩa Chế Linh gây những cảm giác mạnh. Họ đem nhạc này về các thôn miền Bắc và từ đó tiếng hát Chế Linh không bao giờ vắng mặt. Có lẽ giọng hát Chế Linh với họ mới là hòa bình, mới phản ánh một cuộc sống bình thường. Như bài ở trên viết "đối tượng khán giả" của Chế Linh là dân miền Bắc tuổi trung niên. Tuổi trung nhiên hiện này gồm những người sinh từ năm 1955 đến 1980. Nhạc Chế Linh hát lâu năm bị cấm. Đó là chính sách. Nhưng thực sự nhạc Chế Linh được lưu hành. Được lưu hành thoải mái hay không tôi không biết. Nhưng từ cuối thập niên 1970 trở sau tôi nghĩ rằng những người muốn đón nghe nhạc này luôn luôn có điệu kiền. Đến bây giờ thanh niên nông thôn ngoại Bắc vẫn nghe nhạc này, coi nhạc này là "mốt." Nói là "nhạc Chế Linh" có nghĩa là ca sĩ và phong cách này tiêu biểu cho các ca sĩ, tác phẩm tình ca của miền Nam được đón nghe ở nông thôn miền Bắc. Đây là nhạc nền của thôn quê Việt Nam.
Sau hơn 35 vắng sân khấu, vắng làn sóng của Việt Nam Chế Linh lại đến với khán giả Việt Nam. Ông hát ở khu đô thị mới Mỹ Đình ở một chỗ long trọng là Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia. Theo wikipedia đây là nơi "sẽ là nơi tổ chức các đại hội, hội nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, thương mại mang tính quốc gia và quốc tế."
Nguồn ảnh: IBST Architecture Consultant
Vậy tôi mừng cho Chế Linh và mừng cho Việt Nam.
30 tháng 10, 2011
27 tháng 10, 2011
Bởi vì không thể quên... (Being Unable to Forget) - Nguyễn Phong Việt (2008)
Bởi vì không thể quên
Being unable to forget
nên ta hiểu cảm giác của cả triệu người trên thế gian
we understand the feelings of millions of others in this world
đã từng yêu ai đó hơn chính bản thân mình!
who have loved somebody more than themselves!
Những tháng ngày chỉ cần sống cuộc đời bình thường
Days, months that only requiring an ordinary life
nấu cho nhau một bữa ăn
cooking meals for each other
mua một viên thuốc khi người kia đau ốm
buying medicine when the other is sick
hay vuốt giùm sợi tóc bay ngang tầm mắt…
or brushing a strand of hair from the others eyes
nhưng ta biết chẳng dễ gì bên cạnh người được
but I know it's not easy to stay by somebody
chẳng dễ gì có thể sẻ chia…
it's not easy to share...
Đã bao giờ người muốn gọi tên ta
Has somebody ever wanted to call our name
muốn ngủ mãi trong giấc mơ mà không thức giấc
wanted to sleep forever, dreaming not awakening
muốn chối bỏ đời sống này vì mất đi tình yêu duy nhất
wanted to reject this life because they lost their only love
muốn giọt nước mắt cuối cùng sẽ rơi trên vai ta mà không là ai khác
wanted their final tears to fall upon our shoulder, and not those of another
muốn nhìn thấy ta hơn tất cả những hi vọng trên đời…
wanted to see in us something better than all of life's hopes
Chúng ta đã nhiều lần chết đi dù vẫn đang tồn tại giữa bao người
We've died many times though we persist among many others
khi nhìn thấy nhau nhưng không cách nào bước tới
when we've looked at each other yet without a way to approach
khi lướt qua nhau và nghe rõ nhịp tim của người kia đau nhói
when we brush quickly past and can hear clearly the heartbeat of the afflicted other
khi rời xa nhau mà ngay cả ánh mắt cũng không bước đi nổi
when leaving each other behind even the eye's glow, unable to step away
xót xa nào hơn…
what greater torment...
Người có biết mình mắc nợ chính bản thân mình
Do you know that it's my own debt to
cứ mãi loay hoay tìm cho ra một điểm tựa
remained obsessed in the search for a polestar
không phải con người này, không phải ngôi nhà này… mà là ở nơi đó
not this person, nor this house... but in that one place
với một vòng tay bao dung!
with its merciful embrace!
Ta không hề muốn sống cuộc đời của những mẫu số chung
I never want to live a life of the common denominator
yêu một người và lấy một người khác…
loving one person and marrying another...
rồi tự an ủi mình miễn là có một bờ vai bên cạnh
comforted by the pair of shoulders beside them
tự an ủi mình ai cũng giống như vậy thôi?
comforted that it's the same for everyone?
Người vẫn giữ cho riêng mình một khoảng trời
You still hold a space for me alone
nhưng đã chôn giấu vào tận góc tâm hồn không có ánh sáng
but it's buried in the farthest corner of a lightless soul
người không muốn nhìn lại, không muốn rơi nước mắt…
you don't want to look back, don't want tears to fall...
dù trái tim mỗi ngày tự nó làm mưa tuôn…
though each day my heart makes its own torrent
Bởi vì không thể quên
Being unable to forget
nên (không chỉ riêng) ta không thể tự tha thứ được cho chính mình!
so (it's not only) I that cannot forgive myself
05.2008
Nhìn một cho đơn giản thì đây là một bài thơ về tình yêu tan vỡ. Một chủ đề bình thường. Nhưng hình như một phần lớn các cuộc tình trong thi ca và ca từ bị tan vỡ vì số phận, vì những sự kiện cụ thể xây ra xung quanh mình (một người đi, một ở lại vì nhiều lý do), hay vì sự gian dối. Bài thơ này thì khác.
Tôi dịch bài thơ cùng lúc tôi đang đọc đoạn sau này trong quyển Fighting for Life: Contest, Sexuality, and Consciousness [Phấn đấu cho nhân sinh: Sự cạnh tranh, bản năng giới tính, và ý thức] của Walter J. Ong (Cornell University Press, 1981, tr. 196). Đoạn này khó dịch vậy tôi phải xin lỗi trước.
The "I" exists in a state of terrifying isolation. No matter how close another is to me, he or she can never break through into this center of my being, into what really matters. A husband and wife who have lived together in great love for fifty years so that they can read each other's thoughts are still separated here: the one does not know the direct experience of "I" which is the other. They may almost forget this fact, for the chasm that opens this situation and keeps open can be crossed and is crossed only by love. But the chasm remains. We are divided from one another. The veil that separates each of us as a person from the other is never lifted in this life, though it may be pierced by love.
Cái "tôi" tồn tại trong tình trạng cô lập đáng kinh sợ. Không quan trọng người khác được gần mình bao nhiêu, anh hay em không thể nào vượt vào trong vòng tâm của sự tồn tại của tôi, vào trong những cái có ý nghĩa nhất. Một cặp vợ chồng sống chung tha thiết năm mươi năm đến mức mà họ đoán được ý nghĩ của nhau vẫn còn bị riêng biệt vậy: người không biết được kinh nghiệm trực tiếp của cái "tôi" là người khác. Cũng có thể họ sẽ quên sự kiện này, vì vực thẳm mà mở rộng tình trạng này và cứ mở rộng vượt nối được và chỉ được vượt nối vì tình yêu. Song vực thẳm này vẫn còn. Chúng ta bị chia ra nhau. Tấm màn mà chia ra mọi chúng ta, người với người, không bao giờ được nâng lên trong đời này, tuy nó sẽ được xuyên vì tình yêu.
Tôi nghĩ rằng Nguyễn Phong Việt viết về vực thẳm ấy. Hai người có thể rất gần gủi với nhau, rất hiểu biết nhau, rất yêu nhau nhưng hai người vẫn riêng biệt. Bài thơ này không viết cụ thể đến một vấn đề, một biến cố xây ra làm cho hai người vừa "không cách nào bước tới" vừa "không bước đi nổi." Hai người co lỗi với nhau? Cuộc sống thay đổi làm cho hai người không còn được tâm sự với nhau? Có những cảm tưởng, cảm giác phức tạp khó tả, khó giải quyết. Khi mà chúng ta gặp phải thì mới thành con người, mới thành con người biết thực sự tình yêu.
Being unable to forget
nên ta hiểu cảm giác của cả triệu người trên thế gian
we understand the feelings of millions of others in this world
đã từng yêu ai đó hơn chính bản thân mình!
who have loved somebody more than themselves!
