Thế hệ tôi, phút chốc vui phút chốc buồn, cười một mình khóc cũng một mình
My generation, one moment we're happy, suddenly the next we're sad, laughing alone just like we cry
Thừa nhiệt tình thiếu niềm tin giàu hy vọng nhưng nghèo hoài bão
Plenty of fervor, lacking faith, rich in hopes but poor in ambition
[Mơ ngày dài] Bỏ đêm sau hát lời ca nguyền tù túng
[Long dreams] Casting away night after singing songs cursing the jam we're in
Anh chị tôi, nghèo tiếng cười nghèo câu ca, nghèo chút nắng qua cơn mê dài
My brothers and sisters, poor in laughter poor in song, poor in sunlight to get past this long enchantment
Nghèo giấc ngủ nghèo cả bình minh giàu nỗi buồn đêm ngày chinh chiến
Poor in slumber, lacking a dawn, rich in the sadness of days and nights of war
Nghèo tất cả trừ tiền ra
Poor in every thing but money
Ôi nghèo tất cả trừ tiền ra
Oh poor in every thing but money
Này trái tim đang dần hoá đá, và làm ra người máy biết yêu
And our hearts are turning to stone, and becoming mechanical people who know love
Này trái tim mang đầy nghi vấn, và tìm nhau từ trong giấc mơ
And our hearts are full of doubts, and we look for one another in dreams
Anh tôi nghèo chị tôi nghèo tôi nghèo
My brother, poor, my sister, poor, I'm poor
Nghèo một lòng tin
Poor in faith
Còn trái tim mang đầy hơi ấm, trời sinh từ trong tối tăm
And our hearts are full of warmth, heaven gave birth to them in darkness
Còn trái tim mang đầy khát cháy, lòng hồn nhiên làm nên giấc mơ
And our hearts are full of burning hunger, simple hearts making a dream
Lúc viết về
nhạc blues Việt cách đây vài tháng tôi chưa biết đến ca khúc này. Nghe bài "Nghèo" tôi thấy khó không nhắc đến bài "Trần trụi" của Trần Tiến. Song "Nghèo" ra đời trong hoàn cảnh xã hội khác. Thời "Trần trụi" nghèo hơn hiện nay, nhưng Trần Tiến có thể nhắc đến cái lý tưởng, cái tình đoàn kết của thời chiến. Thế hệ Trần Tiến lớn lên trong một thời vĩ đại. Thế hệ Lê Cát Trọng Lý được "sinh từ trong tối tăm." Dù "thiếu bình minh" thế hệ này không phải là thiếu lý tưởng - họ "thừa nhiệt tình" nhưng họ "thiếu niềm tin."
Câu "giàu nỗi buồn đêm ngày chinh chiến" thì không rõ lập trường (như cơ chế văn hóa ở Viêt Nam hay nói). Có lẽ tác giả muốn nói đến hậu quả của hơn 30 năm chiến tranh (trong một nước Việt không biết chiến tranh cả đời của tác giả)? Nhưng thời chiến tranh chiếm một tầm ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Việt Nam. Các cụ làm cách mạng, rồi thế hệ các ông, bà, bác đánh Mỹ cứu nước. Thế hệ cha mẹ thì xây dựng xã hội chủ nghĩa? Nhưng các thế hệ 8x, 9x làm gì? Có lẽ đơn giản nhất là tiêu tiền ("tiền ra"). Như các thế hệ trước, thế hệ này được nhà nước động viên liên miên. Nhưng để làm gì - để không hề quen sự huy hoàng của thế hệ trước đã hy sinh rất nhiều để xây nên nước Việt của thời này. Như thế có phải đủ cho các "trái tim mang đầy khát cháy"?
Bài ca này cũng tương tự bài thơ
"Phương xa" của Vũ Hoàng Chương - hai tác giả đều mô tả nỗi xa lánh. Nhưng so hai câu này:
Ðời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Lòng hồn nhiên làm nên giấc mơ
Vũ Hoàng Chương đợi cơn gió để theo, nhưng Lê Cát Trọng Lý đòi nhiều hơn. Cô muốn tìm chỗ để đứng lên, để "mơ" dù thừa nhận rằng chưa tìm được chỗ đứng lên ấy. Có lẽ nghĩa là chưa tìm một lý tưởng xứng đáng với thời cuộc của mình và rút cuộc vẫn cảm thấy "nghèo một lòng tin." Nhưng hình như cô đã được phản ánh ít nhiều thực tế của hiện nay. Như blogger "Trải nghiệm và sống" viêt: "
Nghe bài này của Lý mà thấy thấm, cũng như mình đọc được một bài báo gần đây: chúng ta đang giàu lên nhưng ngày càng vô cảm!"