Ai có về bên bến sông, nhắn người duyên dáng tôi thương, bao ngày ôm mối tơ vương.
Whoever returns to Tương river send word to the charming one I love, who I've held close to my heart for so long.
Tháng với ngày mờ nhuốm đau thương, tâm hồn mơ bóng em luôn, mong vài lời em ngập hương.
The days and months fade colored by pain, my soul dreams of you always, waits for a few words from you flooded with fragrance.
Thu nay về vương áng thê lương, vắng người duyên dáng tôi thương, mối tình tôi vẫn cô đơn.
Upon autumn's return a sad glow lingers, absent the charming one I love my feelings are still alone.
Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em, mơ hoài hình bóng không quên, hương tình mộng say dịu êm.
Far, far away I reluctantly long for you, dream always of an unforgettable visage, love's fragrance, impassioned and gentle.
Bao ngày qua.
So many days passed.
Thu lại về mang sầu tới.
Autumn returned, bringing sorrow.
Nàng say tình mới hồn tôi tơi bời, nhìn hoa cười đón mừng vui duyên nàng, tình thơ ngây từ đây nát tan
She's impassioned with a new love, my soul falls to pieces, watching a thousand laughing flowers celebrating her true love and happiness, innocent love is shattered from now on.
Hoa ơi!
Oh flowers!
Thôi ngưng cười đùa lả lơi.
Stop that saucy joking and laughter.
Cùng tôi buồn đắm đừng vui chi tình đầy bao ngày thắm dày xéo tâm hồn này, lệ sầu hoen ý thu.
Come be carried away by sadness with, love, don't be glad, so many intense days yet trampled, tears stained autumn's plans
Ai có về bên bến sông Tương, nhắn người duyên dáng tôi thương, sao đành nỡ dứt tơ vương.
Whoever returns to Tương river, send word to the charming one I love, how can I stand this breaking off
Ôi duyên hờ từ nay bơ vơ.
Oh, fleeting love, helpless from now on.
Dây tình tôi nắn cung tơ, rút lòng sầu trách người mơ
My love tunes the silk strings that tug at a sad heart that still blames the dreamer.
Thông Đạt là một tên bút của nhạc sĩ Văn Giảng (tức Ngô Văn Giảng) hiện sống ở Úc. Dù sáng tác năm 1949 (theo lời nói của tác giả) bài ca này mới được phổ biến vài năm sau do ca sĩ / nhạc sĩ hát trên Đài Pháp Á. "Ai về sông Tương" mới được xuất năm 1953 do Tinh Hoa ở Huế. Ông Văn Giảng cũng kể cho tôi nghe (tôi được gặp ông cách đây 7 năm) rằng sông Tương không phải một dòng sông cụ thể.
Trên bản nhạc có nhịp đi "blues." Bài này không có cấu trúc blues và chỉ có vài nét tiết tấu với một ít chất blues. Lúc ông sáng tác thì blues cũng đã thành một màu sắc của nhạc jazz, thuở mà nhạc jazz là một ca nhạc phổ thông. Tôi cũng nghĩ rằng blues cũng có ý nghĩa là tự sự - tự sự về tâm trạng của mình. Dù gọi là blues thì bài ca này cũng xa với các bài slow khác ở Việt Nam trong cái giai đoạn gọi là tiền chiến.
Tôi thu Lộc Vàng hát bài "Ai về sông Tương" ở Hà Nội năm 2007.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
cảm ơn tác giả
Cam on su chia se chi tiet cua tac gia.
Đăng nhận xét