Những tháng ngày chỉ cần sống cuộc đời bình thường
Days, months that only requiring an ordinary life
nấu cho nhau một bữa ăn
cooking meals for each other
mua một viên thuốc khi người kia đau ốm
buying medicine when the other is sick
hay vuốt giùm sợi tóc bay ngang tầm mắt…
or brushing a strand of hair from the others eyes
nhưng ta biết chẳng dễ gì bên cạnh người được
but I know it's not easy to stay by somebody
chẳng dễ gì có thể sẻ chia…
it's not easy to share...
Đã bao giờ người muốn gọi tên ta
Has somebody ever wanted to call our name
muốn ngủ mãi trong giấc mơ mà không thức giấc
wanted to sleep forever, dreaming not awakening
muốn chối bỏ đời sống này vì mất đi tình yêu duy nhất
wanted to reject this life because they lost their only love
muốn giọt nước mắt cuối cùng sẽ rơi trên vai ta mà không là ai khác
wanted their final tears to fall upon our shoulder, and not those of another
muốn nhìn thấy ta hơn tất cả những hi vọng trên đời…
wanted to see in us something better than all of life's hopes
Chúng ta đã nhiều lần chết đi dù vẫn đang tồn tại giữa bao người
We've died many times though we persist among many others
khi nhìn thấy nhau nhưng không cách nào bước tới
when we've looked at each other yet without a way to approach
khi lướt qua nhau và nghe rõ nhịp tim của người kia đau nhói
when we brush quickly past and can hear clearly the heartbeat of the afflicted other
khi rời xa nhau mà ngay cả ánh mắt cũng không bước đi nổi
when leaving each other behind even the eye's glow, unable to step away
xót xa nào hơn…
what greater torment...
Người có biết mình mắc nợ chính bản thân mình
Do you know that it's my own debt to
cứ mãi loay hoay tìm cho ra một điểm tựa
remained obsessed in the search for a polestar
không phải con người này, không phải ngôi nhà này… mà là ở nơi đó
not this person, nor this house... but in that one place
với một vòng tay bao dung!
with its merciful embrace!
Ta không hề muốn sống cuộc đời của những mẫu số chung
I never want to live a life of the common denominator
yêu một người và lấy một người khác…
loving one person and marrying another...
rồi tự an ủi mình miễn là có một bờ vai bên cạnh
comforted by the pair of shoulders beside them
tự an ủi mình ai cũng giống như vậy thôi?
comforted that it's the same for everyone?
Người vẫn giữ cho riêng mình một khoảng trời
You still hold a space for me alone
nhưng đã chôn giấu vào tận góc tâm hồn không có ánh sáng
but it's buried in the farthest corner of a lightless soul
người không muốn nhìn lại, không muốn rơi nước mắt…
you don't want to look back, don't want tears to fall...
dù trái tim mỗi ngày tự nó làm mưa tuôn…
though each day my heart makes its own torrent
Bởi vì không thể quên
Being unable to forget
nên (không chỉ riêng) ta không thể tự tha thứ được cho chính mình!
so (it's not only) I that cannot forgive myself
05.2008
Nhìn một cho đơn giản thì đây là một bài thơ về tình yêu tan vỡ. Một chủ đề bình thường. Nhưng hình như một phần lớn các cuộc tình trong thi ca và ca từ bị tan vỡ vì số phận, vì những sự kiện cụ thể xây ra xung quanh mình (một người đi, một ở lại vì nhiều lý do), hay vì sự gian dối. Bài thơ này thì khác.
Tôi dịch bài thơ cùng lúc tôi đang đọc đoạn sau này trong quyển Fighting for Life: Contest, Sexuality, and Consciousness [Phấn đấu cho nhân sinh: Sự cạnh tranh, bản năng giới tính, và ý thức] của Walter J. Ong (Cornell University Press, 1981, tr. 196). Đoạn này khó dịch vậy tôi phải xin lỗi trước.
The "I" exists in a state of terrifying isolation. No matter how close another is to me, he or she can never break through into this center of my being, into what really matters. A husband and wife who have lived together in great love for fifty years so that they can read each other's thoughts are still separated here: the one does not know the direct experience of "I" which is the other. They may almost forget this fact, for the chasm that opens this situation and keeps open can be crossed and is crossed only by love. But the chasm remains. We are divided from one another. The veil that separates each of us as a person from the other is never lifted in this life, though it may be pierced by love.
Cái "tôi" tồn tại trong tình trạng cô lập đáng kinh sợ. Không quan trọng người khác được gần mình bao nhiêu, anh hay em không thể nào vượt vào trong vòng tâm của sự tồn tại của tôi, vào trong những cái có ý nghĩa nhất. Một cặp vợ chồng sống chung tha thiết năm mươi năm đến mức mà họ đoán được ý nghĩ của nhau vẫn còn bị riêng biệt vậy: người không biết được kinh nghiệm trực tiếp của cái "tôi" là người khác. Cũng có thể họ sẽ quên sự kiện này, vì vực thẳm mà mở rộng tình trạng này và cứ mở rộng vượt nối được và chỉ được vượt nối vì tình yêu. Song vực thẳm này vẫn còn. Chúng ta bị chia ra nhau. Tấm màn mà chia ra mọi chúng ta, người với người, không bao giờ được nâng lên trong đời này, tuy nó sẽ được xuyên vì tình yêu.
Tôi nghĩ rằng Nguyễn Phong Việt viết về vực thẳm ấy. Hai người có thể rất gần gủi với nhau, rất hiểu biết nhau, rất yêu nhau nhưng hai người vẫn riêng biệt. Bài thơ này không viết cụ thể đến một vấn đề, một biến cố xây ra làm cho hai người vừa "không cách nào bước tới" vừa "không bước đi nổi." Hai người co lỗi với nhau? Cuộc sống thay đổi làm cho hai người không còn được tâm sự với nhau? Có những cảm tưởng, cảm giác phức tạp khó tả, khó giải quyết. Khi mà chúng ta gặp phải thì mới thành con người, mới thành con người biết thực sự tình yêu.
25 tháng 10, 2011
A Place The World Can't Reach (Một nơi thế gian không tới) - Jason Gibbs (1991)
Cách đây hơn một năm một người bạn thân của tôi đã qua đời. Tôi đã hợp tác với Gilbert Marhoefer nhiều năm trong ban nhạc Apes of God (Các con khỉ của chúa). Hôm qua là sinh nhật của Gilbert, và nếu còn sống thì anh bạn tôi đã lên 59 tuổi.
Trong khoảng thời gian ấy tôi làm nhiều tiểu phẩm kiểu "demo" (bản chạy thử) để Gilbert chọn đặt lời. Đã có những lần phải đợi hơn mười năm mà Gilbert mới sọan lời xong. Nhưng lúc nào Gilbert cũng sọan những lời chải chuốt và tuyệt hay.
Đây là một tiểu phẩm không lời mà tôi sáng tác cách đây 20 năm. Tôi rất thích nghe bài đơn giản này. Gilbert đã viết lời rất hay cho bài này, nhưng giấy với các lời bị đề lẫn mất. Vậy bài này chưa được phổ biên. Gilbert đã đặt tên nhạc phẩm này.
23 tháng 10, 2011
“mượn” hay cho vay?
Xuân Thi, "Khi nhạc Việt bị “mượn," Sài Gòn tiếp thị (21 tháng 10 2011).
Trong báo bài này nhiều người nhận xét rằng một bài hit mới của Coldplay cùng Rhianna là "Princess of China" (Công chúa Trung Hoa) có những nét nhạc nghe giống những nét nhạc trong ca khúc "Ra ngõ tụng kinh" của Trần Tiến do Trần Thu Hà thực hiện. Chắc nhiều người biết chuyện này.
Tôi cũng có một vài nhận xét.
1) - Đầu tiên tôi muốn nói chính xác về giai điệu này trong bài ca "Ra ngõ tụng kinh." Đây là một đòan giới thiệu (introduction) chắc do Hà Trần hay Thanh Phương sáng chế. Đoàn nhạc giới thiệu không có trên bản nhạc của Trần Tiến sáng tác.
2) - Tiết tấu của hai điệu rất giống nhau. Giai điệu trong hai bài ca không y hệt như nhau. (đây là không phải các nốt chính xác, nhưng những nốt chứng minh các quảng âm giới từng nốt):
"Princess of China" (hát chữ "Ô....")
A - GAGE - DEDA - EDGA -
"Ra ngõ tụng kinh" (hát các chững "hê-a" "hai-a")
A - GAGE - DEGE - DEDDA -
"Princess of China"
3) - Rất khó biết nếu các cậu thành viên có bao giờ nghe đĩa của Hà Trần. Họ soạn một tác phẩm có âm hưởng châu Á thì có lẽ họ nghiên cứu qua nhiều đĩa nhạc mới vùng Á Châu.
