Trần Đình, "Khúc tráng ca “Cùng nhau đi Hồng binh”" Người cao tuổi (23 tháng 9 2008).
“Cùng nhau đi hồng binh/ Đồng tâm ta đều bước/ Đừng cho quân thù thoát/ Ta quyết chí hi sinh/ Nào anh em nghèo đâu/ Liều thân cho đời sống/ Mong thế giới đại đồng tiến lên quân Hồng...”. Đã bao năm rồi, khúc tráng ca của cố nhạc sĩ, liệt sĩ Đinh Nhu vẫn rền vang âm hưởng hào hùng của một thời đấu tranh cách mạng, như ngọn lửa không bao giờ tắt trong trái tim những người con đất Việt.
"Together we go red soldiers / With one heart we step / Don't let the enemy escape / We're resolved to sacrifice / Come, where are you poor brothers / Risk your yourselves for life / Hope for an egalitarian world advance Red troops...". For many years, the manly song of the deceased composer and martyr Đinh Nhu continues to be the reverberation and resonance of a time of revolutionary struggle, like an inextinguishable flame in the hearts of the people of the Vietnamese land.
Cố nhạc sĩ, liệt sĩ Đinh Nhu, sinh năm 1910 trong một gia đình nghèo sống bằng nghề bán hoa tươi ở Hải Phòng. Từ khi còn là học sinh tiểu học, trung học, Đinh Nhu đã tỏ ra có năng khiếu và say mê sân khấu, âm nhạc. Vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải thôi học và bắt đầu hoạt động cách mạng. Năm 1927 Đinh Nhu tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến cuối 1929 ông bị giặc Pháp bắt giam tại Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, sau đó bị kết án chung thân, đày ra Côn Đảo. Thời gian ở trong tù ông dạy hát cho các tù nhân khác và bài “Cùng nhau đi Hồng binh” ra đời thời kì đó. Đây là giai đoạn chính quyền Xô Viết được thành lập ở Nghệ Tĩnh (1930-1931), công nhân, nông dân nghèo đã xuống đường biểu tình, tuần hành chống chính sách sưu thuế hà khắc của thực dân, phong kiến, mà nòng cốt là các đội xích vệ. Ý thức giai cấp, sự liên kết của những người lao động nghèo khổ làm nên một sức mạnh to lớn, tạo nên cảm hứng cho nhạc sĩ Đinh Nhu. Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc, không khí hào hùng của Xô Viết Nghệ Tĩnh chính là nội dung tư tưởng, cơ sở hiện thực của bài hát “Cùng nhau đi Hồng binh”. Bài hát được thể hiện với âm hưởng mạnh mẽ của thể loại hành khúc với những giai điệu, tiết tấu như tiếng kèn xung trận, rất hiện đại nhưng cũng rất gần gũi với âm nhạc dân gian. Bởi vậy ngay từ khi ra đời “Cùng nhau đi Hồng binh” đã được đông đảo quần chúng và các chiến sĩ cách mạng đón nhận với một tình cảm đặc biệt, góp phần khơi dậy ngọn lửa nhiệt tình cách mạng trong trái tim mỗi người con đất Việt. “Cùng nhau đi hồng binh” được coi là bài hát tân nhạc đầu tiên của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
The late composer and martyr Đinh Nhu was born in 1910 to a poor family that earned its living selling flowers in Hải Phòng. From the time that he was an elementary and middle school student, Đinh Nhu demonstrated an aptitude for the stage and music. Because of family circumstances he had to give up his studies and begin his revolutionary activity. In 1927 he participated in the Vietnamese Youth Revolutionary Comradeship Society. At the end of 1929 he was imprisoned in Hỏa Lò prison in Hà Nội, and was later given a life sentence and exiled to Côn Đảo. While imprisoned he taught singing to the other prisoners and the song "Together we go Red soldiers" was created during that time. This was the time that the Nghệ Tĩnh Soviet regime (1930-1931) was established, poor workers and peasants hit the road to protest and parade in opposition to the colonist's and feudalist's draconian taxation policy, the grass roots were the militias. The class consciousness and unity of the wretched workers achieved a powerful strength, produced an inspiration for the composer Đinh Nhu. According to musical researchers, it was just that heroic atmosphere of the Nghệ Tĩnh Soviet that was the ideological subject matter, the basis of realizing the song "Together we go Red soldiers." The song reflected the strong influence of the march form with melodies and rhythms like bugle charges to the battlefield, very up-to-date but also very close to traditional music. Because of that, since its birth, "Together we go Red soldiers" has been bestowed a special affection by the great mass of the public and revolutionary warriors a special affection, contributing to the rising zeal of the flame of revolutionary spirit to every child of the Vietnamese land. "Together we go Red soldiers" is seen the first new music song of Vietnam revolutionary music.