4) Các giai điệu ngũ cung là như DNA của nhạc dân gian toàn cầu. Tôi xin đề ra thêm một ví dụ là một giai điệu chant (xướng) của đội bóng chày Atlanta Braves (nghe dưới đây)
Atlanta Braves chant (có tiết tấu giống hai giai điệu trên, và có nguyên âm "ô" như "Princess of China")
A - G AGE - E - D EDA -
Đội của Atlanta lấy làm danh hiệu một người da đỏ.
Từ năm 1991 họ xướng giai điệu này để khuyến khích các đội viên lên chiến thắng. Đối với tôi đây không phải một cử chỉ đẹp mà là một cách để phân biệt chủng tộc. Những người fan của đội Atlanta Braves không có mấy người là dân tộc da đỏ. Những người da đỏ bản xứ đã bị tiêu diệt gần hai thế kỷ rồi. Giai điệu này cũng là một giai điệu da đỏ (nghĩa là nguyên thủy) theo sự tưởng tượng chật hẹp của người Mỹ da trắng. Giai điệu này là như trong một phim cao bồi - gam ngũ cung đối với người nghe như nhạc dân tộc. Tôi sẽ ngạc nhiên nếu Hà Trần có bao giờ nghe các fan của đội Atlanta Braves hát kiểu này.
5) Thật ra chỉ có các luật sư có thể giải quyết những câu chuyện này. Ngôn ngữ âm nhạc rất bao la, nhưng dù thế nữa trong môi trường nhạc hoàn cầu thì mọi người được chịu ảnh hưởng của nhau - cố ý hay tình cờ.
Trong báo bài này nhiều người nhận xét rằng một bài hit mới của Coldplay cùng Rhianna là "Princess of China" (Công chúa Trung Hoa) có những nét nhạc nghe giống những nét nhạc trong ca khúc "Ra ngõ tụng kinh" của Trần Tiến do Trần Thu Hà thực hiện. Chắc nhiều người biết chuyện này.
Tôi cũng có một vài nhận xét.
1) - Đầu tiên tôi muốn nói chính xác về giai điệu này trong bài ca "Ra ngõ tụng kinh." Đây là một đòan giới thiệu (introduction) chắc do Hà Trần hay Thanh Phương sáng chế. Đoàn nhạc giới thiệu không có trên bản nhạc của Trần Tiến sáng tác.
2) - Tiết tấu của hai điệu rất giống nhau. Giai điệu trong hai bài ca không y hệt như nhau. (đây là không phải các nốt chính xác, nhưng những nốt chứng minh các quảng âm giới từng nốt):
"Princess of China" (hát chữ "Ô....")
A - GAGE - DEDA - EDGA -
"Ra ngõ tụng kinh" (hát các chững "hê-a" "hai-a")
A - GAGE - DEGE - DEDDA -
"Princess of China"
3) - Rất khó biết nếu các cậu thành viên có bao giờ nghe đĩa của Hà Trần. Họ soạn một tác phẩm có âm hưởng châu Á thì có lẽ họ nghiên cứu qua nhiều đĩa nhạc mới vùng Á Châu.
4) Các giai điệu ngũ cung là như DNA của nhạc dân gian toàn cầu. Tôi xin đề ra thêm một ví dụ là một giai điệu chant (xướng) của đội bóng chày Atlanta Braves (nghe dưới đây)
Atlanta Braves chant (có tiết tấu giống hai giai điệu trên, và có nguyên âm "ô" như "Princess of China")
A - G AGE - E - D EDA -
Đội của Atlanta lấy làm danh hiệu một người da đỏ.
Từ năm 1991 họ xướng giai điệu này để khuyến khích các đội viên lên chiến thắng. Đối với tôi đây không phải một cử chỉ đẹp mà là một cách để phân biệt chủng tộc. Những người fan của đội Atlanta Braves không có mấy người là dân tộc da đỏ. Những người da đỏ bản xứ đã bị tiêu diệt gần hai thế kỷ rồi. Giai điệu này cũng là một giai điệu da đỏ (nghĩa là nguyên thủy) theo sự tưởng tượng chật hẹp của người Mỹ da trắng. Giai điệu này là như trong một phim cao bồi - gam ngũ cung đối với người nghe như nhạc dân tộc. Tôi sẽ ngạc nhiên nếu Hà Trần có bao giờ nghe các fan của đội Atlanta Braves hát kiểu này.
5) Thật ra chỉ có các luật sư có thể giải quyết những câu chuyện này. Ngôn ngữ âm nhạc rất bao la, nhưng dù thế nữa trong môi trường nhạc hoàn cầu thì mọi người được chịu ảnh hưởng của nhau - cố ý hay tình cờ.
18 tháng 10, 2011
Vì một đời sống âm nhạc lành mạnh (For a healthy musical life) - Tuấn Khang (2011)
Nhân dân Điện tử - Cập nhật lúc 01:06, Chủ nhật, 24/07/2011 (GMT+7)
Thời gian qua, "thảm họa âm nhạc" đang trở thành vấn đề thu hút sự chú ý không chỉ với người yêu nhạc, mà với cả những người quan tâm tới sự lành mạnh của nền nghệ thuật nước nhà. Thật ra, "thảm họa âm nhạc" đã được cảnh báo trước đây khá lâu, từ khi hiện tượng này mới xuất hiện.
In recent days, the "musical calamity" has become an issue that has attracted the attention of not only music lovers, but also of everyone concerned about the health of the nation's performing arts. In fact, the "musical calamity" had been forecast for a fairly long time from the time this phenomenon first appeared.
Như nhạc sĩ Trọng Bằng đã có lần nhận xét: "Ðời sống âm nhạc của ta hôm nay thật không khác gì một nồi lẩu. Thế giới có gì chúng ta có cái đó. Rock, rap, hip-hop có tất. Trong khi đó, cái gốc, cái cốt lõi của âm nhạc thì lại đang bị bỏ quên một cách rất đáng buồn!... Ngày hôm nay, lòng tự trọng nghề nghiệp đã trở thành một thứ xa xỉ đối với một số ca sĩ trẻ...". Nhưng, dù đã bị nhận diện và lưu ý, hiện tượng đáng chê trách này vẫn tiếp tục tràn lan, đến mức trở thành một nguy cơ đáng lo ngại, ảnh hưởng thị hiếu và sinh hoạt nghệ thuật trong xã hội.
As the composer Trọng Bằng once observed: "Our musical life today is no different than a fondue pot. Whatever there is in the world, we've got some. Rock, rap, hip-hop -- we've had it all. At that time, the root, the essence of music was being forgotten in a really depressing way!... Today, professional self-respect has become a luxury for a few young singers..." But even though it has been identified and brought to attention, this reproachful phenomenon still continues to spread to the point that it has become a worrisome hazard influencing the taste and activities of the arts in society.
Có một câu hỏi cần đặt ra và cần được trả lời là: Tại sao những năm tháng chiến tranh, trong điều kiện hết sức khó khăn, chúng ta có một đội ngũ nhạc sĩ tài năng, xây dựng được một nền âm nhạc phát triển cân đối cả khí nhạc - thanh nhạc, âm nhạc và trở thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn, được sự hưởng ứng nồng nhiệt của công chúng; thì ngày nay, trong khi hoàn cảnh mới của đất nước tạo ra rất nhiều thuận lợi để âm nhạc phát triển, lại xuất hiện xu hướng sáng tác, biểu diễn theo lối bắt chước nước ngoài một cách máy móc, lố lăng, xa rời giá trị nghệ thuật của dân tộc, thiếu quan tâm tiếp nối những thành tựu âm nhạc đã có...? Phải nói là càng gần đây, đời sống âm nhạc càng xuất hiện nhiều các CD, VCD, DVD, liveshow ca nhạc mà trong đó, nếu ca sĩ không hò hét, gào thét, thì cũng ủ ê, bi lụy về phụ tình, hận tình,... với đủ loại ca từ ngô nghê, vô nghĩa và dung tục. Rồi nữa, một số ca sĩ còn tận dụng ưu thế hình thể ăn mặc hở hang, nhảy nhót điên cuồng, cố bằng mọi cách tạo nên sự giật gân, thu hút và đáp ứng nhu cầu tầm thường của một bộ phận công chúng âm nhạc. Không có ý nghĩa nào khác, "thảm họa âm nhạc" đã và đang dẫn tới một số tác động khá tiêu cực; từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của đời sống tinh thần, ảnh hưởng tới ý chí, nghị lực và tinh thần phấn đấu của con người, nhất là giới trẻ.
There is a question that needs to be ask and answered: Why in the war years, under extremely difficult circumstances, we had a corps of talented musicians that constructed a music with an even development of instrumental and vocal music, and that became an exciting "spiritual fare," that had the passionate response of the public. Yet today, when the nation's new circumstances have created many advantages for musical development, why do tendencies appear in composition and performance that imitate foreign lands in a ridiculous, mechanical way, aloof from the artistic values of the nation, lacking attention to continuing the musical achievements we've had...? It must be said that even more recently, our music has even more CDs, VCDs, DVDs, musical live shows and if the singer does shout or scream, then it's melancholy, pessimistic about loves betrayals... with every manner of foolish, meaningless and mundane lyrics. Furthermore, a number of singers still make the most of advantages of their figures, wearing revealing clothes, dancing insanely, trying every way they can to create excitement, to attract and respond to the vulgar requirements of a portion of the musical audience. There can be no other meaning, the "musical calamity" has and continues to lead to a number of effects that are quite negative; from there it has influenced the development of people's spiritual life, the willpower, fortitude and fighting spirit, especially of the young.
Xem xét từ bất kỳ góc độ nào, nhạc sĩ và ca sĩ cũng là công dân và đặc thù nghề nghiệp của họ đặt ra các yêu cầu rất cao về trách nhiệm xã hội. Thiếu trách nhiệm xã hội, chạy theo nhu cầu vật chất mà bất chấp các giá trị nhân văn, mưu cầu nổi tiếng bằng những cung cách "phi văn hóa" là nhạc sĩ, ca sĩ thiếu tự trọng nghề nghiệp, dung túng cho sự thiếu lành mạnh. Vì thế, xã hội đòi hỏi nhạc sĩ, ca sĩ phải nâng cao ý thức trách nhiệm trước công chúng. Ðồng thời, xã hội cũng yêu cầu các cơ quan quản lý văn hóa, các cơ quan chức năng về luật pháp cần nghiêm khắc trong quản lý và áp dụng mọi chế tài nhằm chấm dứt cái gọi là "thảm họa âm nhạc" trong đời sống tinh thần xã hội. Tuy nhiên, phương cách quan trọng nhất vẫn là phải tập trung xây dựng một nền âm nhạc có cơ sở vững chắc như: giáo dục âm nhạc trong nhà trường, đầu tư giúp nhạc sĩ có điều kiện sáng tác, biểu diễn các tác phẩm khí nhạc, thanh nhạc hiện đại, mang bản sắc dân tộc, khuyến khích hệ thống truyền thông dành thời gian quảng bá các tác phẩm âm nhạc có giá trị tư tưởng - nghệ thuật cao...
Looked at from any angle, musicians and singers are citizens and the particulars of their art raise many great requirements for social responsibility. If they lack this social responsibility, run after the material demands and, in spite of humanistic values, pursue fame in an "uncultured" way, musicians and singers lack the self-respect of their profession, tolerate a lack of wholesomeness. For that reason, society requires musicians and singers to raise their consciousness of their responsibility to the public. At the same time, society requires that agencies that manage culture, legal agencies need to be strict in their management and use every punishment aimed at putting an end to the so-called "musical calamity" in society's spiritual life. However, the most important measure still is to concentrate on building a music on a solid foundation: music education in the schools, investment so that musicians have the means to compose, performing works of contemporary instrumental and vocal music, encourage the media to set aside time to diffuse music with ideological value and high artistry.
Lại thêm một bài báo kiểu "Bài trừ nhạc màu vàng" xuất hiện. Cách đây sáu chục năm thì gọi là nhạc vàng, rồi nhạc giật gân, nhạc não tình, nhạc gây sốc. Sau "thảm họa âm nhạc" này thì sẽ gọi bằng tên nào?
Đọc các loại báo Việt từ thập niên 1920 đến bây giờ tôi chưa thấy giai đoạn mà không có những lời báo động về "thảm họa" gì nào đó về mặt âm nhạc (hồi đó là "nạn vọng cổ"). Những người tự cho mình có học thức, có gu thì chê nhạc đại chúng. Đám đông thích nghe nhạc sầu não, thô lỗ là một vấn đề nặng phải giải quyết. Tại sao người trẻ, các nông dân, các thợ nhà máy không thích nghe nhạc thính phòng giao hưởng? Lỗi tại ai? Cứ trách "giáo dục âm nhạc trong nhà trường." Và tất nhiên tình cảnh các nhạc sĩ thiếu "điều kiện sáng tác."
Cái điều khó chấp nhận nhất trong bài này là lúc viết rằng "giới trẻ" do bị ảnh hưởng khi nghe nhạc này không được phát triển "ý chí, nghị lực và tinh thần phấn đấu của con người." Bằng chứng ở đâu? Tất nhiên hiện nay có lắm du côn, có kẻ sa đọa - thời nào cũng có. Lúc nào nghĩ đến giới trẻ Việt tôi không nghĩ đến những người có ý chí, nghị lực, tinh thần yếu kém. Xem các người biểu tình chống Trung Quốc tôi thấy đủ khả năng phấn đấu.
Về mặt "bắt chước nước ngoài một cách máy móc." Tôi đã nghe những khúc giao hưởng Việt nghe y hệt nhạc Tchaikovsky, những giọng hát nghe như nghệ sĩ opera Ý. Nhiều tác phẩm khí nhạc Việt Nam có phong cách rất giống Paul Mauriat. Nói vậy tôi không chê. Người ta bắt chước một cách máy móc nhiều hay ít là vì hai lý do chính là 1) họ cảm thấy đam mê; hay vì 2) họ muốn kiếm lợi cho mình. Cả hai lý do đều hợp lý và là một cách để thích ứng với thực tế. Như Hoàng Ngọc Hiến dịch François Jullien về triết lý Trung Hoa (và cái thế giới quan truyền thống không xa với cái của Việt Nam): "Hiệu quả, ở Trung Hoa, ... là hiệu quả bằng sự thích ứng." (1)
Năm 1941 Hoài Thanh viết "Bấy nhiêu sự thay đổi trong khoảng sáu mươi năm." Nhưng những bảy mươi năm sau cũng có biết bao thay đổi. Ở Viêt Nam và toàn cầu. Cách thích ứng năm 1941 khác với cách của năm 1951, 1981 hay 2011. Một ca sĩ thích ứng với thời cuộc hiện phải có ê-kíp, phải nhuộm tóc, phải biết gây scandal, ăn mặc hở... Nếu hát được thì càng tốt. Đó là nhu cầu của báo giới, của đại chúng, của thời đại.
Đòi các cô, cậu bé bước vào nghệ ca xướng không nên "chạy theo nhu cầu vật chất mà bất chấp các giá trị nhân văn..." hợp bản chất nhân sinh không? Tại sao họ phải làm gương mẫu cho toàn xã hội? Các ca sĩ không có độc quyền về mặt "theo nhu cầu vật chất" trong xã hội Việt Nam.
Tôi sẽ bắt đầu tin ở quan niệm của tác giả này nếu ông nêu lên những ví dụ cụ thể - thế nào là một "tác phẩm âm nhạc có giá trị tư tưởng" viết trong vòng năm năm này? Rồi phân tích cái giá trị tư tưởng nằm ở nét nhạc nào trong tác phẩm ấy? Xin đề tên một tác phẩm "thảm họa" và giải thích những nét nhạc gây tai hại cho người nghe? Nét nhạc của hai phong cách khác nhau thế nào? Thế nào là nét nhạc xuất sắc, là nét nhạc dở?
(1) Bàn về tính hiệu quả: [trên cơ sở những tư tưởng của Lão Tử về chiến tranh, quyền lực và lời nói] của François Jullien; Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu (NXB Đà Nẵng, 2002), 84.
Thời gian qua, "thảm họa âm nhạc" đang trở thành vấn đề thu hút sự chú ý không chỉ với người yêu nhạc, mà với cả những người quan tâm tới sự lành mạnh của nền nghệ thuật nước nhà. Thật ra, "thảm họa âm nhạc" đã được cảnh báo trước đây khá lâu, từ khi hiện tượng này mới xuất hiện.
In recent days, the "musical calamity" has become an issue that has attracted the attention of not only music lovers, but also of everyone concerned about the health of the nation's performing arts. In fact, the "musical calamity" had been forecast for a fairly long time from the time this phenomenon first appeared.
Như nhạc sĩ Trọng Bằng đã có lần nhận xét: "Ðời sống âm nhạc của ta hôm nay thật không khác gì một nồi lẩu. Thế giới có gì chúng ta có cái đó. Rock, rap, hip-hop có tất. Trong khi đó, cái gốc, cái cốt lõi của âm nhạc thì lại đang bị bỏ quên một cách rất đáng buồn!... Ngày hôm nay, lòng tự trọng nghề nghiệp đã trở thành một thứ xa xỉ đối với một số ca sĩ trẻ...". Nhưng, dù đã bị nhận diện và lưu ý, hiện tượng đáng chê trách này vẫn tiếp tục tràn lan, đến mức trở thành một nguy cơ đáng lo ngại, ảnh hưởng thị hiếu và sinh hoạt nghệ thuật trong xã hội.
As the composer Trọng Bằng once observed: "Our musical life today is no different than a fondue pot. Whatever there is in the world, we've got some. Rock, rap, hip-hop -- we've had it all. At that time, the root, the essence of music was being forgotten in a really depressing way!... Today, professional self-respect has become a luxury for a few young singers..." But even though it has been identified and brought to attention, this reproachful phenomenon still continues to spread to the point that it has become a worrisome hazard influencing the taste and activities of the arts in society.
Có một câu hỏi cần đặt ra và cần được trả lời là: Tại sao những năm tháng chiến tranh, trong điều kiện hết sức khó khăn, chúng ta có một đội ngũ nhạc sĩ tài năng, xây dựng được một nền âm nhạc phát triển cân đối cả khí nhạc - thanh nhạc, âm nhạc và trở thành "món ăn tinh thần" hấp dẫn, được sự hưởng ứng nồng nhiệt của công chúng; thì ngày nay, trong khi hoàn cảnh mới của đất nước tạo ra rất nhiều thuận lợi để âm nhạc phát triển, lại xuất hiện xu hướng sáng tác, biểu diễn theo lối bắt chước nước ngoài một cách máy móc, lố lăng, xa rời giá trị nghệ thuật của dân tộc, thiếu quan tâm tiếp nối những thành tựu âm nhạc đã có...? Phải nói là càng gần đây, đời sống âm nhạc càng xuất hiện nhiều các CD, VCD, DVD, liveshow ca nhạc mà trong đó, nếu ca sĩ không hò hét, gào thét, thì cũng ủ ê, bi lụy về phụ tình, hận tình,... với đủ loại ca từ ngô nghê, vô nghĩa và dung tục. Rồi nữa, một số ca sĩ còn tận dụng ưu thế hình thể ăn mặc hở hang, nhảy nhót điên cuồng, cố bằng mọi cách tạo nên sự giật gân, thu hút và đáp ứng nhu cầu tầm thường của một bộ phận công chúng âm nhạc. Không có ý nghĩa nào khác, "thảm họa âm nhạc" đã và đang dẫn tới một số tác động khá tiêu cực; từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của đời sống tinh thần, ảnh hưởng tới ý chí, nghị lực và tinh thần phấn đấu của con người, nhất là giới trẻ.
There is a question that needs to be ask and answered: Why in the war years, under extremely difficult circumstances, we had a corps of talented musicians that constructed a music with an even development of instrumental and vocal music, and that became an exciting "spiritual fare," that had the passionate response of the public. Yet today, when the nation's new circumstances have created many advantages for musical development, why do tendencies appear in composition and performance that imitate foreign lands in a ridiculous, mechanical way, aloof from the artistic values of the nation, lacking attention to continuing the musical achievements we've had...? It must be said that even more recently, our music has even more CDs, VCDs, DVDs, musical live shows and if the singer does shout or scream, then it's melancholy, pessimistic about loves betrayals... with every manner of foolish, meaningless and mundane lyrics. Furthermore, a number of singers still make the most of advantages of their figures, wearing revealing clothes, dancing insanely, trying every way they can to create excitement, to attract and respond to the vulgar requirements of a portion of the musical audience. There can be no other meaning, the "musical calamity" has and continues to lead to a number of effects that are quite negative; from there it has influenced the development of people's spiritual life, the willpower, fortitude and fighting spirit, especially of the young.
Xem xét từ bất kỳ góc độ nào, nhạc sĩ và ca sĩ cũng là công dân và đặc thù nghề nghiệp của họ đặt ra các yêu cầu rất cao về trách nhiệm xã hội. Thiếu trách nhiệm xã hội, chạy theo nhu cầu vật chất mà bất chấp các giá trị nhân văn, mưu cầu nổi tiếng bằng những cung cách "phi văn hóa" là nhạc sĩ, ca sĩ thiếu tự trọng nghề nghiệp, dung túng cho sự thiếu lành mạnh. Vì thế, xã hội đòi hỏi nhạc sĩ, ca sĩ phải nâng cao ý thức trách nhiệm trước công chúng. Ðồng thời, xã hội cũng yêu cầu các cơ quan quản lý văn hóa, các cơ quan chức năng về luật pháp cần nghiêm khắc trong quản lý và áp dụng mọi chế tài nhằm chấm dứt cái gọi là "thảm họa âm nhạc" trong đời sống tinh thần xã hội. Tuy nhiên, phương cách quan trọng nhất vẫn là phải tập trung xây dựng một nền âm nhạc có cơ sở vững chắc như: giáo dục âm nhạc trong nhà trường, đầu tư giúp nhạc sĩ có điều kiện sáng tác, biểu diễn các tác phẩm khí nhạc, thanh nhạc hiện đại, mang bản sắc dân tộc, khuyến khích hệ thống truyền thông dành thời gian quảng bá các tác phẩm âm nhạc có giá trị tư tưởng - nghệ thuật cao...
Looked at from any angle, musicians and singers are citizens and the particulars of their art raise many great requirements for social responsibility. If they lack this social responsibility, run after the material demands and, in spite of humanistic values, pursue fame in an "uncultured" way, musicians and singers lack the self-respect of their profession, tolerate a lack of wholesomeness. For that reason, society requires musicians and singers to raise their consciousness of their responsibility to the public. At the same time, society requires that agencies that manage culture, legal agencies need to be strict in their management and use every punishment aimed at putting an end to the so-called "musical calamity" in society's spiritual life. However, the most important measure still is to concentrate on building a music on a solid foundation: music education in the schools, investment so that musicians have the means to compose, performing works of contemporary instrumental and vocal music, encourage the media to set aside time to diffuse music with ideological value and high artistry.
Lại thêm một bài báo kiểu "Bài trừ nhạc màu vàng" xuất hiện. Cách đây sáu chục năm thì gọi là nhạc vàng, rồi nhạc giật gân, nhạc não tình, nhạc gây sốc. Sau "thảm họa âm nhạc" này thì sẽ gọi bằng tên nào?
Đọc các loại báo Việt từ thập niên 1920 đến bây giờ tôi chưa thấy giai đoạn mà không có những lời báo động về "thảm họa" gì nào đó về mặt âm nhạc (hồi đó là "nạn vọng cổ"). Những người tự cho mình có học thức, có gu thì chê nhạc đại chúng. Đám đông thích nghe nhạc sầu não, thô lỗ là một vấn đề nặng phải giải quyết. Tại sao người trẻ, các nông dân, các thợ nhà máy không thích nghe nhạc thính phòng giao hưởng? Lỗi tại ai? Cứ trách "giáo dục âm nhạc trong nhà trường." Và tất nhiên tình cảnh các nhạc sĩ thiếu "điều kiện sáng tác."
Cái điều khó chấp nhận nhất trong bài này là lúc viết rằng "giới trẻ" do bị ảnh hưởng khi nghe nhạc này không được phát triển "ý chí, nghị lực và tinh thần phấn đấu của con người." Bằng chứng ở đâu? Tất nhiên hiện nay có lắm du côn, có kẻ sa đọa - thời nào cũng có. Lúc nào nghĩ đến giới trẻ Việt tôi không nghĩ đến những người có ý chí, nghị lực, tinh thần yếu kém. Xem các người biểu tình chống Trung Quốc tôi thấy đủ khả năng phấn đấu.
Về mặt "bắt chước nước ngoài một cách máy móc." Tôi đã nghe những khúc giao hưởng Việt nghe y hệt nhạc Tchaikovsky, những giọng hát nghe như nghệ sĩ opera Ý. Nhiều tác phẩm khí nhạc Việt Nam có phong cách rất giống Paul Mauriat. Nói vậy tôi không chê. Người ta bắt chước một cách máy móc nhiều hay ít là vì hai lý do chính là 1) họ cảm thấy đam mê; hay vì 2) họ muốn kiếm lợi cho mình. Cả hai lý do đều hợp lý và là một cách để thích ứng với thực tế. Như Hoàng Ngọc Hiến dịch François Jullien về triết lý Trung Hoa (và cái thế giới quan truyền thống không xa với cái của Việt Nam): "Hiệu quả, ở Trung Hoa, ... là hiệu quả bằng sự thích ứng." (1)
Năm 1941 Hoài Thanh viết "Bấy nhiêu sự thay đổi trong khoảng sáu mươi năm." Nhưng những bảy mươi năm sau cũng có biết bao thay đổi. Ở Viêt Nam và toàn cầu. Cách thích ứng năm 1941 khác với cách của năm 1951, 1981 hay 2011. Một ca sĩ thích ứng với thời cuộc hiện phải có ê-kíp, phải nhuộm tóc, phải biết gây scandal, ăn mặc hở... Nếu hát được thì càng tốt. Đó là nhu cầu của báo giới, của đại chúng, của thời đại.
Đòi các cô, cậu bé bước vào nghệ ca xướng không nên "chạy theo nhu cầu vật chất mà bất chấp các giá trị nhân văn..." hợp bản chất nhân sinh không? Tại sao họ phải làm gương mẫu cho toàn xã hội? Các ca sĩ không có độc quyền về mặt "theo nhu cầu vật chất" trong xã hội Việt Nam.
Tôi sẽ bắt đầu tin ở quan niệm của tác giả này nếu ông nêu lên những ví dụ cụ thể - thế nào là một "tác phẩm âm nhạc có giá trị tư tưởng" viết trong vòng năm năm này? Rồi phân tích cái giá trị tư tưởng nằm ở nét nhạc nào trong tác phẩm ấy? Xin đề tên một tác phẩm "thảm họa" và giải thích những nét nhạc gây tai hại cho người nghe? Nét nhạc của hai phong cách khác nhau thế nào? Thế nào là nét nhạc xuất sắc, là nét nhạc dở?
(1) Bàn về tính hiệu quả: [trên cơ sở những tư tưởng của Lão Tử về chiến tranh, quyền lực và lời nói] của François Jullien; Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu (NXB Đà Nẵng, 2002), 84.
16 tháng 10, 2011
Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta
nguồn: Thi Nhân Việt Nam trong Hoài Thanh toàn tập, tập 1 (Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học, 1999).
tr. 259 - Nhưng, nhất đán, một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi đến. Cả nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay. Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ.
But, suddenly, a gust of wind from far away blew in. The old foundations in an instant were turned upside down, left tottering. Encountering the West was the greatest upheaval in Vietnamese culture for dozens of centuries.
tr. 260 - Chúng ta ở nhà tây, đội nón, mặc áo tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp... còn gì nữa. Nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất, phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta! Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống không còn giữ nguyên hình hài ngày trước. Nào dầu tây, điện tây, nào vải tây, nào chỉ tây, kim tây, đinh tây. Đừng tưởng tôi ngụy biện. Một cái đinh cũng đem theo nó một chút quan niệm phương tây về nhân sinh, về vũ trụ và có ngày sẽ thay đổi cả quan niêm của phương Đông. Những đồ dùng kiểu mới, chính là dẫn đường cho tư tưởng mới.
We live in western houses, wear western coats and hats. We use electric lights, watches, cars, steam trains, bicycles... and whatever else. How can one begin to calculate the material changes that the West has brought into our midst! Even in grottoes and alleys, life does not maintain the shape of days past. Now there's western oil and electricity, western cloth and thread and nails. Don't think I'm being specious. A nail even brings with it some of the western conception of human life and of the universe one day that will change the entire conception of the East. It's exactly these western tools that lead to a way of thinking.
p. 261 - Bấy nhiêu sự thay đổi trong khoảng sáu mươi năm! Năm sáu mươi năm mà như năm sáu mươi thế kỷ.
There have been so many changes in around sixty years. Fifty or sixty years is actually like sixty centuries.
p. 261-2 - Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận hờn nhất nhất như ngày trước. Đã đành ta chỉ có chừng ấy mối tình như con người muôn nơi và muôn thuở. Nhưng sống trên đất Việt Nam ở đầu thế kỷ hai mươi, những mối tình của ta không khỏi có cái màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại.
The Western has entered the deepest parts of our souls. We can no longer be happy the same way as before, sad in the same way as before or even love, hate, or take offense like before. Of course we have just about the same love as all people everywhere and always. But living on Vietnamese soil at the outset of the twentieth century, our loves can not escape having a flavor, a manner unique to the times.
Chắc nhiều độc giả Việt biết đến lời viết ở trên của nhà văn học Hoài Thanh. Người đọc có đồng ý với tôi rằng những ý sáng suốt này của Hoài Thanh rất tiên tri? Nhưng lúc ông viết - năm 1941 - thì ảnh hưởng phương Tây sâu xa hơn hiện nay. Cách đây 70 năm thì đa số người Việt chưa biết đến thơ mới và nhạc tiền chiến. Trước 1941 Việt Nam vẫn là một xã hội cổ chứ phải là mới.
Cách mạng tháng tám cũng mang theo nhiều nét Tây phương vào Việt Nam. Tất nhiên thuyết biên chứng của Mác Lê thành rất phổ biên. Về âm nhạc thì điệu hành khúc thành thông dụng. Giọng hát kiểu bel canto cũng nghe được ở khắp mọi nơi. Ở các vùng gọi là "tạm chiếm" thì văn hóa đại chúng của Pháp và Mỹ được truyền bá rộng rãi hơn.
Những năm gần đây thì ảnh hưởng phương Tây thâm nhập vào Việt Nam sâu hơn bao giờ. Nhưng cùng lúc văn hóa phổ thông của các nước Đông Âu khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng rất đáng kể. Nhưng các nền văn hóa ấy cũng được / bị phương Tây ảnh hưởng không ít.
Hoài Thanh nói rằng "mối tình" của người Việt lúc bấy giờ có "cái màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại." Chắc màu sắc, dáng dấp của mối tình người Việt hiện nay cũng rất khác với thời đại các cụ, các ông, các cha mẹ. Nói về bản chất, cội nguồn có nghĩa gì?
tr. 259 - Nhưng, nhất đán, một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi đến. Cả nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay. Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ.
But, suddenly, a gust of wind from far away blew in. The old foundations in an instant were turned upside down, left tottering. Encountering the West was the greatest upheaval in Vietnamese culture for dozens of centuries.
tr. 260 - Chúng ta ở nhà tây, đội nón, mặc áo tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp... còn gì nữa. Nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất, phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta! Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống không còn giữ nguyên hình hài ngày trước. Nào dầu tây, điện tây, nào vải tây, nào chỉ tây, kim tây, đinh tây. Đừng tưởng tôi ngụy biện. Một cái đinh cũng đem theo nó một chút quan niệm phương tây về nhân sinh, về vũ trụ và có ngày sẽ thay đổi cả quan niêm của phương Đông. Những đồ dùng kiểu mới, chính là dẫn đường cho tư tưởng mới.
We live in western houses, wear western coats and hats. We use electric lights, watches, cars, steam trains, bicycles... and whatever else. How can one begin to calculate the material changes that the West has brought into our midst! Even in grottoes and alleys, life does not maintain the shape of days past. Now there's western oil and electricity, western cloth and thread and nails. Don't think I'm being specious. A nail even brings with it some of the western conception of human life and of the universe one day that will change the entire conception of the East. It's exactly these western tools that lead to a way of thinking.
p. 261 - Bấy nhiêu sự thay đổi trong khoảng sáu mươi năm! Năm sáu mươi năm mà như năm sáu mươi thế kỷ.
There have been so many changes in around sixty years. Fifty or sixty years is actually like sixty centuries.
p. 261-2 - Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận hờn nhất nhất như ngày trước. Đã đành ta chỉ có chừng ấy mối tình như con người muôn nơi và muôn thuở. Nhưng sống trên đất Việt Nam ở đầu thế kỷ hai mươi, những mối tình của ta không khỏi có cái màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại.
The Western has entered the deepest parts of our souls. We can no longer be happy the same way as before, sad in the same way as before or even love, hate, or take offense like before. Of course we have just about the same love as all people everywhere and always. But living on Vietnamese soil at the outset of the twentieth century, our loves can not escape having a flavor, a manner unique to the times.
Chắc nhiều độc giả Việt biết đến lời viết ở trên của nhà văn học Hoài Thanh. Người đọc có đồng ý với tôi rằng những ý sáng suốt này của Hoài Thanh rất tiên tri? Nhưng lúc ông viết - năm 1941 - thì ảnh hưởng phương Tây sâu xa hơn hiện nay. Cách đây 70 năm thì đa số người Việt chưa biết đến thơ mới và nhạc tiền chiến. Trước 1941 Việt Nam vẫn là một xã hội cổ chứ phải là mới.
Cách mạng tháng tám cũng mang theo nhiều nét Tây phương vào Việt Nam. Tất nhiên thuyết biên chứng của Mác Lê thành rất phổ biên. Về âm nhạc thì điệu hành khúc thành thông dụng. Giọng hát kiểu bel canto cũng nghe được ở khắp mọi nơi. Ở các vùng gọi là "tạm chiếm" thì văn hóa đại chúng của Pháp và Mỹ được truyền bá rộng rãi hơn.
Những năm gần đây thì ảnh hưởng phương Tây thâm nhập vào Việt Nam sâu hơn bao giờ. Nhưng cùng lúc văn hóa phổ thông của các nước Đông Âu khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng rất đáng kể. Nhưng các nền văn hóa ấy cũng được / bị phương Tây ảnh hưởng không ít.
Hoài Thanh nói rằng "mối tình" của người Việt lúc bấy giờ có "cái màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại." Chắc màu sắc, dáng dấp của mối tình người Việt hiện nay cũng rất khác với thời đại các cụ, các ông, các cha mẹ. Nói về bản chất, cội nguồn có nghĩa gì?
15 tháng 10, 2011
tấm ảnh của Randall Lee Foster Collection - nhạc phục vụ lính đế quốc
Khó biết chính xác về các tấm ảnh này. Có một cô da trắng ca hát. Có vài cô châu Á (người Việt?) làm vũ nữ. Ban nhạc cũng toàn người châu Á. Dân Mít? Dân Phi? Hình như thành viên ban nhạc cũng ca hát. Có ai nhận biết thành viên nào không?
Nguồn: Randall Lee Foster Collection, Vietnam Center and Archive.
7 tháng 10, 2011
Les chantres de l'emprunt (Các ca sĩ của khoản vay)
Mêssieu B. T. Buoi n'avait point prêvu cet autre virtuose à qui, la mort dans l'âme, ils est obligé de dêcerner le 1er prix ! ! !
Me-sừ B. T. Bưởi đã không lường trước rằng các bậc thầy dù miễn cưỡng, cũng bắt phải trao giải thưởng giải nhất! ! !
Nguồn: báo L'argus indochinois samedi 4 Mars 1922, tr. 1.
Vì không biết đến bối cảnh chính trị lúc bấy giờ, tôi chưa hiểu ý nghĩa của tranh này. Tôi nghĩ rằng tranh này phụ thuộc vào một bút chiến giữa hai tờ báo L'argus indochinois và Khai hóa.
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi là chủ nhân của báo Khai hóa. L'argus indochinois cũng được gọi là "organe de defense des interets francais et annamites" (cơ quan để bênh vực lợi ích Pháp và An nam mít).
Tôi không biết họa sĩ tranh này là ai - nhưng cùng thời trong những tranh khác đã có hai người ghi tên là Bisiot hay Sirius. Chắc chăn người họa sĩ này là một người Pháp mà không có thái độ tôn trọng Bạch Thái Bưởi. Chữ "Mêssieu" là "Monsieur" viết như phát âm ngóng.
Trong đám người này chỉ có ông Bưởi mặc âu phục. Tôi thích tranh này vì ở trong có các cô nương, người chơi đàn đáy và ba người chơi đàn bầu. Một nét đẹp nữa là các chim hót trên cành cây. Chắc ý của họa sĩ này là vẽ cảnh lộn xộn, hỗn loạn. Dù thế nữa tôi chưa hiểu ý nghĩa tranh vẽ này.
Me-sừ B. T. Bưởi đã không lường trước rằng các bậc thầy dù miễn cưỡng, cũng bắt phải trao giải thưởng giải nhất! ! !
Nguồn: báo L'argus indochinois samedi 4 Mars 1922, tr. 1.
Vì không biết đến bối cảnh chính trị lúc bấy giờ, tôi chưa hiểu ý nghĩa của tranh này. Tôi nghĩ rằng tranh này phụ thuộc vào một bút chiến giữa hai tờ báo L'argus indochinois và Khai hóa.
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi là chủ nhân của báo Khai hóa. L'argus indochinois cũng được gọi là "organe de defense des interets francais et annamites" (cơ quan để bênh vực lợi ích Pháp và An nam mít).
Tôi không biết họa sĩ tranh này là ai - nhưng cùng thời trong những tranh khác đã có hai người ghi tên là Bisiot hay Sirius. Chắc chăn người họa sĩ này là một người Pháp mà không có thái độ tôn trọng Bạch Thái Bưởi. Chữ "Mêssieu" là "Monsieur" viết như phát âm ngóng.
Trong đám người này chỉ có ông Bưởi mặc âu phục. Tôi thích tranh này vì ở trong có các cô nương, người chơi đàn đáy và ba người chơi đàn bầu. Một nét đẹp nữa là các chim hót trên cành cây. Chắc ý của họa sĩ này là vẽ cảnh lộn xộn, hỗn loạn. Dù thế nữa tôi chưa hiểu ý nghĩa tranh vẽ này.
6 tháng 10, 2011
hai tranh quảng cáo - Báo L'argus indochinois
1 tháng 10, 2011
Những chiếc lá rơi (Falling Leaves) - Lưu Quang Vũ
I
Con người bé nhỏ
Someone small
trong thành phố không màu
in a drab town
trước một chiếc cầu
in front of a bridge
không thể đi qua
that cannot be crossed
Cuộc hẹn hò
A rendezvous
trong niềm mơ ước cũ
from a dream long ago
Chuông đã rung lên trống đã đổ dồn
Bells rang, drum beats massed
những bức tượng đã gục ngã
statues fell down
những người mới đã lên đường
new people took to the streets
Xao xác lá vàng
Noisome golden leaves
những mặt nạ của mùa thu
masks of autumn
đã chết
have died
Con rối trong tủ kính
A puppet in the cupboard
con chuột bằng bìa xanh
a mouse fashioned from a cover
những đôi mắt trẻ con
childish eyes
đã rơi vào quên lãng
have fallen into oblivion
chỉ còn vầng trăng nhọn
a sickle moon is all that's left
sáng bên trời không nguôi
illuminating the heavens, unussuaged
Nỗi buồn của tôi, tình yêu của tôi
My sadness, my love
như những chiếc lá không lời
wordless leaves
rụng xuống.
tumbling down
II
Có một cái làng
There was a village
em đã đi qua
you passed through
cái làng đầy hoa hồng
a village full of roses
cheo leo bên sườn núi
perched at a mountain's edge
chìm trong cây trong khói khuất trong mưa
buried in forest, in mist, hidden in rain
tôi cũng có một cái làng
I also have a village
không bao giờ tới được
that I'll never come to
khi em mở bàn tay
when you open your hands
những đường chỉ xa xôi
distant lines of your palms
run run định mệnh
trembling at fate
những đường chỉ mơ hồ lẩn khuất
vague lines, concealed
dẫn anh về một cái làng xưa
guide me to a village of long ago
đã mất
that's gone
III
- Anh có nhớ Macxen Macsô
Do I remember Marcel Marceau
cái ông hề tóc bạc
the gray haired comedian
có gương mặt rất buồn rất cô đơn?
with the sad and lonely face?
anh có nhớ một người đùa bỡn
Do I remember a jester
với cái mặt nạ cười
with a grinning mask
rồi không sao cởi được
that he couldn't remove
đau đớn mệt nhoài kiệt sức
sorrowful, exhausted, atrophied
tuyệt vọng ôm vai, cái mặt vẫn cười?
despondently clasping his shoulders, his face still smiling?
anh có trông con ốc
I've kept watched a snail
suốt đời mang cái vỏ của mình
all its life it bore a shell
nhưng cất đi gánh nặng trên lưng
but remove the heavy load on its shoulders
nó cũng không sống nữa?
would it live any more?
- Em như con chim say nắng gió
- You're like a bird entranced by sunlight and wind
luôn làm bộ thương chính đôi cánh của mình
always pretending to have wounded your own wings
Tôi thấy bài thơ này trên blog của em Lừng rồi thấy tò mò vậy phải thử dịch. Tìm đến nguồn tôi mới biết Lừng chỉ trích một đoàn trong ba của bài thơ này. Cả ba đoàn được in trong quyển Di Cảo (Nxb Lao Động, 2008).