Năm 1936, Đinh Nhu được tha, trở về Hải Phòng và tiếp tục hoạt động cách mạng. Được một thời gian, ông cùng em trai là Đinh Hoạt lại bị bắt và đưa về giam ở căng Bắc Mê, rồi chuyển đến căng Nghĩa Lộ. Lúc này các sự kiện cách mạng nổ ra dồn dập. Ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp hoang mang lo sợ. Chiều ngày 12-3-1945 đồn trưởng cho mời đại diện tù chính trị đến bàn cách hợp tác chống Nhật. Song do muốn kiềm chế sức mạnh của các chiến sĩ cách mạng nên chúng không đồng ý thả anh em tù chính trị ra, bởi vậy cuộc thương thuyết thất bại. Trước không khí sục sôi của phong trào cách mạng, anh em tù chính trị đều mong muốn được thoát khỏi nhà tù để trực tiếp hoạt động. Trước tình hình đó, ngay đêm hôm ấy chi bộ nhà tù tổ chức họp và nhất trí khởi nghĩa chiếm căng vào đêm 15-3-1945. Song do nhân mối cài trong hàng ngũ địch bất ngờ bị điều đi nơi khác, nên chi bộ quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa đến đêm 18-3. Không khí trong nhà tù lúc này như quả bóng bị bơm căng, bất kì lúc nào cũng có thể nổ vỡ. Chiều 17-3-1945, tên phó sứ Yên Bái vào thăm căng, khi hắn đến giữa nhà, anh em đứng gần vùng dậy quật ngã và khống chế hắn. Quân giặc nổ súng thẳng vào anh em tù chính trị, nhiều anh em hi sinh, một số chạy thoát và tìm được về khu căn cứ. Trong chín liệt sĩ hi sinh ấy có nhạc sĩ Đinh Nhu. Tuy cuộc nổi dậy của các chiến sĩ không thành nhưng cũng làm cho quân giặc thêm hoang mang, lo sợ, đồng thời cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng cho các chiến sĩ cách mạng và nhân dân các dân tộc trong vùng.
In 1936, Đinh Nhu was released, returned to Hải Phòng and continued his revolutionary activity. After a time, he along with his young brother, Đinh Hoạt, were recaptured and sent to Bắc Mê camp, then transferred to Nghĩa Lộ camp. At that time revolutionary events burst out in succession. On March 9, 1945 when the Japanese overthrew the French, the French were terrified. The afternoon of March 12, 1945 the post commander allow representatives from the political prisoners to be asked to discuss working together against the Japanese. However, because they held the strength of the revolutionary warriors in check, they didn't agree to release the political prisoner brothers, so the negotiations failed. Anticipating the boiling atmosphere of the revolutionary movement, the brother political prisoners wanted to escape from prison to continue their activities. Anticipating those circumstances, on exactly that evening the prison committee organized a meeting and agreed on an uprising to seize the camp on the evening of March 15, 1945. However, because the plant in the enemy ranks unexpectedly was ordered elsewhere, the committee decided to postpone the uprising until the night of March 18. The atmosphere in the prison at that moment was pumped up, at any moment it could have exploded. On the evening of March 17, 1945, the scoundrel deputy resident from Yên Bái visited the post, as he approached the building the brothers stood close, arose, lashed him down and restrained him. The enemy troops opened fire directly into the brother political prisoners, many of them were sacrificed, some escaped and found their way to the base region. Among these nine martyrs was the composer Đinh Nhu. Although the warriors' uprising was unsuccessful it terrified the enemy troops even more, at the same time it stimulated the revolutionary fighting spirit of revolutionary warriors and all the peoples of the region.