Đoàn 1 trong blog của Lừng là đoàn viết về mùa thu. Mùa thu luôn luôn là thời tàn phai, xanh thành vàng trước khi mùa đông tới (mùa đông là sự tan rã, vàng thành nấu rồi hư vô). Tôi nghĩ rằng cái mà tàn phai, tan rã trong đoàn bài thơ này là sự ngây thơ, sự ngây thơ của tuổi trẻ và của tin tưởng. Khi còn trẻ và ngây thơ thì không có gì ngăn cản mình, mình được vượt qua mọi thứ. Và mình còn tin ở con người xung quanh mình.
Đã có một cuộc đổi đời - "Chuông đã rung lên trống đã đổ dồn / những bức tượng đã gục ngã / những người mới đã lên đường." Nhưng người mới không khác gì người cũ - cứ "xao xác" rồi chết. Như nghĩa từ điển mặt nạ là "mặt giả, để che giấu mặt thật" (Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2007). Việc gục ngã của những bức tượng có lẽ đã che giấu sự thật.
Các đoàn 2 và 3 không còn nhắc đến chiếc lá của mùa thu. Đoàn 2 là về hai "cái làng" - một làng đẹp (của em) chắc không được tìm lại, một làng khác không tới vì đã mất. Làng mất ấy chỉ có thân thể / đường chỉ của "em" dẫn đường, chỉ đường.
Đoàn 3 thì các mặt thật, mặt nạ lại xuất hiện nữa. Mặt nạ của diễn viên kịch điệu bộ Marcel Marceau cũng là mặt thật "có gương mặt rất buồn rất cô đơn." Rồi có "người đùa bỡn." Có lẽ tác giả thấy những người đùa bỡn"đau đớn mệt nhoài kiệt sức" xung quanh mình. Hay có lẽ người đeo mặt nạ này là chính mình? Rồi tác giả so mặt nạ này với vỏ ốc. Mặt dù là gánh nặng gây khó khăn cho mình cái vỏ (cái giả vở) cứ cho mình được sống.
Đôi câu cuối rất hay. Trong bài thơ này thì vai trò người em là như một người cứu tinh. Người em là người từng đi làng hoa hồng, là người có đường chỉ trên bàn tay. Dù không cứu tác giả (anh ấy) đây không phải là lỗi của em. Còn ở cuối thơ người em này có phương pháp để tự cứu mình là "làm bộ thương chính đôi cánh mình." Cái đó cũng là trò của nhiều chim sống ở thiên nhiên là làm lở như mình bị thương để dã thú theo mình và không tìm đến các con mình trong ổ. Đây cũng là mặt nạ - một mặt nạ để tự cứu mình và những người yếu hơn mình.
Con người bé nhỏ
Someone small
trong thành phố không màu
in a drab town
trước một chiếc cầu
in front of a bridge
không thể đi qua
that cannot be crossed
Cuộc hẹn hò
A rendezvous
trong niềm mơ ước cũ
from a dream long ago
Chuông đã rung lên trống đã đổ dồn
Bells rang, drum beats massed
những bức tượng đã gục ngã
statues fell down
những người mới đã lên đường
new people took to the streets
Xao xác lá vàng
Noisome golden leaves
những mặt nạ của mùa thu
masks of autumn
đã chết
have died
Con rối trong tủ kính
A puppet in the cupboard
con chuột bằng bìa xanh
a mouse fashioned from a cover
những đôi mắt trẻ con
childish eyes
đã rơi vào quên lãng
have fallen into oblivion
chỉ còn vầng trăng nhọn
a sickle moon is all that's left
sáng bên trời không nguôi
illuminating the heavens, unussuaged
Nỗi buồn của tôi, tình yêu của tôi
My sadness, my love
như những chiếc lá không lời
wordless leaves
rụng xuống.
tumbling down
II
Có một cái làng
There was a village
em đã đi qua
you passed through
cái làng đầy hoa hồng
a village full of roses
cheo leo bên sườn núi
perched at a mountain's edge
chìm trong cây trong khói khuất trong mưa
buried in forest, in mist, hidden in rain
tôi cũng có một cái làng
I also have a village
không bao giờ tới được
that I'll never come to
khi em mở bàn tay
when you open your hands
những đường chỉ xa xôi
distant lines of your palms
run run định mệnh
trembling at fate
những đường chỉ mơ hồ lẩn khuất
vague lines, concealed
dẫn anh về một cái làng xưa
guide me to a village of long ago
đã mất
that's gone
III
- Anh có nhớ Macxen Macsô
Do I remember Marcel Marceau
cái ông hề tóc bạc
the gray haired comedian
có gương mặt rất buồn rất cô đơn?
with the sad and lonely face?
anh có nhớ một người đùa bỡn
Do I remember a jester
với cái mặt nạ cười
with a grinning mask
rồi không sao cởi được
that he couldn't remove
đau đớn mệt nhoài kiệt sức
sorrowful, exhausted, atrophied
tuyệt vọng ôm vai, cái mặt vẫn cười?
despondently clasping his shoulders, his face still smiling?
anh có trông con ốc
I've kept watched a snail
suốt đời mang cái vỏ của mình
all its life it bore a shell
nhưng cất đi gánh nặng trên lưng
but remove the heavy load on its shoulders
nó cũng không sống nữa?
would it live any more?
- Em như con chim say nắng gió
- You're like a bird entranced by sunlight and wind
luôn làm bộ thương chính đôi cánh của mình
always pretending to have wounded your own wings
Tôi thấy bài thơ này trên blog của em Lừng rồi thấy tò mò vậy phải thử dịch. Tìm đến nguồn tôi mới biết Lừng chỉ trích một đoàn trong ba của bài thơ này. Cả ba đoàn được in trong quyển Di Cảo (Nxb Lao Động, 2008).
Đoàn 1 trong blog của Lừng là đoàn viết về mùa thu. Mùa thu luôn luôn là thời tàn phai, xanh thành vàng trước khi mùa đông tới (mùa đông là sự tan rã, vàng thành nấu rồi hư vô). Tôi nghĩ rằng cái mà tàn phai, tan rã trong đoàn bài thơ này là sự ngây thơ, sự ngây thơ của tuổi trẻ và của tin tưởng. Khi còn trẻ và ngây thơ thì không có gì ngăn cản mình, mình được vượt qua mọi thứ. Và mình còn tin ở con người xung quanh mình.
Đã có một cuộc đổi đời - "Chuông đã rung lên trống đã đổ dồn / những bức tượng đã gục ngã / những người mới đã lên đường." Nhưng người mới không khác gì người cũ - cứ "xao xác" rồi chết. Như nghĩa từ điển mặt nạ là "mặt giả, để che giấu mặt thật" (Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2007). Việc gục ngã của những bức tượng có lẽ đã che giấu sự thật.
Các đoàn 2 và 3 không còn nhắc đến chiếc lá của mùa thu. Đoàn 2 là về hai "cái làng" - một làng đẹp (của em) chắc không được tìm lại, một làng khác không tới vì đã mất. Làng mất ấy chỉ có thân thể / đường chỉ của "em" dẫn đường, chỉ đường.
Đoàn 3 thì các mặt thật, mặt nạ lại xuất hiện nữa. Mặt nạ của diễn viên kịch điệu bộ Marcel Marceau cũng là mặt thật "có gương mặt rất buồn rất cô đơn." Rồi có "người đùa bỡn." Có lẽ tác giả thấy những người đùa bỡn"đau đớn mệt nhoài kiệt sức" xung quanh mình. Hay có lẽ người đeo mặt nạ này là chính mình? Rồi tác giả so mặt nạ này với vỏ ốc. Mặt dù là gánh nặng gây khó khăn cho mình cái vỏ (cái giả vở) cứ cho mình được sống.
Đôi câu cuối rất hay. Trong bài thơ này thì vai trò người em là như một người cứu tinh. Người em là người từng đi làng hoa hồng, là người có đường chỉ trên bàn tay. Dù không cứu tác giả (anh ấy) đây không phải là lỗi của em. Còn ở cuối thơ người em này có phương pháp để tự cứu mình là "làm bộ thương chính đôi cánh mình." Cái đó cũng là trò của nhiều chim sống ở thiên nhiên là làm lở như mình bị thương để dã thú theo mình và không tìm đến các con mình trong ổ. Đây cũng là mặt nạ - một mặt nạ để tự cứu mình và những người yếu hơn mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)