Ngày nay, khu tưởng niệm chín liệt sĩ tại thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái được xây dựng trong quần thể khu di tích căng đồn Nghĩa Lộ, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Bà con các dân tộc Nghĩa Lộ và du khách thường xuyên đến thăm viếng, ôn lại một thời cách mạng oanh liệt của cha ông. Nhiều trường học trong khu vực tổ chức lễ kết nạp Đội, Đoàn cho các em học sinh tại nơi đây, khúc tráng ca bất hủ được các em hát lên bằng tất cả lòng nhiệt tình cách mạng của thế hệ trẻ và lòng biết ơn với các liệt sĩ đã ngã xuống cho quê hương đất nước: “Cùng nhau đi Hồng binh/ Đồng tâm ta đều bước...”.
Today, a memorial area for the nine martyrs at Nghĩa Lộ town, Yên Bái that has been built in the monument at the Nghĩa Lộ post complex is ranked among the national, historical monuments. Our kinsmen among the nationalities of Nghĩa Lộ and tourists continually visit, to review a revolutionary time of their forbears. Many schools in the area organize ceremonies for admission to student teams and squads at this place, the immortal manly song that they raise their voice with full revolutionary spirit of the young generation and hearts of thanks to the martyrs who have fallen for the homeland and country: "Together we go red soldiers / With one heart we step"
Trong bài "The West's Songs, Our Songs..." (tạp chí Asian Music Fall/Winter 2003-4) tôi đã viết: "Đinh Nhu (1910-1945) assumes an important position in the hagiography of Vietnamese revolutionary music." Nguyễn Trương Quý dịch đúng đại khái: "Đinh Nhu (1910-1945) được coi như một người có địa vị công đầu của âm nhạc cách mạng Việt Nam." Nếu dịch từng chữ thì nghĩa là "Đinh Nhu được mang địa vị quang trọng trong việc vị thánh hóa tiểu sử của nền nhạc cách mạng Việt Nam."
Bài viết của Trần Đình ở trên và bản dịch của Quý đều có chữ "được coi là" khi nói về sự nghiệp âm nhạc của Đinh Nhu. "Được coi là" có nghĩa là đánh giá là đúng dù thiếu đủ chứng cớ để biết chính xác. Nói đến năm ra đời của Đinh Nhu thì cũng thiếu chứng cớ - tôi đã viết là năm 1910 theo bài của Lê Đình Vượng, “Người chiến sĩ viết bài ca ‘Cùng nhau đi hồng binh’,” Hà Nội mới (3 tháng 2 2003). Nhưng chưa chắc ông Vượng biết đúng. Theo bài của Ngọc Bái ("Điều ít biết về tác giả "Cùng nhau đi hồng binh,") thì trên tấm bia tôn danh Đinh Nhu ở Nghĩa Lộ được ghi thông tin "Liệt sĩ Đinh Nhu, 42 tuổi, dân tộc Kinh, quê quán Hải Phòng, hy sinh 17/3/1945." Nghĩa là Đinh Nhu sinh năm 1904-6 gì đó.
Việc xác định năm sinh của Đinh Nhu không quan trọng lắm. Nhưng việc này cũng chứng minh rằng thông tin về đời và sự nghiệp của Đinh Nhu rất là mịt mù. Các bài tiểu sử được in trên những tờ báo, tạp chí phổ thông như Hà Nội mới, Người cao tuổi và Nông nghiệp Việt Nam không cho biết nguồn thông tin tiêu sử. Theo bài báo năm 2003 của Lê Đình Vượng thì bố của Đinh Nhu làm quan chức, theo bài của Trần Đình viết năm 2008 thì bố mẹ Đinh Nhu theo nghề bán hoa.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét